Ra mắt sách “An toàn điện hạt nhân”
An toàn điện hạt nhân là chủ đề nóng ở nước ta trong thời gian gần đây, được đề cập thường xuyên trong những hội thảo quốc gia và quốc tế, được đăng tải liên tục trên các phương tiện truyền thông. Trong khi đó, các sách trình bày cơ sở khoa học về an toàn điện hạt nhân lại thiếu hẳn. Trăn trở với hiện trạng này đã thôi thúc việc biên soạn sách “An toàn điện hạt nhân” được NXB Khoa học kỹ thuật ấn hành1.  Normal 0 false false false /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
Sau thảm họa hạt nhân Fukushima, một số nước dứt khoát từ bỏ điện hạt nhân để phát triển năng lượng tái tạo, trong khi đó nhiều lò phản ứng mới vẫn được xây dựng ở nhiều nước khác. Chủ đề an toàn điện hạt nhân lại tiếp tục chia rẽ thế giới, từ công chúng đến các đảng phái chính trị và ngay cả giới chuyên môn. Đủ thấy an toàn điện hạt nhân là chủ đề khoa học rất phức tạp, rất khó cân đong đo đếm để có thể khẳng định dứt khoát, có hay không. Đây còn là khoa học đa ngành, nơi hội tụ các đỉnh cao từ nhiều khoa học hiện đại sử dụng tối đa các phương tiện tính toán cực mạnh. Do đó, phán xét về an toàn điện hạt nhân không hề đơn giản, không thể theo những tư duy cơ giới hời hợt, và rất dễ bị những tâm thức chủ quan chi phối.
Mỗi lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân chứa trong vùng hoạt hàng tỷ cu ri chất phóng xạ, sản phẩm phân hạch dây chuyền neutron với hạt nhân uranium. Tai nạn điện hạt nhân xảy ra nếu khối phóng xạ này bị tan chảy do nhiệt độ tăng lên quá cao khi phản ứng dây chuyền tăng tốc không kiểm soát được, hoặc do mất nước tải nhiệt. Khi ấy, nhân viên vận hành có thể bị chiếu xạ, nhà máy sẽ bị hư hỏng hoàn toàn, xác phóng xạ phải được canh giữ hàng chục năm, sau đó phải tháo dỡ và chôn cất rất tốn kém. Tệ hại hơn, dân chúng sẽ bị nhiễm xạ, môi trường bị hoang phế một khi chất phóng xạ thoát được ra khỏi nhà lò.
Ở nhiều cấp độ thấp hơn, sự cố điện hạt nhân có thể gây hậu quả về mặt kinh tế xã hội. Đơn giản nhất là lò phản ứng phải ngừng hoạt động do một thông số kỹ thuật nào đó bị lêch lạc, từ đó phát ra tín hiệu dập lò khẩn cấp. Phải mất vài ngày để lò hoạt động trở lại, mà cứ mỗi ngày lò ngưng hoạt động không theo kế hoạch nhà máy mất đi một triệu đô la.
Các sự cố và tai nạn điện hạt nhân thường khởi nguồn từ những sai lệch trong hệ thống công nghệ, sai sót con người và những hiện tượng thiên nhiên cực đoan. Tai nạn càng nghiêm trọng khi các yếu tố này ập đến cùng một lúc, tuy hãn hữu theo lý thuyết xác suất, song lại chính là những kịch bản của ba tai nạn lớn đã từng xảy ra. Công nghệ và thiết bị rất quan trọng, song yếu tố con người bao gồm đội ngũ vận hành, quản lý, hệ thống pháp lý và văn hóa an toàn luôn đóng vai trò quyết định.
An toàn điện hạt nhân không hề được cài đặt sẵn trong công nghệ mà chỉ nên xem là thành tích của đội ngũ, một tổng kết chí lý của nhóm chuyên gia điện hạt nhân đăng trên The Economist nhân dịp tròn một năm thảm họa Fukushima. Ỷ lại vào công nghệ mà thiếu đội ngũ chuyên nghiệp chính là gieo mầm cho điện hạt nhân mất an toàn. Ngược lại, tai nạn điện hạt nhân rất khó xảy ra nếu đất nước sở hữu được một đội ngũ chuyên gia hùng hậu, và đây chính là hiện thực ở hàng trăm lò phản ứng được thiết kế hơn 40 năm trước đây nhưng vẫn được vận hành an toàn ở các nước tiên tiến.
Sách “An toàn điện hạt nhân” được NXB Khoa học kỹ thuật ấn hành
An toàn điện hạt nhân là chủ đề nóng ở nước ta trong thời gian gần đây, được đề cập thường xuyên trong những hội thảo quốc gia và quốc tế, được đăng tải liên tục trên các phương tiện truyền thông. Trong khi đó, các sách trình bày cơ sở khoa học về an toàn điện hạt nhân lại thiếu hẳn. Trăn trở với hiện trạng này đã thôi thúc việc biên soạn sách “An toàn điện hạt nhân” được NXB Khoa học kỹ thuật ấn hành.
Mạch logic bắt đầu từ chương IV, khi bàn đến cấu trúc lò phản ứng năng lượng và cơ chế vật lý dẫn đến tai nạn điện hạt nhân cũng như hậu quả thoát chất phóng xạ ra môi trường (chương V). Không thể hiểu kỹ hai nội dung này nếu không ngược lại lịch sử phát triển vật lý hạt nhân bắt nguồn từ phát minh ra hiện tượng phóng xạ trong khoáng uranium từ đầu thế kỷ 20 (chương I), nguồn gốc phóng xạ trong tự nhiên (chương II) và nền phông phóng xạ nhân tạo còn lưu lại từ các cuộc thử vũ khí hạt nhân ào ạt trong khí quyển hồi đầu thập kỷ 1960 (chương III).
Phân tích an toàn điện hạt nhân theo phương pháp tất định và xác suất (chương VI) là hai phương pháp luận cơ bản trong an toàn điện hạt nhân. Tiếp theo, ba tai nạn Three Mile Island, Chernobyl và Fukushima (chương VII, VIII, IX) được minh họa tương đối chi tiết. Cuối cùng là câu chuyện hậu Fukushima (chương X) trình bày hiện trạng điện hạt nhân trên thế giới và triển vọng của các lò thế hệ mới có khả năng sử dụng phế thải hạt nhân ngay trong lò, và có thể được thương mại hóa trong vài thập kỷ tới.
Sách có thể được sử dụng làm tài liệu tham chiếu trong giảng dạy chuyên ngành hạt nhân ở trương đại học. Những người hoạt động trong ngành, kể cả giới quản lý và hoạch đinh chính sách, có thể tìm thấy ở đây những kiến thức cơ bản, có hệ thống và hữu ích cho công việc của mình. Đặc biệt, sách “An toàn điện hạt nhân” còn hy vọng được làm những chiếc cầu nối trong công nghệ điện hạt nhân đa ngành, giúp chuyên gia thuộc các chuyên môn khác nhanh chóng có được hành trang cần thiết để rẻ sang cống hiến trong lãnh vực điện hạt nhân. Cuối cùng, trong sách vẫn có nhiều chỗ dành cho giới truyền thông thường xuyên tác nghiệp về điện hạt nhân nhưng chưa được trang bị kiến thức nền về chuyên môn này.
Viết sách là đối thoại với người đọc. Đọc sách là đối thoại với tác giả. Từ đây tri thức khoa học sẽ đến với công chúng.
————————————————-
Chú thích:
1. Tác giả Phạm Duy Hiển, sách dày 460 trang, ấn hành vào tháng 5/2015.