Thiếu một sức ép khoa học
Theo tôi cái mà chúng ta, các nhà khoa học, thiếu chính là sức ép khoa học. Đầu thập kỷ 80, kinh tế của ta bị những sức ép lớn, buộc chúng ta phải tìm lối thoát. Trong khi đó khoa học cũng như giáo dục vẫn cứ làng nhàng “ngang tầm khu vực”. Trong khi các nhà kinh doanh phải lựa chọn hoặc có lãi hoặc phá sản thì các nhà khoa học vẫn có thể tranh thủ "đi buôn", "buôn" không được nữa thì lại về làm khoa học. Sự nhập nhằng đó đã biến một số nhà khoa học thành "nhà buôn", nhưng vì kém nên chỉ "buôn" được khoa học.
Nếu nhìn vào hàng ngũ các nhà quản lý khoa học, có thể thấy rằng tất cả họ đều từng là các nhà khoa học, không có ai xuất thân là các nhà cách mạng hay chính trị chuyên nghiệp cả. Vậy nếu đổ lỗi cho cơ chế hay do quản lý thì cũng là chúng ta, các nhà khoa học cả thôi.
Bắt đầu từ so sánh mô hình giáo dục Việt Nam và Đức, ta có thể dễ thấy một số khác biệt như sau: Hệ thống giáo dục phổ thông của Đức không có những chương trình đào tạo nhân tài kiểu trường chuyên như ta. Từ cấp 2 trở đi, học sinh được chia thành 3 nhóm, học sinh có khả năng hơn cả vào học Gymnasium, loại giữa vào Realschule và loại kém vào Hauptschule. Mục đích của việc phân loại trường này là hướng nghiệp cho học sinh. Tất nhiên các nhà khoa học tương lai của Đức đều học ở Gymnasium. Các học sinh chọn học Realschule hay Hauptschule đều đã xác định mình sẽ không làm những việc liên quan tới lao động trí óc. Như vậy các Gymnasium có vẻ giống các trường chuyên của ta. Thực tế không hẳn như vậy. Trường chuyên của ta nặng về đầu vào, thi rất khó, nhưng lại có nhiều suất “đối tác”. Vì thế nói học sinh trường chuyên giỏi hơn học sinh trường thường là không đúng. Trái lại, trình độ học sinh ở Gymnasium so với hai loại trường kia là khác hẳn, càng lên lớp cao chênh lệch càng lớn, chênh lệch ngay từ chương trình học. Mặt khác, chất lượng của các trường Gymnasium trong toàn quốc tương đối đồng đều. Nó đảm bảo học sinh giỏi ở bất kỳ đâu cũng có điều kiện để phát triển. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng mà giáo dục nước ta chưa đạt được. Một khác biệt nữa, theo tôi, là khác biệt cơ bản nhất trong tư duy giáo dục cũng như đào tạo xuyên suốt từ phổ thông tới tiến sĩ là các trường của Đức không quản lý chặt đầu vào mà chỉ làm chặt đầu ra. Về nguyên tắc tất cả học sinh cấp I đều có thể được vào học Gymnasium, tuy nhiên học sinh không theo được chương trình sẽ phải chuyển trường.
Học sinh tốt nghiệp Gymnasium sẽ được nhận vào đại học, không qua một kỳ thi nào cả. Tuy nhiên việc chọn trường và chọn ngành phụ thuộc vào kết quả tốt nghiệp phổ thông. Tùy vào khả năng kinh tế của gia đình mình, sinh viên có thể vay tiền của nhà nước để đi học). Đây là mô hình mà chúng ta cũng đang thực hiện (nhưng không có chuyện sổ nợ sẽ được ghi vào bằng tốt nghiệp. Sau khi ra trường sinh viên sẽ phải trả nợ cho Nhà nước bằng cách trừ vào lương (nếu họ xin được việc làm). Tuy nhiên Nhà nước sẽ xóa nợ cho sinh viên học tốt nghiệp trước thời hạn hay tốt nghiệp xuất sắc.
Chất lượng giảng viên đại học ở Đức cũng khá đồng đều, ở bất kỳ một trường đại học nào cũng có một số nhóm nghiên cứu mạnh. Chất lượng sinh viên nói chung cũng khác nhau, phụ thuộc phần nào vào môi trường xung quanh của từng trường đại học. Chẳng hạn các đại học ở Munich nổi tiếng hơn vì ở đó có lượng người khá giả cao hơn, trong khi các đại học ở vùng Ruhr nằm “cuối bảng” vì đây vốn là vùng mỏ. Dù vậy, chất lượng sinh viên nói chung không liên quan tới chất lượng nghiên cứu của một trường đại học.
Thông thường chỉ có khoảng 50% số sinh viên nhập học sẽ tốt nghiệp đại học (các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật). Phần lớn sinh viên tốt nghiệp sẽ đi tìm việc làm trong các ngành công nghiệp, hoặc đi dạy học nếu họ học theo chuyên ngành sư phạm. Chỉ khoảng một phần năm trong số này, tức là 10% của tổng số sinh viên vào đại học, có ý định học tiếp nghiên cứu sinh (NCS). Phần lớn NCS nhận được học bổng của Nhà nước, hoặc được trường hỗ trợ tài chính qua vị trí trợ giảng. Về nguyên tắc, người nước nào cũng đều có thể đăng ký học bổng NCS của Đức, miễn là đáp ứng các điều kiện về chuyên môn và ngoại ngữ. Ở Đức người ta không xét lý lịch.
Không phải ai đăng ký NCS đều thành tiến sĩ, dù tỷ lệ “rơi rụng” ở bậc NCS thấp hơn ở bậc đại học, có lẽ khoảng 10-20%. Cũng không phải tất cả các tiến sĩ ra lò sẽ trở thành các nhà khoa học. Phần lớn trong số họ lại đi tìm việc trong các ngành công nghiệp, ngân hàng… Chỉ một bộ phận nhỏ những người kiên trì nhất và có khả năng nhất tìm được những chỗ nghiên cứu hoặc giảng dạy tạm thời trong các trường đại học. Có lẽ chỉ khoảng một phần năm của số tiến sĩ ra lò tiếp tục làm khoa học. Trong vòng 6 năm tiếp theo những người này phải tiếp tục khẳng định được mình trong nghiên cứu khoa học cũng như phải tích lũy kinh nghiệm giảng dạy. Họ phải hoàn thành một bản luận văn khoa học thứ hai để đạt được Giấy phép Giảng dạy đại học. Chỉ khi đó họ mới đạt được các điều kiện cần để đăng ký làm Giáo sư – chức danh duy nhất ở trong biên chế tại các trường đại học, hiểu theo nghĩa của Việt Nam. Lương khởi điểm của Giáo sư ở Đức khoảng 50 ngàn Euro/năm, thuộc loại trung bình khá ở Đức.
Trong khi đó, con đường của một nhà khoa học Việt Nam “bằng phẳng” hơn nhiều. Sau khi tốt nghiệp đại học, việc đầu tiên là phải xin được vào một cơ sở khoa học hay đào tạo. Đây gần như là điều kiện tiên quyết để tiếp tục làm khoa học. Chỉ có biên chế, “nhà khoa học trẻ” mới có điều kiện xin học bổng nhà nước đi học tiếp. Mặt khác, đây cũng gần như là điều kiện đủ. Khi đã trở thành một công chức khoa học thì sớm hay muộn anh cũng sẽ trở thành nhà khoa học. Có thể nói đây là điểm khác nhau then chốt giữa Việt Nam và Đức. Cũng giống như kỳ thi vào các trường chuyên hay các kỳ thi đại học, công chức khoa học của ta được chọn thông qua một kỳ thi chứ không phải thông qua quá trình nghiên cứu. Nhưng để trở thành một nhà khoa học ở Đức là cả một chặng đường gian nan, đòi hỏi không chỉ khả năng mà cả tính kiên trì, lòng yêu khoa học của các ứng viên. Rất nhiều ứng viên sẽ rơi rụng trên con đường gian nan đó, chỉ những người ưu tú nhất mới được chọn vào biên chế khoa học. Chính sức ép khoa học đó đã tạo nên một không khí làm việc hết sức tích cực tại các cơ sở nghiên cứu của Đức.
Không chỉ riêng ở Đức mà ở tất cả các nước có một nên khoa học tiên tiến không ở đâu có chuyện sinh viên vừa tốt nghiệp đại học được nhận ngay vào biên chế dài hạn tại các cơ sở nghiên cứu hay các trường đại học như ở Việt Nam ta. Ngoài ra chính kẽ hở này cũng nảy sinh ra tình trạng “cha truyền con nối” trong khoa học Việt Nam. Cha làm Toán thì con cũng làm Toán, cha là nhà Vật lý thì con cũng là nhà Vật lý… Tại các trường đại học của ta, việc con thế chỗ sau khi cha/mẹ về hưu là đang là một trào lưu. Nghe nói “một nửa trường đại học Bách khoa là con em của nửa còn lại”. Đây là một điều chưa từng có trong lịch sử học thuật Việt Nam cũng như trên thế giới. Nho học Việt Nam, ngay cả trong những thời kỳ suy thoái nhất cũng vẫn duy trì được những kỳ thì nghiêm túc.
Trở lại với các nhà khoa học trẻ của ta. Sau khi trở thành công chức khoa học các nhà khoa học trẻ tương lai (theo tiêu chuẩn của khoa học thế giới thì một sinh viên mới tốt nghiệp đại học chưa thể gọi là nhà khoa học được), bắt đầu phải tìm cách xin xỏ để được đi học tiếp. Tôi khẳng định là phải xin xỏ, vì về nguyên tắc cơ quan chủ quản của họ không muốn họ đi học tiếp – nếu tất cả các cán bộ trẻ đều đi học thì lấy ai làm việc (tất nhiên là ngoại trừ đi học tại chức). Và khi đã phải xin, phải xét thì trong điều kiện của ta hiện nay, những thủ tục đầu tiên là không thể thiếu được, những tiêu chuẩn lý lịch “con ông Sáu, cháu ông Ba” cũng được xem xét kèm. Gần đây tôi nghe nói trong các kỳ thi tuyển NCS theo dự án 322, hay cho học bổng VEF, nhiều ứng viên trượt ngay ở môn chuyên ngành của mình. Phải chăng vì những thí sinh giỏi nhất đã trượt từ vòng sơ tuyển lý lịch – không có hợp đồng với cơ quan nhà nước.
Lại quay sang nước Đức. Bước ngoặt quan trọng nhất đối với một nhà khoa học Đức là tìm được một chân Giáo sư. Người Đức chủ trương phi tập trung hóa. Ở Đức không có những thành phố thật lớn, chất lượng các trường phổ thông khá đồng đều trên toàn quốc, chất lượng các trường đại học cũng vậy. Nói chung các nhà khoa học không quan tâm lắm tới việc họ sẽ giảng dạy ở trường nào, miễn là có một chỗ làm việc lâu dài, nghĩa làm một chân Giáo sư. Trong một khoa của một trường đại học, số các giáo sư được ấn định trên cơ sở số sinh viên theo học, khi một giáo sư về hưu nhà trường sẽ thành lập một hội đồng xét tuyển giáo sư mới. Thông thường có thể có tới vài chục ứng viên đăng ký cho một chân Giáo sư. Chính vì quá trình chọn lọc có thể nói là khốc liệt như đã nói ở trên, một giáo sư ở Đức luôn là một nhà khoa học vững vàng trong chuyên môn của mình. Sau khi đã trở thành Giáo sư thì nhiệm vụ chính của một nhà khoa học vẫn là nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu. Thông thường, các giáo sư ở Đức dạy không quá 10 tiết một tuần, tức chỉ khoảng 1/5 thời gian làm việc.
Có lẽ không thể kể ra ở đây các công việc của một Giáo sư ở ta vì nó quá đa dạng. Nhưng chúng ta cũng có thể kết luận rằng quá trình đào tạo, phấn đấu của một nhà khoa học Việt Nam khác xa so với các đồng nghiệp ở Đức. Điều khác biệt cơ bản nhất theo tôi là các nhà khoa học của ta thiếu một “sức ép khoa học”.
————-
Con đường của một nhà khoa học Việt Nam “bằng phẳng” hơn nhiều. Sau khi tốt nghiệp đại học, việc đầu tiên là phải xin được vào một cơ sở khoa học hay đào tạo. Đây gần như là điều kiện tiên quyết để tiếp tục làm khoa học. Chỉ có biên chế, “nhà khoa học trẻ” mới có điều kiện xin học bổng nhà nước đi học tiếp. Mặt khác, đây cũng gần như là điều kiện đủ. Khi đã trở thành một công chức khoa học thì sớm hay muộn anh cũng sẽ trở thành nhà khoa học.
Bắt đầu từ so sánh mô hình giáo dục Việt Nam và Đức, ta có thể dễ thấy một số khác biệt như sau: Hệ thống giáo dục phổ thông của Đức không có những chương trình đào tạo nhân tài kiểu trường chuyên như ta. Từ cấp 2 trở đi, học sinh được chia thành 3 nhóm, học sinh có khả năng hơn cả vào học Gymnasium, loại giữa vào Realschule và loại kém vào Hauptschule. Mục đích của việc phân loại trường này là hướng nghiệp cho học sinh. Tất nhiên các nhà khoa học tương lai của Đức đều học ở Gymnasium. Các học sinh chọn học Realschule hay Hauptschule đều đã xác định mình sẽ không làm những việc liên quan tới lao động trí óc. Như vậy các Gymnasium có vẻ giống các trường chuyên của ta. Thực tế không hẳn như vậy. Trường chuyên của ta nặng về đầu vào, thi rất khó, nhưng lại có nhiều suất “đối tác”. Vì thế nói học sinh trường chuyên giỏi hơn học sinh trường thường là không đúng. Trái lại, trình độ học sinh ở Gymnasium so với hai loại trường kia là khác hẳn, càng lên lớp cao chênh lệch càng lớn, chênh lệch ngay từ chương trình học. Mặt khác, chất lượng của các trường Gymnasium trong toàn quốc tương đối đồng đều. Nó đảm bảo học sinh giỏi ở bất kỳ đâu cũng có điều kiện để phát triển. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng mà giáo dục nước ta chưa đạt được. Một khác biệt nữa, theo tôi, là khác biệt cơ bản nhất trong tư duy giáo dục cũng như đào tạo xuyên suốt từ phổ thông tới tiến sĩ là các trường của Đức không quản lý chặt đầu vào mà chỉ làm chặt đầu ra. Về nguyên tắc tất cả học sinh cấp I đều có thể được vào học Gymnasium, tuy nhiên học sinh không theo được chương trình sẽ phải chuyển trường.
Học sinh tốt nghiệp Gymnasium sẽ được nhận vào đại học, không qua một kỳ thi nào cả. Tuy nhiên việc chọn trường và chọn ngành phụ thuộc vào kết quả tốt nghiệp phổ thông. Tùy vào khả năng kinh tế của gia đình mình, sinh viên có thể vay tiền của nhà nước để đi học). Đây là mô hình mà chúng ta cũng đang thực hiện (nhưng không có chuyện sổ nợ sẽ được ghi vào bằng tốt nghiệp. Sau khi ra trường sinh viên sẽ phải trả nợ cho Nhà nước bằng cách trừ vào lương (nếu họ xin được việc làm). Tuy nhiên Nhà nước sẽ xóa nợ cho sinh viên học tốt nghiệp trước thời hạn hay tốt nghiệp xuất sắc.
Chất lượng giảng viên đại học ở Đức cũng khá đồng đều, ở bất kỳ một trường đại học nào cũng có một số nhóm nghiên cứu mạnh. Chất lượng sinh viên nói chung cũng khác nhau, phụ thuộc phần nào vào môi trường xung quanh của từng trường đại học. Chẳng hạn các đại học ở Munich nổi tiếng hơn vì ở đó có lượng người khá giả cao hơn, trong khi các đại học ở vùng Ruhr nằm “cuối bảng” vì đây vốn là vùng mỏ. Dù vậy, chất lượng sinh viên nói chung không liên quan tới chất lượng nghiên cứu của một trường đại học.
Thông thường chỉ có khoảng 50% số sinh viên nhập học sẽ tốt nghiệp đại học (các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật). Phần lớn sinh viên tốt nghiệp sẽ đi tìm việc làm trong các ngành công nghiệp, hoặc đi dạy học nếu họ học theo chuyên ngành sư phạm. Chỉ khoảng một phần năm trong số này, tức là 10% của tổng số sinh viên vào đại học, có ý định học tiếp nghiên cứu sinh (NCS). Phần lớn NCS nhận được học bổng của Nhà nước, hoặc được trường hỗ trợ tài chính qua vị trí trợ giảng. Về nguyên tắc, người nước nào cũng đều có thể đăng ký học bổng NCS của Đức, miễn là đáp ứng các điều kiện về chuyên môn và ngoại ngữ. Ở Đức người ta không xét lý lịch.
Không phải ai đăng ký NCS đều thành tiến sĩ, dù tỷ lệ “rơi rụng” ở bậc NCS thấp hơn ở bậc đại học, có lẽ khoảng 10-20%. Cũng không phải tất cả các tiến sĩ ra lò sẽ trở thành các nhà khoa học. Phần lớn trong số họ lại đi tìm việc trong các ngành công nghiệp, ngân hàng… Chỉ một bộ phận nhỏ những người kiên trì nhất và có khả năng nhất tìm được những chỗ nghiên cứu hoặc giảng dạy tạm thời trong các trường đại học. Có lẽ chỉ khoảng một phần năm của số tiến sĩ ra lò tiếp tục làm khoa học. Trong vòng 6 năm tiếp theo những người này phải tiếp tục khẳng định được mình trong nghiên cứu khoa học cũng như phải tích lũy kinh nghiệm giảng dạy. Họ phải hoàn thành một bản luận văn khoa học thứ hai để đạt được Giấy phép Giảng dạy đại học. Chỉ khi đó họ mới đạt được các điều kiện cần để đăng ký làm Giáo sư – chức danh duy nhất ở trong biên chế tại các trường đại học, hiểu theo nghĩa của Việt Nam. Lương khởi điểm của Giáo sư ở Đức khoảng 50 ngàn Euro/năm, thuộc loại trung bình khá ở Đức.
Trong khi đó, con đường của một nhà khoa học Việt Nam “bằng phẳng” hơn nhiều. Sau khi tốt nghiệp đại học, việc đầu tiên là phải xin được vào một cơ sở khoa học hay đào tạo. Đây gần như là điều kiện tiên quyết để tiếp tục làm khoa học. Chỉ có biên chế, “nhà khoa học trẻ” mới có điều kiện xin học bổng nhà nước đi học tiếp. Mặt khác, đây cũng gần như là điều kiện đủ. Khi đã trở thành một công chức khoa học thì sớm hay muộn anh cũng sẽ trở thành nhà khoa học. Có thể nói đây là điểm khác nhau then chốt giữa Việt Nam và Đức. Cũng giống như kỳ thi vào các trường chuyên hay các kỳ thi đại học, công chức khoa học của ta được chọn thông qua một kỳ thi chứ không phải thông qua quá trình nghiên cứu. Nhưng để trở thành một nhà khoa học ở Đức là cả một chặng đường gian nan, đòi hỏi không chỉ khả năng mà cả tính kiên trì, lòng yêu khoa học của các ứng viên. Rất nhiều ứng viên sẽ rơi rụng trên con đường gian nan đó, chỉ những người ưu tú nhất mới được chọn vào biên chế khoa học. Chính sức ép khoa học đó đã tạo nên một không khí làm việc hết sức tích cực tại các cơ sở nghiên cứu của Đức.
Không chỉ riêng ở Đức mà ở tất cả các nước có một nên khoa học tiên tiến không ở đâu có chuyện sinh viên vừa tốt nghiệp đại học được nhận ngay vào biên chế dài hạn tại các cơ sở nghiên cứu hay các trường đại học như ở Việt Nam ta. Ngoài ra chính kẽ hở này cũng nảy sinh ra tình trạng “cha truyền con nối” trong khoa học Việt Nam. Cha làm Toán thì con cũng làm Toán, cha là nhà Vật lý thì con cũng là nhà Vật lý… Tại các trường đại học của ta, việc con thế chỗ sau khi cha/mẹ về hưu là đang là một trào lưu. Nghe nói “một nửa trường đại học Bách khoa là con em của nửa còn lại”. Đây là một điều chưa từng có trong lịch sử học thuật Việt Nam cũng như trên thế giới. Nho học Việt Nam, ngay cả trong những thời kỳ suy thoái nhất cũng vẫn duy trì được những kỳ thì nghiêm túc.
Trở lại với các nhà khoa học trẻ của ta. Sau khi trở thành công chức khoa học các nhà khoa học trẻ tương lai (theo tiêu chuẩn của khoa học thế giới thì một sinh viên mới tốt nghiệp đại học chưa thể gọi là nhà khoa học được), bắt đầu phải tìm cách xin xỏ để được đi học tiếp. Tôi khẳng định là phải xin xỏ, vì về nguyên tắc cơ quan chủ quản của họ không muốn họ đi học tiếp – nếu tất cả các cán bộ trẻ đều đi học thì lấy ai làm việc (tất nhiên là ngoại trừ đi học tại chức). Và khi đã phải xin, phải xét thì trong điều kiện của ta hiện nay, những thủ tục đầu tiên là không thể thiếu được, những tiêu chuẩn lý lịch “con ông Sáu, cháu ông Ba” cũng được xem xét kèm. Gần đây tôi nghe nói trong các kỳ thi tuyển NCS theo dự án 322, hay cho học bổng VEF, nhiều ứng viên trượt ngay ở môn chuyên ngành của mình. Phải chăng vì những thí sinh giỏi nhất đã trượt từ vòng sơ tuyển lý lịch – không có hợp đồng với cơ quan nhà nước.
Lại quay sang nước Đức. Bước ngoặt quan trọng nhất đối với một nhà khoa học Đức là tìm được một chân Giáo sư. Người Đức chủ trương phi tập trung hóa. Ở Đức không có những thành phố thật lớn, chất lượng các trường phổ thông khá đồng đều trên toàn quốc, chất lượng các trường đại học cũng vậy. Nói chung các nhà khoa học không quan tâm lắm tới việc họ sẽ giảng dạy ở trường nào, miễn là có một chỗ làm việc lâu dài, nghĩa làm một chân Giáo sư. Trong một khoa của một trường đại học, số các giáo sư được ấn định trên cơ sở số sinh viên theo học, khi một giáo sư về hưu nhà trường sẽ thành lập một hội đồng xét tuyển giáo sư mới. Thông thường có thể có tới vài chục ứng viên đăng ký cho một chân Giáo sư. Chính vì quá trình chọn lọc có thể nói là khốc liệt như đã nói ở trên, một giáo sư ở Đức luôn là một nhà khoa học vững vàng trong chuyên môn của mình. Sau khi đã trở thành Giáo sư thì nhiệm vụ chính của một nhà khoa học vẫn là nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu. Thông thường, các giáo sư ở Đức dạy không quá 10 tiết một tuần, tức chỉ khoảng 1/5 thời gian làm việc.
Có lẽ không thể kể ra ở đây các công việc của một Giáo sư ở ta vì nó quá đa dạng. Nhưng chúng ta cũng có thể kết luận rằng quá trình đào tạo, phấn đấu của một nhà khoa học Việt Nam khác xa so với các đồng nghiệp ở Đức. Điều khác biệt cơ bản nhất theo tôi là các nhà khoa học của ta thiếu một “sức ép khoa học”.
————-
Con đường của một nhà khoa học Việt Nam “bằng phẳng” hơn nhiều. Sau khi tốt nghiệp đại học, việc đầu tiên là phải xin được vào một cơ sở khoa học hay đào tạo. Đây gần như là điều kiện tiên quyết để tiếp tục làm khoa học. Chỉ có biên chế, “nhà khoa học trẻ” mới có điều kiện xin học bổng nhà nước đi học tiếp. Mặt khác, đây cũng gần như là điều kiện đủ. Khi đã trở thành một công chức khoa học thì sớm hay muộn anh cũng sẽ trở thành nhà khoa học.
PGS PHÙNG HỒ HẢI, ĐH Essen, Đức
(Visited 1 times, 1 visits today)