Tại sao vụ nổ ammonium nitrate ở Beirut tại có sức phá hủy lớn?

Thảm kịch này là một trong những tai nạn hóa chất lớn nhất thế giới và cùng với đại dịch coronavirus lẫn khủng hoảng kinh tế, nó khiến tình cảnh của Lebanon càng thêm trầm trọng.

Vào ngày 4/8/2020, Pierre Khoueiry đang lên kế hoạch tổ chức sinh nhật với vợ và con trai hai tuổi thì   một tiếng nổ làm cửa sổ căn hộ ở Beirut vỡ vụn. Cách đó 2,5 ki lô mét, trong bến cảng thành phố, một vụ nổ cực mạnh đã gây ra một quả bóng lửa màu cam trên bầu trời, tiếp theo là một làn sóng sốc cực lớn  đủ sức làm lật ô tô, phá hủy các tòa nhà cao tầng và làm mặt đất khắp thủ đô Beirut rung chuyển. “Đó là một khoảnh khắc gây sợ hãi khủng khiếp,” Khoueiry, một nhà nghiên cứu hệ gene tại trường đại học Mỹ Beirut, nói.

Chính quyền Libanon nói rằng vụ nổ khiến ít nhất 220 người chết, khoảng 5.000 người bị thương và ước tính khiến cho 300.000 người bị mất nhà cửa này có nguyên nhân là 2.750 tấn ammonium nitrate – một loại hợp chất hóa học thường được sử dụng phổ biến như một loại phân bón. Đống hóa chất này đã tồn tại ở kho cảng tới sáu năm. Một cuộc điều tra vào nguyên nhân nào kích hoạt vụ nổ đàn được tiến hành và những thông tin sớm được báo cáo thì có lẽ là ở gần một nguồn lửa.

Vụ nổ này là một trong những vụ nổ từ ammonium nitrate lớn nhất được ghi nhận – quá lớn bởi ở đảo Cyprus cách đó 200 ki lô mét người ta còn nghe thấy tiếng nổ. Lượng ammonium nitrate đó nhiều tới mức “khổng lồ, điên rồ”, Andrea Sella, một nhà hóa học ở trường đại học College London, nhắc đi nhắc lại.

Hóa chất này là nguyên nhân dẫn đến nhiều thảm họa công nghiệp trong quá khứ. Vào năm 1921, một vụ nổ tại nhà máy ammonium nitrate ở Oppau, Đức, làm chết 561 người và có thể nghe thấy tiếng nổ ở cách đó hàng trăm ki lô mét. Và năm 2015, một vụ nổ với 800 tấn ammonium nitrate trong cảng Thiên Tân, Trung Quốc làm 173 người chết.

Được tạo ra dưới hình thức các hạt nhỏ giống như muối ăn, amoni nitrat có giá thành rẻ và thường rất an toàn nhưng việc bảo quản nó lại là vấn đề. Theo thời gian, hợp chất này hấp thụ hơi nước, vốn có thể khiến cho các hạt nhỏ đó dính lại với nhau thành một khối lớn, Sella nói. Khi đạt đến một khối lượng đủ lớn thì khối ammonium nitrate rắn chắc này sẽ có khả năng phơi lộ trước nhiệt độ cao – ví dụ một ngọn lửa vô tình bùng lên, có thể kích hoạt thành một vụ nổ. Làn sóng sốc tiếp theo vụ nổ có thể rất nguy hiểm. Vụ nổ sẽ tạo ra một vùng áp suất cao di chuyển nhanh hơn tốc độ âm thanh, làm vỡ vụn kính và khiến con người bị thương.

Ở Beirut, thảm họa này là hậu quả của nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân không liên quan trực tiếp. Những người bị thương đã được chuyển tới điều trị tại các bệnh viện gần đó, nơi đang phải căng sức trước đại dịch coronavirus. Nếu không được hỗ trợ y tế đầy đủ, những người bị thương có thể bị để lại di chứng suốt cuộc đời, Paul Gardner-Stephen, người nghiên cứu về công nghệ liên quan đến thảm họa – di cư tại trường đại học Flinders ở Adelaide, Australia. nói. “Nhiều sự sống và sinh kế sẽ mất đi, bởi vì năng lực phản hồi có giới hạn,” ông nói.

Lebanon đang chịu cảnh khủng hoảng kinh tế được khơi ngòi từ những người chống đối chính phủ, bắt đầu từ tháng 10/2019, khi tiền tệ mất giá trước đồng đô la, Charlotte Karam, một nhà khoa học xã hội tại trường đại học Mỹ Beirut, cho biết. Kể từ đó, giá cả lương thực đã tăng lên và cứ ba người thì có một người rơi vào cảnh không việc làm.

Hiện tại, với việc khu cảng ở Beirut và kho chứa bột của đất nước – vốn ở gần kho trữ ammonium nitrate, bị phá hủy, Karam cho rằng những hậu quả của vụ nổ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quốc gia này. “Đó là khủng hoảng trùm khủng hoảng – một khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị và khủng hoảng y tế”, chị nói. “Chúng tôi cần làm việc bên nhau để tái thiết Lebanon.”

Anh Vũ dịch

Nguồn: https://www.nature.com/articles/d41586-020-02361-x

 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)