Sao Thủy đi qua đĩa Mặt trời

Ngày 8 và 9 tháng 11, những ai yêu thích thiên văn sẽ có dịp quan sát một hiện thượng thiên văn lý thú, sao Thủy đi qua đĩa Mặt trời. Hiện tượng sao Thủy đi qua đĩa Mặt trời xảy ra trong khoảng thời gian 5 giờ đồng hồ. Các nước ở khu vực bắc và nam châu Mỹ có thể quan sát thấy vào trước lúc Mặt trời lặn ngày 8/11. Đối với các nước New Zealand, Australia và viễn đông có thể quan sát thấy ngay sau khi Mặt trời mọc ngày 9/11.

Tuy nhiên, không giống với hiện tượng sao Kim đi qua đĩa Mặt trời có thể quan sát bằng mắt thường với các bộ lọc bảo vệ dùng cho các quan sát  Mặt trời. Sao Thủy thì khác, đường kính góc nhỏ hơn  Mặt trời 194 lần, do vậy, chúng ta chỉ có thể quan sát hiện tượng thiên văn lý thú này với  các kính thiên văn hoặc ống nhòm có độ phóng đại 30 lần trở lên. Tất nhiên, một điều không thể thiếu là cần phải lắp đặt các bộ lọc bảo vệ dành cho các quan sát Mặt trời. Tuyệt đối không được nhìn thẳng vào Mặt trời, đặc biệt là qua kính thiên văn hay ống nhòm nếu không có thiết bị bảo vệ.
Để quan sát hiện tượng này xảy ra lần tới, chúng ta phải chờ đợi 10 năm nữa, tức là năm 2016. Hiện tượng này có thể xảy ra vào tháng 5 hoặc tháng 11 của năm. Thời gian xảy ra giữa các tháng 11 là 7, 13 và 33 năm. Còn đối với tháng 5 là 13 và 33 năm.
Sao Thủy là hành tinh gần Mặt trời nhất, nên chu kỳ chuyển động quanh Mặt trời cũng ngắn nhất. Sao Thủy bắt đầu đi vào đĩa Mặt trời  lúc 5giờ13 phút (UT). Hiện tượng Sao Thủy đi qua đĩa Mặt trời xảy ra khoảng tám lần trong một thế kỷ, tức là xảy ra thường xuyên hơn so với sao Kim. Sao Kim tính trung bình xảy ra hai lần trong một thế kỷ.

Nguyễn Đức Phường

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)