Người Mỹ trải nghiệm kỷ nguyên Soyuz
Sau khi Mỹ cất tàu con thoi vào kho thì có vô số tàu vũ trụ Soyuz của Nga để lấp chỗ trống. Nếu tàu con thoi là ghế hạng thương nhân, tàu Apollo kiểu cũ là ghế hạng tiết kiệm thì Soyuz hơi giống như ngồi trong khoang bánh máy bay và bay một mạch từ bờ Đông sang bờ Tây nước Mỹ, mặc dù cái khoang bánh đó có một hồ sơ về độ an toàn tương đối tốt – ít nhất là gần đây.
Phải chăng như vậy là chúng ta có thể kết thúc mọi chuyện ở đây, gác chúng lại, chuyển sang những công việc mới? Chưa chắc: dù tạm chưa đặt ra câu hỏi có hay không hoặc bao giờ thì tàu con thoi của Mỹ mới lại đưa người vào không gian, thì vẫn còn một vấn đề nhỏ với Trạm Không gian Quốc tế (ISS) mà chúng ta vẫn đang để lại trên quỹ đạo. Đây là một công trình khổng lồ dài tới 109 m – bằng một sân bóng bầu dục cộng với khu cấm địa, cộng thêm 12 thước Anh nữa (mỗi thước Anh bằng 0,91 m). Nó có thể tích 360m3 và được dự kiến sẽ còn hoạt động thêm một thập kỷ nữa. Và lại còn cả phi hành đoàn sáu người đang ở trên đó và có lẽ sẽ tới ngày nào đó họ muốn về nhà.
Cất tàu con thoi vào kho thì cũng được thôi, nhưng chuyện đó gần giống như nước Mỹ mở một lữ quán trên quỹ đạo rồi tống hết xe đò vào bãi rác trong khi người ta cần xe để đưa lữ khách đến và đi. Và với ít nhất 10 phi hành đoàn, mỗi đoàn ba người, đang chờ đến lượt lên ISS trong vài năm tới, người ta sẽ rất nhớ những chiếc xe buýt không gian đó. Điều may mắn (hay không may?!) là: có vô số tàu vũ trụ Soyuz(1) của Nga để lấp chỗ trống. Nếu tàu con thoi là ghế hạng thương nhân, tàu Apollo kiểu cũ là ghế hạng tiết kiệm thì Soyuz hơi giống như ngồi trong khoang bánh máy bay và bay một mạch từ bờ Đông sang bờ Tây nước Mỹ, mặc dù cái khoang bánh đó có một hồ sơ về độ an toàn tương đối tốt – ít nhất là gần đây.
Tàu Soyuz đầu tiên được phóng vào ngày 23 tháng 4 năm 1967, đưa nhà du hành Vladimir Komarov vào không gian. Nhiệm vụ cũng kết thúc vào ngày 23 tháng 4 năm 1967 và, đáng buồn thay, cả mạng sống của Komarov cũng thế, sau khi gặp phải hàng loạt sự cố trong quỹ đạo và phải trở lại khí quyển khẩn cấp. Cuộc hạ cánh tương đối bình thường nhưng dù không mở khiến cho chiếc Soyuz gây ra cái mà các kỹ sư gọi là “hạ cánh kiểu oanh tạc”, một chuyến trở về Trái đất nguy hiểm hệt như tên của nó.
Mọi chuyện sai đó được cải thiện, và tám thế hệ tàu Soyuz, trong hơn bốn thập kỷ qua, đã phục vụ tận tụy các chương trình đưa người lên không gian của Liên Xô và nay là của Liên bang Nga. Nhưng an toàn không nhất thiết phải đồng nghĩa với tiện nghi, và Soyuz không lãng phí tiền bạc vào những thứ rườm rà.
Tàu con thoi (của Mỹ) có thể chứa sáu phi hành gia và có không gian rộng rãi, thoải mái lên tới 71,5m3. Soyuz chứa ba người trong 4m3. Đành rằng sẽ không công bằng khi đem một phi thuyền không gian có thể tái sử dụng nhiều lần, so sánh với một cái khoang hình tròn nhỏ chỉ dùng một lần (xem ảnh), nhưng ngay cả khoang tàu Apollo cũng còn đạt tới 6m3. Các phi hành gia bay trên Soyuz phải ngồi trong tư thế đầu gối gần như sát ngực và phải giữ như vậy hầu như suốt chuyến bay.
Khoang đổ bộ của tàu vũ trụ Soyuz, tiếng Nga gọi tắt là “SA”, là thành phần duy nhất của con tàu trở lại mặt đất sau chuyến bay vào không gian. Nó có từ hai tới ba ghế mềm để các nhà du hành ngồi tựa vào trong suốt thời gian khi nâng độ cao, hạ độ cao, và hạ cánh. Các ghế được đặt đối điện bảng điều khiển dùng cho mọi hoạt động thiết yếu. Khoang đổ bộ có chứa hệ thống hỗ trợ sự sống, ắc quy dùng khi hạ độ cao, dù chính, dù thứ cấp, và động cơ phục vụ hạ cánh. Khoang đổ bộ cũng được trang bị tám động cơ đẩy nhỏ nhằm duy trì trạng thái cân bằng, chỉ dùng khi hạ độ cao. Chúng được chạy bằng hydro peroxyt. Những động cơ đẩy này thường thoái hóa qua thời gian, vì vậy tàu Soyuz không thể nào duy trì lâu dài trên quỹ đạo. Khoang đổ bộ cũng được trang bị một hệ thống hướng dẫn, định vị, và điều khiển độc lập với tàu mẹ. |
“Tôi không to cao nên tôi ngồi rất vừa,” phi hành gia Nhật Bản Koichi Wakata, người vừa mới bay lên ISS bằng Soyuz và sẽ trở về vào năm 2014, nói. “Có lần chúng tôi đã chui vào Soyuz và bay một vòng quanh trạm để đỗ vào một cổng khác. Rất thú vị. Ngồi rất ấm cúng.”
Những cải tiến gần đây đã giúp Soyuz thoải mái hơn một chút với những người to lớn hơn Wakata. Cái giới hạn bạn phải nhỏ con hơn mức này thì mới được bay trước đây là 183 cm và 85 kg. Thiết kế sửa đổi đã giúp nâng các con số này lên 190 cm và 95 kg.
Nhưng dù kích cỡ của những người trên tàu ra sao thì bay vào bầu khí quyển, chứ không phải bay ra, mới là điều mà các phi hành gia đã quen với tiện nghi tàu con thoi phải bận tâm nhất. Một chiếc tàu con thoi khi vào bầu khí quyển sẽ bật động cơ, giảm tốc và nghiêng phần bụng xuống trước, rồi hạ cánh trên đường băng như máy bay. Chuyến bay có thể không êm ả nhưng dù sao phi hành đoàn còn được ngồi thẳng lưng trong suốt hành trình.
Với Soyuz, mọi thứ có vẻ hơi… thể thao hơn. Sau khi tàu vũ trụ tách khỏi ISS, chỉ huy phi đoàn sẽ khởi động máy, và tháo bỏ module lắp ghép ở sau khoang phi hành đoàn cùng với module động cơ nối liền sau đó. Chiếc khoang hình tròn nhỏ sẽ bắn vào khí quyển, chạm vào lớp khí đầu tiên ở độ cao 122 km. Nó sẽ rơi với tốc độ 792 km/h và khi đến độ cao thông thường của máy bay vận tải thì dù nhỏ sẽ bật ra. Dù chính cũng sẽ bung sau đó không lâu, và khi chỉ cách mặt đất khoảng 1 m thì ba động cơ nhỏ sẽ bật để “phanh” khoang đổ bộ lại một chút. Hơn nữa, màn hạ cánh này lại là một pha… cắm đầu xuống đất chứ không phải rơi xuống biển. Ngoài ra, cũng đừng quên rằng trong phần lớn thời gian của chuyến bay trở về, khoang đổ bộ sẽ phải xoay tròn để giữ cân bằng.
Vậy, bạn có còn muốn trở thành phi hành gia khi lớn lên không?
Trên thực tế thì vẫn còn rất nhiều người muốn, tất nhiên rồi – đấy là chưa kể đến tất cả những người từng bay, dù là trên tàu con thoi hay trên Soyuz, đang nóng lòng muốn trở lại không gian. Ngày nay, ai cũng biết rằng chương trình đưa người lên không gian của NASA đang là một mớ bòng bong – không có một định hướng rõ ràng nào cho việc thám hiểm sâu trong không gian và thậm chí cũng chẳng có thỏa thuận nào cho những con tàu đưa người lên quỹ đạo thấp. NASA hiện đang xây dựng tàu Orion – một kiểu tàu Apollo ngoại cỡ, chủ yếu là để phục vụ việc thám hiểm vũ trụ. Trong khi đó, các công ty tư nhân như SpaceX, do người phát minh ra PayPal Elon Musk sáng lập, đang quyết liệt đầu tư cho việc kinh doanh chế tạo tàu con thoi đưa người lên quỹ đạo thấp. Nếu những con tàu này được đưa vào sản xuất rồi sử dụng thì những cuộc phóng tàu ở Mỹ có thể sẽ lại xuất hiện thường xuyên – và thậm chí tiện nghi nữa.
Nhưng từ nay tới lúc đó, hãy thắt chặt dây an toàn: sẽ xóc đấy!
Một số thông số kỹ thuật về khoang đổ bộ của Soyuz:
Khối lượng |
2900 kilogram |
Chiều dài |
2,1 m |
Đường kính |
2,2 m |
Đường kính cửa ra vào |
700 millimet |
Thể tích sinh hoạt |
4 met khối |
Tải trọng |
50 kilogram cùng ba phi hành gia, hoặc: 150 kilogram cùng hai phi hành gia |
(http://www.russianspaceweb.com/soyuz_sa.html)
——-
(1) Có nghĩa là “Liên Hiệp” trong tiếng Nga.