Thay đổi khí hậu dẫn tới làn sóng “di dân môi trường”

Theo dự báo của Asian Development Bank (ADB), các nước cần phải chuẩn bị cho làn sóng di dân vì tình trạng biến đổi khí hậu dẫn tới mực nước biển dâng cao, lũ lụt, và thổ nhưỡng bị thoái hoá.

Theo Nhóm nghiên cứu thay đổi khí hậu quốc tế của Liên hiệp quốc (IPCC) thì nhiệt độ gia tăng sẽ tạo nên rất nhiều ảnh hưởng đối với môi trường. Châu Á Thái Bình Dương là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất, như việc đối diện với lượng mưa thay đổi, khí hậu thay đổi thất thường, nước biển dâng cao, lũ lụt, cho tới những cơn bão nhiệt đới lớn. Trong số 10 quốc gia dễ chịu ảnh hưởng nhất của sự thay đổi môi trường thì có 6 quốc gia thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Theo báo cáo này thì Đông Nam Á có 1/3 dân cư ở trong khu vực nguy hiểm, bao gồm Indonesia, Miến Điện, Philippines, Thái Lan, Việt Nam.

Báo cáo cũng cho biết, từ năm 2010 tới năm 2011, thiên tai đã làm cho 42 triệu người phải rời khỏi nơi cư trú.” Hoàn cảnh môi trường thay đổi có khả năng phát sinh một cách đột ngột, cũng có khả năng hình thành từ từ. Biến đổi khí hậu càng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường sống thì lượng di dân môi trường cũng càng nhiều, nhưng để dự đoán số lượng di dân là một việc vô cùng khó khăn.

Các nhà khoa học của tổ chức này cho biết, phát điện và khí thải xe hơi từ nhiên liệu hoá thạch sẽ làm hiệu ứng nhà kính càng gia tăng, dẫn tới nhiệt độ trái đất cũng tăng cao, các hiện tượng tự nhiên cũng tăng theo.

Châu Á là khu vực đông dân cư, thêm đường bờ biển dài, rất dễ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu. Một số đảo nhỏ ở Papua New Guinea do khí hậu thay đổi dẫn tới mặt nước biển dâng cao, các cư dân phải di dời đến nơi khác.Năm 2010 ở Pakistan phát sinh lũ lụt, lưu vực sông Ấn Độ bị nước nhấn chìm, dẫn tới hơn 10 triệu người phải di rời, đồng thời bão lớn ở Philipines khiến hơn 300.000 người gặp tai nạn.

Nhị Giang dịch

 

Tác giả