Tin đồn lan truyền như thế nào
Nghiên cứu mới đây cho thấy rằng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu phao một tin đồn, nhưng có một số người lại dễ dập tắt tin đồn nếu định vị ở những chỗ nhất định trong mạng lưới.
Các sự kiện của mùa xuân Ả Rập và các cuộc nổi dậy khác cũng như các cuộc biểu tình trong mấy năm qua đã chứng minh một cách đáng kể khả năng của phương tiện truyền thông xã hội phổ biến rộng rãi thông tin và kích hoạt hành động tập thể. Phân tích mạng lưới tương tác phức tạp này, trước đây Hernán Makse và các đồng nghiệp đã tìm cách xác định (năm 2010) ai là những người có ảnh hưởng nhất trong sự lan tỏa của một ý tưởng hoặc làm lây một bệnh truyền nhiễm. Họ cho rằng vấn đề không phải đó là những người quen biết nhiều người khác nhất, mà là những người định vị ở một vị trí nhất định của của mạng lưới.
Mới đây, Javier Borge-Holthoefer và Yamir Moreno ở trường Đại học Zaragoza (Tây Ban Nha) đã phân tích tin đồn lan rộng bằng cách mô phỏng toán học các mô hình hợp lý hơn để mô tả lây lan xã hội. Cấu trúc Mô hình bao gồm một kẻ ba hoa (inogrant-là người có thể là thiếu hiểu biết, hoặc không biết gì về một số phần thông tin), một kẻ phát tán (spreader), nhận thức được và sẵn sàng để truyền tải thông tin, hoặc một kẻ dập tắt (stiftler), hiểu biết nhưng không quan tâm trong việc chia sẻ tiếp thông tin. Một kẻ ba hoa tiếp cận với một kẻ phát tán thì có thể trở thành kẻ phát tán khác, trong khi một kẻ phát tán chia sẻ với những người có hiểu biết rồi – tức là các kẻ dập tắt hoặc kẻ phát tán-thì sự lan truyền bị chặn và trở thành một kẻ dập tắt mới.
Tiến hành mô phỏng toán học hoạt động của mô hình tin đồn đó trên cấu trúc của thế giới thực tại- chẳng hạn một mạng liên lạc qua thư điện tử (email), mạng tham vấn chéo trong giới blog chính trị Mỹ, cấu trúc định tuyến của Internet, và Twitter, các tác giả đã tìm thấy tính chất sự lan truyền tin đồn là rất khác so với sự lây lan của dịch bệnh.
Đối với dịch bệnh, véc tơ truyền bệnh (kẻ phát tán) là yếu tố quan trọng nhất. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy kẻ phát tán có ảnh hưởng quan trọng gì đối với sự khởi phát những tin đồn. Nhưng họ đã tìm thấy rằng có những nút của mạng nằm trong hạt nhân của mạng lưới có thể tác động như những tường lửa, như những kẻ thủ tiêu chính yếu, biết tất cả các thông tin lưu hành nhưng ngăn không cho nó lan rộng ra toàn hệ thống. Vì vậy, tin đồn có lan truyền được hay không,phụ thuộc vào có “kẻ dập tắt” hay không và còn phụ thuộc cả vào vị trí của kẻ dập tắt trong mạng lưới
Xuân Hoài dịch