Tài trợ cho nghiên cứu về những “căn bệnh bị lãng quên” tăng cao kỷ lục

Những nỗ lực nghiên cứu và vận động chính sách đã được đền đáp khi những phương pháp điều trị mới đã được phê duyệt.

Theo một báo cáo mới công bố của Policy Cures Research – một tổ chức nghiên cứu về sức khỏe toàn cầu ở Sydney, Australia, tài trợ cho nghiên cứu về những căn bệnh ảnh hưởng chủ yếu tới người nghèo đã đạt mức kỷ lục vào năm 2017.

Với 3.6 tỷ USD, các khoản đầu tư cho những “căn bệnh bị lãng quên” – những căn bệnh bị lãng quên là những căn bệnh nhiễm trùng nhiệt đới do virus… gây ra, chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển – đang ở mức cao hơn kể từ năm 2007. Từ năm 2016-2017, các khoản tài trợ cho nghiên cứu những “căn bệnh bị lãng quên” nói chung đã tăng lên.

Anna Doublell, giám đốc nghiên cứu ở cơ quan Nghiên cứu chính sách điều trị, cho biết việc thiết lập các ca thử nghiệm một số loại thuốc điều trị, phương pháp chẩn đoán và vaccine Ebola mới nhằm chặn đứng dịch bệnh Ebola bùng phát ở Tây Phi trong khoảng thời gian 2014-2016 có thể khiến các các nhà đầu tư nghĩ rằng tài trợ cho những “căn bệnh bị lãng quên” như thế là đủ. Nhưng theo Doubell: “Một số tiến bộ đạt được trong khoảng thời gian ngắn sau khi dịch Ebola bùng phát có thể mang lại sự lạc quan về tương lai”.

Tuy nhiên, các tác giả của báo cáo – hay còn gọi là khảo sát G_FINDER, cho biết tổng kinh phí tài trợ không đạt mức mong muốn 8 tỷ USD – một mục tiêu ước tính hàng năm, vừa đủ để phát triển các giải pháp khắc phục tình trạng tử vong và ốm yếu ở người do hàng chục “căn bệnh bị lãng quên” gây ra. Con số này có thể đạt được nếu các quốc gia có thu nhập cao phân bổ ít nhất 0.01% GDP cho nghiên cứu các vấn đề cần thiết về y tế ở các nước có thu nhập thấp. Hiện tại, chỉ có Hoa Kỳ và Vương quốc Anh thực hiện điều này thông qua “Chiến lược và kế hoạch hành động về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo và y tế công cộng trên toàn cầu” của WHO.

Những chiến thắng sớm

Trong hơn một thập kỷ, WHO đã thúc đẩy các chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp đầu tư vào những “căn bệnh bị lãng quên” – đang ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của khoảng 1 tỷ người hiện nay, chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Báo cáo cho thấy một số nỗ lực đã mang lại kết quả.

Thay đổi lớn nhất trong năm 2017 là các nhà tài trợ đã đầu tư nhiều hơn vào các nghiên cứu về thuốc, vaccine và những các công nghệ khác nhằm chống lại nhiều loại bệnh cùng một lúc, bao gồm các nền tảng chẩn đoán phát hiện nhiều loại virus gây sốt khác nhau; đầu tư cho những hoạt động quan trọng ở các tổ chức phát triển, chẳng hạn như sáng kiến “Thuốc cho những căn bệnh bị lãng quên” (DNDi) ở Geneva, Thụy Sĩ. Các nhà tài trợ đã đầu tư 382 tỷ USD cho các hoạt động này – tăng 51% so với năm 2016, chủ yếu là từ Quỹ Bill & Melinda Gates ở Seattle, Washington.

Tài trợ cho nghiên cứu HIV, sốt rét và bệnh lao cũng tăng nhẹ, chiếm khoảng 70% (2.5 tỷ USD) tổng số tiền tài trợ. Và tài trợ nghiên cứu các dịch bệnh tiêu chảy, bao gồm dịch tả và nhiễm khuẩn giardia cũng tăng 6.3%.

Tăng thêm sự chấp thuận

Tuy nhiên, mức đầu tư cho nghiên cứu một số căn bệnh đã giảm, mặc dù tổng số tài trợ tăng lên. Tài trợ cho nghiên cứu bệnh sốt xuất huyết đã bị giảm 32 triệu USD, một phần là do sự giảm tài trợ của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ và hết hạn tài trợ của Quỹ Gates.

Và khoản đầu tư cho 3 loại nhiễm viêm gan C không có tác động đáng kể tới người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp – đã bị giảm 13 triệu USD, giảm gần 50% so với năm 2016. Theo các tác giả của báo cáo, nguyên nhân dẫn đến thay đổi về tính chất của các khoản đầu tư cho nghiên cứu dịch bệnh là do đã có quyết định phê duyệt các loại thuốc mới hiệu quả hơn trong điều trị viêm gan C. Doubell cho biết hiện nay các quỹ đang chuyển hướng, từ phát triển thuốc sang nghiên cứu giải pháp giúp người dân ở những cộng đồng có thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận các loại thuốc.

Gần 2/3 tổng số tiền tài trợ đến từ khu vực công, tăng 181 triệu USD so với năm 2016 – nhờ vào sự tăng cường đầu tư của chính phủ Anh, Đức, Ấn Độ, Nam Phi và Ủy ban châu Âu. Trong khi đó, tài trợ của những công ty dược phẩm đa quốc gia đã giảm 1,5% so với năm 2016 và các công ty vừa và nhỏ giảm 3,9%.

Các tác gả của báo cáo cho biết, sự gia tăng đầu tư vào nghiên cứu những “căn bệnh bị lãng quên” đang bắt đầu mang lại những kết quả cụ thể. Năm 2018, Cơ quan dược phẩm châu  Âu đã phê duyệt phương pháp điều trị bằng đường uống đầu tiên cho giai đoạn sớm và giai đoạn muộn của bệnh ngủ châu Phi – fexinidazole, đồng thời Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt moxidectin – loại thuốc mới đầu tiên trong 20 năm nay để điều trị bệnh mù do giun chỉ Onchocerca gây ra.

Thanh An dịch

Nguồn: https://www.nature.com/articles/d41586-019-00244-4

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)