Nguồn gốc của phương pháp truyền dịch
Làm thế nào mà một biện pháp xâm phạm đến da và mạch máu, vi phạm vào sự thiêng liêng của cơ thể con người khi tiêm vào một lít chất ngoại lai trong y tế lại được cho phép? Nguồn gốc của nó là câu trả lời nằm trong quá trình tìm kiếm của loài người nhằm đối phó với một loại vi khuẩn tai tiếng đã gây ra chứng tiêu chảy liên tục và những cơn sốc chết người: vi khuẩn dịch tả.
Biểu hiện của bệnh nhân dịch tả.
Truyền vào tĩnh mạch với một lít dung dịch nước muối hoặc các chất cần thiết là một phương pháp điều trị chuẩn trong các phòng khám và bệnh viện. Đây là một phương pháp điều trị rất phổ biến ngày nay, một công cụ thông thường có thể giúp giảm bớt những điều kiện chữa trị phức tạp.
Hồi sức bằng cách truyền dịch vào tĩnh mạch dựa trên nguyên tắc bổ sung thêm những chất dịch quý giá của cơ thể thông qua dẫn truyền trực tiếp qua thành mạch máu, nhưng những quan điểm này đến từ đâu? Làm thế nào mà một biện pháp xâm phạm đến da và mạch máu, vi phạm vào sự thiêng liêng của cơ thể con người khi tiêm vào một lít chất ngoại lai trong y tế lại được cho phép? Nguồn gốc của nó là câu trả lời nằm trong quá trình tìm kiếm của loài người nhằm đối phó với một loại vi khuẩn tai tiếng đã gây ra chứng tiêu chảy liên tục và những cơn sốc chết người: vi khuẩn dịch tả.
Dịch tả là “là dịch bệnh bắt đầu tại những nơi mà có dịch bệnh khác vừa kết thúc, và thường gây tử vong.” Nó đã quét qua thế giới tất cả 7 lần trong những đại dịch lớn và gây tử vong cho hàng triệu sinh mạng. Khi bị nhiễm khuẩn tả Vibrio, nó không đơn giản chỉ tấn công vào thành ruột và gây ra chứng tiêu chảy. Nhiễm độc tố tả khiến cả vùng ruột sẽ giải phóng chất dịch, và các bệnh nhân sẽ bị tiêu chảy nặng và mất 1 lít nước mỗi giờ, sau đó chết trong vài giờ do mất nước và chứng sốc giảm thể tích.
Vào năm 1831, dịch tả tàn phá dữ dội và lan truyền dọc theo các đồng bằng ven sông Hằng của Ấn Độ và nhanh chóng lan sang Trung Quốc, Iran, và Nga trước khi theo đường thương mại vượt qua dãy núi Ural tràn vào Châu Âu. Ở nước Anh, các tàu trở hàng quay trở về từ các điểm nóng như biển Baltic và Đông Nam Á, nơi hơn 23,000 người đã thiệt mạng do dịch bệnh mới. Các con tàu Châu Âu mang theo dịch bệnh vượt biển Đại Tây Dương, từ những nơi đang bị đốt cháy bởi dịch bệnh là Canada và Mỹ, cập vào bờ Đại Tây Dương; và đến tận 2 năm sau thì mới có những tài liệu đầu tiên ở Ấn Độ về loại bệnh này được dịch. Đó là một bệnh dịch chưa từng được ghi nhận kể từ sau nạn dịch hạch, cũng là một dịch bệnh gây ra cái chết nhanh chóng và khiến dân cư tử vong với số lượng cực lớn.
Một bác sĩ trẻ người Ai-len vừa tốt nghiệp trường y vào năm 1831, William Brooke O’Shaughenessy đang có cuộc sống an toàn ở Edinburgh, cách xa tâm chấn của dịch tả. Chàng trai trẻ 22 tuổi bị lôi cuốn bởi những báo cáo về cơn ác mộng này và ông tự tin cho rằng: “Những phương pháp hóa học thực nghiệm mà tôi từng theo đuổi… có thể áp dụng để chữa bệnh.” Dấn thân vào cuộc phiêu lưu và thay một cái tên giả, ông đã đến Sunderland nước Anh để thử sức trong cuộc chiến với dịch tả.
Ở đó ông nhận thấy những cảnh tượng kinh hoàng mà về sau được mô tả bởi những từ: “đột ngột, chết người, ngập tràn, và những cái xác sống.” Vượt qua được nỗi kinh hoàng ban đầu và quay trở lại phân tích cơn đại dịch, ông nhận thấy rằng những nạn nhân của dịch tả thường tỏ ra không có tiến triển trước những điều trị thời bấy giờ ví dụ như: áp dụng trích máu, liệu pháp đỉa (lợi dụng đặc tính hút máu của đỉa để chữa bệnh), sử dụng các chất tẩy mạnh, thuốc gây nôn từ thủy ngân hydrua và thầu dầu đến chất tẩy Drano để làm sạch đường ruột. Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các liệu pháp điều trị này thực ra chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn, khiến cơ thể mất dịch nhiều hơn và thậm chí nhanh chóng tử vong hơn, chúng góp phần vào tỷ lệ tử vong đáng kinh ngạc của dịch tả, khoảng 10 đến 70% người nhiễm bệnh đã chết, sánh ngang với vi khuẩn pestis Yersinia trong đại dịch Black Death.
Sử dụng những hiểu biết của mình về hóa học, O’Shaughnessy kiểm tra máu và phân của bệnh nhân dịch tả, tiến hành đo thô những chất điện giải trong cả hai. Chìa khóa của công việc này là anh quan sát thấy một lượng lớn nước, natri, clorua, và bicacbonat đã bị rút từ máu và mất qua đường phân. Mặc dù những suy luận của anh không nghi ngờ gì sẽ bị coi là thô sơ vào thời đại ngày nay, những kết luận đơn giản và chính xác này sau được minh họa như một đặc điểm của bệnh lý dịch tả. Anh công bố những phát hiện của mình trên tạp chí The Lancet và đề xuất một liệu pháp hoàn toàn đơn giản – bổ sung chính xác những gì đã mất đi ở ruột trực tiếp qua đường tĩnh mạch.
Tiến sĩ Thomas Latta, một bác sĩ đồng nghiệp người Anh, được truyền cảm hứng bởi suy luận của O’Shaughnessy. Chưa đầy hai tháng sau những công bố trên The Lancet, Latta thực hiện liệu pháp hồi sức tĩnh mạch đầu tiên vào tháng 5 năm 1832 với các thiết bị tự chế, dung dịch sử dụng là một chất lỏng nhược trương (nhược trương là tính chất của một môi trường mà nồng độ chất tan nhỏ hơn so với môi trường nội bào) trộn giữa natri, clorua và bicacbonat. Bằng cách tiêm những gì mà ông mô tả như là “một chất phong phú” từ một kim tiêm và một ống bằng bạc, ông đã có thể hồi sinh 8 trong số 25 bệnh nhân mà ông truyền. Latta đã mô tả trường hợp đầu tiên của liệu pháp truyền tĩnh mạch như sau:
Liệu pháp truyền tĩnh mạch là một phương pháp tiến bộ đi trước quá xa thời đại. Trong khi một số nhà lâm sàng đón nhận nó như một phương thuốc mới – một số còn tuyên bố dịch lỏng này giống như một “chất kì diệu và siêu nhiên” có thể hồi sinh cả người chết – nhưng nó bị phản đối rộng rãi bởi các chuyên gia y tế, những người kịch liệt lên án mọi ý định xâm phạm vào sự thiêng liêng của cơ thể con người. Thực tế, với không ít sự mỉa mai, họ tiếp tục chữa trị với đỉa, nuốt muối thủy ngân và làm sạch đường ruột cho những bệnh nhân có đôi mắt trũng sâu của họ. Và kết quả là, có thêm 6 trận dịch tả nội trong thế kỷ 19. Nguyên tắc của O’Shaughnessy dường như bị lãng quên.
Theo tiêu chuẩn của chúng ta ngày nay, đó là một phương pháp hầu như hoàn hảo. Mặc dù phương pháp truyền tĩnh mạch của ông bị phải đối mạnh mẽ trong thời đại đó, ông sẽ được minh oan bởi công đồng y học phát triển say này, những người hiểu rằng dịch tả có thể được điều trị mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh mà đơn giản chỉ cần bù nước. Ngày nay chúng ta điều trị cho bệnh nhân dịch tả bằng các liệu pháp bù nước tương tự kết hợp với bổ sung chất điện giải, thậm chí có thể không thông qua truyền tĩnh mạch mà chỉ cần uống dung dịch. Một bác sĩ đã viết trong hồi ký về điều trị dịch tả như sau: “Sự tương đồng giữa những khuyến cáo về truyền tĩnh mạch của O’Shaughnessy vào năm 1832 và những khuyến cáo của WHO về điều trị dịch tả ngày nay là rất rõ rệt.”
Với những nghiên cứu đột phá của mình trong việc điều trị bệnh tả, O’Shaughnessy là người đã có công thiết lập những nguyên tắc trong điều trị bằng truyền dịch thông qua những quan sát và phân tích cẩn thận về chất dịch cơ thể của bệnh nhân và đề nghị hợp lý về “tính chính xác của sinh lý học.” William Brooke O’Shaughnessy, một nhà hóa học và nghiên cứu chất độc, bằng sự bài bản, từ tốn tiếp cận cơn khủng hoảng y tế với thái độ cân bằng và lý trí của một nhà khoa học thực sự, từ đó đã mở ra một chương mới trong lịch sử và để lại những dấu ấn sâu sắc trong y học giúp giữ lại nhiều mạng sống của những thế hệ sau này.
Phương Thảo dịch