Trái đất lâm bệnh

Trái đất đang lâm bệnh; Trái đất đang cạn kiệt; chúng ta là những thế hệ cuối cùng có khả năng ngăn chặn sự phá hủy sinh vật sống; hạn hán, bão lũ sẽ xảy ra thường xuyên hơn do sự nóng lên của hành tinh... Những nhận xét và dự báo này khiến nhiều người hoảng hốt. Liệu con người có đủ thông thái để bảo vệ cái nơi ẩn náu của mình trong mênh mông vũ trụ? Chưa ai dám chắc, nhưng có thể khẳng định rằng con người có cơ hội, vì con người có hai phẩm chất tuyệt vời: trí tưởng tượng và khả năng thích nghi.

Khí hậu nóng lên


Nhiệt độ toàn cầu tăng lên 0,60C từ một thế kỷ nay đẩy nhanh quá trình bốc hơi nước mặt, đặc biệt là nước biển, và làm đảo lộn toàn bộ cỗ máy thời tiết. Các hiện tượng khắc nghiệt như hạn hán, bão lũ (trong ảnh là thành phố New Orleans ngập chìm trong nước sau khi cơn bão Katrina tràn qua) có nguy cơ trở nên thường xuyên và nguy hiểm hơn.

Từ 50 năm nay, bùng nổ dân số và công nghiệp hóa đã làm đảo lộn những cân bằng của hành tinh. Theo các nhà khoa học, có một điều chắc chắn: nhiệt độ sẽ tăng lên! Các nhà nghiên cứu của Nhóm liên chính phủ các chuyên gia về diễn biến thời tiết (Giec) dự báo rằng từ nay đến năm 2100, nhiệt độ trung bình của hành tinh xanh sẽ tăng từ 1,40C-5,80C. Sự ấm lên này sẽ lớn hơn trong các vùng hàn đới, ôn đới và xích đạo. Tại Pháp, nếu nhiệt độ trung bình tăng 30C, thì thực vật và động vật phải thích nghi, dịch chuyển xa 300km về phía bắc, hoặc biến mất. Nước sẽ dâng cao trong các cửa sông. Miền Nam trở nên ngày càng khô hơn. Trong miền Đông, mùa hè nóng hơn xen lẫn với những mùa đông lạnh hơn. Cứ hai mùa hè lại có một mùa hè xảy ra nóng bức trên 400C.
Thủ phạm của sự nóng lên nhanh chóng này không phải ai khác mà chính là con người. Con người đã và đang thải ra những lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính, những khí có tính chất giữ lại trong khí quyển nhiệt lượng mặt trời. Nồng độ khí cacbonic (CO2), sinh ra khi đốt cháy các năng lượng hóa thạch (dầu, khí tự nhiên và than), ngày nay đã đạt tới mức kỷ lục. Mặc dù Nghị định thư Kyoto (1997) đã được nhiều nước phê chuẩn và áp dụng, nhưng dự báo lượng khí thải vẫn sẽ tăng do tăng trưởng của các nước đang phát triển (80% dân số thế giới). Lượng khí thải tính trên đầu người của Trung Quốc thấp hơn của Mỹ từ 10-15 lần. Điều này khiến người ta lo ngại rằng, trong trường hợp đất nước hơn một tỷ dân này đuổi kịp Mỹ về kinh tế, thì ô nhiễm sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Rất may, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có những biện pháp cứng rắn và khá hiệu quả trong việc hạn chế ô nhiễm, chẳng hạn như xây dựng một công viên 70.000 taxi điện chào mừng Olympic Bắc Kinh 2008.

Ô nhiễm không khí
Theo Bộ Sinh thái Pháp, tại nhiều thành phố của đất nước hình lục lăng, mức dioxit lưu huỳnh (khí thải của các nhà máy nhiệt điện) đã giảm 10% mỗi năm từ 7 năm nay, chì đã gần như biến mất khỏi không khí (từ khi chì bị loại khỏi xăng), nồng độ dioxit nitơ (chủ yếu do vận tải đường bộ) cũng đã giảm 20% trong sáu năm qua, nhưng vẫn cao hơn các mục tiêu đề ra, đặc biệt ở Paris. Bên cạnh đó, nhiều điểm tối vẫn tồn tại dai dẳng và có nguy cơ tăng lên. Chẳng hạn như các hạt siêu mịn do các động cơ diesel thải ra. Nồng độ trung bình ozone cũng tăng lên hằng năm, từ 3,5mg/m3 năm 1994 lên hơn 50mg/m3 hiện nay. Dù tại tất cả các nước thuộc liên minh Châu Âu, chất lượng không khí đã được cải thiện rõ rệt, nhưng vẫn còn xa mới đáp ứng được yêu cầu. Tình hình khó khăn hơn trong các thành phố lớn của các nước đang phát triển, đặc biệt trong các vùng nhiệt đới. Tại Manila, nồng độ chì cao hơn 400% mức cho phép. Các thành phố có mức độ ô nhiễm nhất là: Bắc Kinh, Cairo, Jakarta, Mexico, São Paulo và Los Angeles. Theo tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí là nguyên nhân của 2,7% số bệnh tật trên toàn thế giới: khó thở, ung thư và chậm phát triển ở trẻ nhỏ.

Thiếu nước

Nông nghiệp tiêu thụ 70% nước ngọt, vượt xa so với công nghiệp (22%) và sinh hoạt gia đình (8%). Hiện nay, cuộc tranh luận về nước tại nhiều quốc gia đặt câu hỏi: liệu người ta có phải từ bỏ các canh tác sử dụng nhiều nước như lúa nước (vài trăm lít cho 1kg thóc) hay đưa ra một chương trình giữ nước để tiếp tục tưới tiêu trên quy mô lớn? Về phần nước sạch, nỗi lo không phải là việc cung cấp, mà là sự ô nhiễm các trữ lượng nước ngầm: 60% các điểm khai thác bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu. Vì vậy nông nghiệp phải chịu sức ép thay đổi các phương thức canh tác.

 BÀI HỌC LỊCH SỬ
Đế chế La Mã diệt vong do ô nhiễm?

Nhiều sử gia khẳng định rằng chính ô nhiễm đã gây ra sự sụp đổ của Đế chế. Sự nhiễm độc chì rất có hại cho máu mà các triệu chứng của nó là đau bụng dưới, bất lực, vô sinh, điên loạn… Vậy mà, thành Roma cổ lại rất thích sử dụng chì. Kim loại mềm và có thể ôxy hóa này được sử dụng khắp nơi: trong các đường ống dẫn nước cũng như trong các đồ dùng bếp núc. Ngoài ra, người ta còn sử dụng chì để sản xuất thuốc nhuộm tóc, thuốc diệt tinh trùng và cả vòng tránh thai. Nghiêm trọng hơn, chì còn được dùng để làm tăng vị cho rượu và các món ăn. Trong thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, cùng thời gian với tầng lớp quý tộc chìm trong các cuộc chè chén ở đó chì được sử dụng rất nhiều, sự vô sinh và chứng ngu độn đã trở thành thảm họa. Hành động điên rồ của Caligula (37-41 sau CN) có thể được giải thích bằng việc ông đã bị nhiễm chì quá nặng. Commode (180-192 sau CN) có trong vườn cả một thùng rượu để lúc nào cũng có thể say khướt. Và khi hoàng đế uống, thì toàn thành Rome cũng chạm cốc…

Khó khăn còn nằm ở chỗ nước phân bố rất không đều và trở thành vấn đề sống còn tại nhiều nước. Hiện nay, 1,4 tỷ người không được tiếp cận thường xuyên với nước sạch. Hậu quả là dịch tả, thương hàn và ỉa chảy vẫn thường xuyên xảy ra. Nếu cơ sở hạ tầng nước không được cải thiện thì năm 2030 sẽ có 3 tỷ người không có nước sạch để dùng. Lúc đó liệu có còn đủ nước cho nông nghiệp tại các nước có tỷ lệ gia tăng dân số cao hay không? Nhân loại hiện đang sử dụng 54% trữ lượng nước ngọt tiếp cận được. Con số này sẽ lên tới 90% vào năm 2030. 50% các hồ, đầm và ao đã biến mất từ một thế kỷ nay và rất nhiều tầng nước ngầm, tại Bắc Mỹ và Trung Đông, sẽ cạn kiệt trong 25 năm tới.
Nông nghiệp tiêu thụ 70% nước ngọt, vượt xa so với công nghiệp (22%) và sinh hoạt gia đình (8%). Hiện nay, cuộc tranh luận về nước tại nhiều quốc gia đặt câu hỏi: liệu người ta có phải từ bỏ các canh tác sử dụng nhiều nước như lúa nước (vài trăm lít cho 1kg thóc) hay đưa ra một chương trình giữ nước để tiếp tục tưới tiêu trên quy mô lớn? Về phần nước sạch, nỗi lo không phải là việc cung cấp, mà là sự ô nhiễm các trữ lượng nước ngầm: 60% các điểm khai thác bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu. Vì vậy nông nghiệp phải chịu sức ép thay đổi các phương thức canh tác.Khó khăn còn nằm ở chỗ nước phân bố rất không đều và trở thành vấn đề sống còn tại nhiều nước. Hiện nay, 1,4 tỷ người không được tiếp cận thường xuyên với nước sạch. Hậu quả là dịch tả, thương hàn và ỉa chảy vẫn thường xuyên xảy ra. Nếu cơ sở hạ tầng nước không được cải thiện thì năm 2030 sẽ có 3 tỷ người không có nước sạch để dùng. Lúc đó liệu có còn đủ nước cho nông nghiệp tại các nước có tỷ lệ gia tăng dân số cao hay không? Nhân loại hiện đang sử dụng 54% trữ lượng nước ngọt tiếp cận được. Con số này sẽ lên tới 90% vào năm 2030. 50% các hồ, đầm và ao đã biến mất từ một thế kỷ nay và rất nhiều tầng nước ngầm, tại Bắc Mỹ và Trung Đông, sẽ cạn kiệt trong 25 năm tới.


Cây trồng trái vụ gây ô nhiễm hơn cây bình thường, do phải sử dụng thuốc sâu và nhiều phân bón hơn.

Đa dạng sinh học bị đe dọa
Theo Liên minh thiên nhiên thế giới (UICN), khoảng từ 50-300 loài sinh vật sống biến mất mỗi ngày. Trước mắt, một phần tư số loài động vật có vú, một phần tám số loài chim và một phần ba số loài lưỡng cư bị đe dọa. Ô nhiễm, khí hậu nóng lên, môi trường sống tự nhiên mất cân bằng: các hoạt động của con người là nguồn gốc của những hiện tượng này. Phải chăng chúng ta đang ở ngay trước cuộc đại diệt thứ sáu, tương đương với cuộc đại thảm sát từng làm tuyệt chủng loài khủng long? UICN đã lập một danh sách đỏ 15.589 loài đang gặp nguy hiểm. Sự biến mất của các loài có hậu quả gì đối với cuộc sống của con người? Jacques Weber làm việc tại Trung tâm hợp tác quốc tế nghiên cứu nông học vì sự phát triển giải thích: “Sự biến mất một loài tự bản thân nó không đặt ra vấn đề. Tuy nhiên, bằng một hiệu ứng dây chuyền, nó sẽ có những tác động đến toàn bộ hệ sinh thái gắn với nó”.

Tháng 6.2005, Trạm khí tượng Nendaz-Mont-Fort, Thụy Sỹ đã đưa ra một quyết định táo bạo: “bọc” các tảng băng tuyết ở Tortin để chúng không bị tan chảy.

Chẳng hạn, số loài thực vật phải ký sinh trong bộ máy tiêu hóa của voi để nảy mầm. Nếu voi biến mất, số các loài này sẽ bị đe dọa. Tương tự, sự tuyệt chủng của loài rong rơm, các loại thực vật dưới biển có lá cao, sẽ làm đảo lộn sự hoạt động của 500 loài khác. Con người cũng cần đa dạng sinh học để sống. Từ các vi khuẩn, cho phép dạ dày người hoạt động, cho tới các loại thảo dược. Vấn đề: từ mức độ phá hủy loài nào con người sẽ bị đặt vào vòng nguy hiểm?

Thay đổi cách sống ?
Tiết kiệm điện là việc đầu tiên phải nghĩ tới. Một ngày nào đó những chiếc cravat sẽ bị cấm, ít nhất vào mùa hè? Tại sao không, nếu tính đến thành công của chiến dịch “Cool Biz” phát động từ mùa hè năm 2005 tại Nhật Bản. Mục đích của chiến dịch: khuyến khích nhân viên văn phòng không đeo cravat và mặc đồ rộng để tiết kiệm điện dùng cho quạt và máy điều hòa. Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản đồng thời khuyến nghị chỉ nên bật điều hòa phòng ở mức 280C.

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI
6 triệu hecta đất màu mỡ sẽ biến thành sa mạc mỗi năm. 4 tỷ hecta bị đe dọa, tức là một phần ba diện tích đất của hành tinh.
27 triệu kilômét vuông, đó là kích thước của lỗ thủng tầng ôzôn đo được tháng 9 năm 2005 trên Nam Cực.
14,6 triệu hecta rừng bị tàn phá mỗi năm, tức là bằng diện tích của nước Hy Lạp. Trong khi đó chỉ có 3,6 triệu hecta được trồng lại hoặc do sinh sản tự nhiên.
160.000 tỷ USD là chi phí cho các hệ thống dẫn nước sạch và lọc nước cần cho toàn nhân loại.
11-9cm từ nay đến năm 2100, là mực nước biển tăng do sự tan chảy của các khối băng cực, ảnh hưởng đến 20% dân số thế giới. Sự tăng mực nước biển do vệ tinh Topex-Poséidon tính toán hiện là 1mm mỗi năm, nhưng sẽ tăng lên 5mm mỗi năm trong vài năm tới.

Nhờ có kỷ luật của các doanh nghiệp và nhân viên, tập đoàn điện Tepco (Tokyo Electric Power) đã có thể công bố tiết kiệm được 70 triệu kWh, tức là mức tiêu thụ điện của 240.000 hộ gia đình trong một tháng… Đó là một  hành động nhỏ, nhưng tương lai của chúng ta sẽ được tạo ra từ những điều chỉnh nhỏ dần dần hơn là các cuộc cách mạng lớn.
Hạn chế đi lại bằng đường không cũng là một giải pháp vì máy bay là một phương tiện vận tải gây ô nhiễm nhất: một chuyến bay khứ hồi Paris-New York sinh ra lượng CO2 lớn hơn một chiếc ôtô chạy trung bình trong một năm. Liên minh Châu Âu đã đưa ra mức quota thải khí CO2 đối với các hãng hàng không. Mỗi hãng được cấp một lượng nhất định “ô nhiễm được phép”; những hãng không sử dụng hết quyền của mình có thể bán cho các hãng khác vượt quá chỉ tiêu. Theo Ủy ban Châu Âu, việc này sẽ làm cho mỗi vé tăng thêm 9 euro.
Song song với việc tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường thì chế tài xử phạt các hành vi phá hủy môi trường cũng cần được đề cao. Hiện nay, Châu Âu đã quyết định có thể đưa ra hình thức phạt tù đối với những người gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Châu Âu đã đi theo mô hình của Áo, nơi có một hệ thống pháp luật về môi trường rất chặt chẽ và nghiêm khắc. Những ai cố tình gây ô nhiễm môi trường (ví dụ đổ dầu xuống biển) từ nay sẽ bị coi là một tội ác, chứ không phải là một tội nhẹ nữa: những người phạm tội này có thể sẽ phải ngồi tù.

Đám mây đioxit nitơ lớn nhất trên bầu trời phía Bắc Trung Quốc. Sinh ra bởi các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than và khí thải của động cơ, đám mây này đã to thêm 50% trong vòng 10 năm qua.

Đây không phải là một biện pháp có tính chất khuyến nghị, mà có tính cưỡng chế buộc các nước của Liên minh phải sửa đổi luật quốc nội. Và, Vatican đã đi đầu trong việc tuân thủ quy định này: một tòa án của Vatican đã kết tội hai lãnh đạo của Radio Vatican, trong đó có Hồng y Tucci, 84 tuổi, 10 ngày tù giam vì tội gây “ô nhiễm âm thanh”. Trên thực tế, hai bị cáo đã sử dụng các máy phát thanh vượt quá công suất cho phép.

Những ý tưởng mới để chăm sóc hành tinh
Nếu sự phát triển công nghiệp tiếp tục với nhịp độ hiện nay, nếu mức tiêu dùng của toàn nhân loại cao bằng mức tiêu thụ của người phương Tây, thì một hành tinh sẽ không đủ cho chúng ta nữa, mà ít nhất phải có ba hành tinh. Trước tình hình này, một giải pháp logic cần phải được đưa ra: tiết kiệm các nguồn tài nguyên và bổ sung các nguồn năng lượng hóa thạch bằng các năng lượng “sạch”. Đó được gọi là “phát triển bền vững”, cụm từ bấy lâu người ta rất thích sử dụng nhưng chẳng mấy ai làm được. Hiện nay, một lý thuyết mới của Mỹ gọi là “chủ nghĩa tư bản tự nhiên” dựa trên phát triển bền vững đang gây được nhiều chú ý. Ý tưởng là coi tự nhiên như một nguồn tư bản cần được quản lý hiệu quả nhất có thể. Mục đích: sản sinh ra nhiều hơn bằng cách sử dụng ít hơn nguyên liệu và giảm thiểu việc sinh ra chất thải. Một phép màu? Amory Lovins, lý thuyết gia của phong trào và tác giả của Chủ nghĩa tư bản tự nhiên (Natural capitalism, Nxb Back Bay Books), nêu lên một cuộc cách mạng công nghiệp mới. Thách thức đầu tiên: tiêu thụ ít dầu và than hơn. Ông giải thích, năng lượng bị lãng phí ở tất cả các công đoạn: sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Chẳng hạn, một nhà máy nhiệt điện lãng phí 70% nhiệt lượng trong quá trình chuyển hóa nhiên liệu hóa thạch thành điện. Vậy mà, chỉ cần nâng cao khả năng cách nhiệt của các nhà máy nhiệt điện là đã có thể giảm ít nhất 20% lãng phí này. Nhiệt bị tiêu tan ở các nhà máy nhiệt điện ở Mỹ cao hơn 20% toàn bộ năng lượng tiêu thụ ở Nhật Bản. Nếu tránh được lãng phí này, nguồn năng lượng tiết kiệm được có thể dùng để sưởi ấm vào mùa đông. Phải chăng nó cần các khoản đầu tư khổng lồ? Không. Trước mắt, đầu tư để tiết kiệm nhiên liệu rẻ hơn việc mua nhiên liệu với giá ngày càng tăng.
Hơn nữa, 10% năng lượng tiêu tan trong quá trình vận chuyển trong mạng phân phối, và hơn một nửa trong số 90% còn lại biến mất bởi lỗi của các thiết bị không được chế tạo hoàn hảo, các hệ thống cách nhiệt hoạt động kém hoặc các thói quen không phù hợp. Lovins đã đánh giá rằng bằng cách tấn công vào lãng phí ở tất cả các công đoạn thì có thể nhân lên gấp bốn lần hiệu năng của tài nguyên thiên nhiên. Và như vậy là giảm ô nhiễm bốn lần. Một ví dụ, từ 10 năm nay, tập đoàn đa quốc gia DuPont của Mỹ đã tìm cách hạn chế lãng phí năng lượng ở tất cả các cấp độ. Trong thời gian này, mức tiêu thụ năng lượng của tập đoàn đã giảm 7% và các lượng khí gây hiệu ứng nhà kính giảm 72%. Năng suất cũng tăng 30%.
Ý tưởng quan trọng thứ hai là “sinh thái học công nghiệp”. Đây thực chất là việc xây dựng các hệ thống sản xuất như các hệ sinh thái. Người ta bắt chước các chu trình của tự nhiên bằng cách tạo ra các vòng khép kín ở đó tất cả các chất thải đều được tái sử dụng. Các chất thải của nhà máy này có thể trở thành nguyên liệu của nhà máy kia; nhiệt tỏa ra bởi một cỗ máy có thể trở thành nguồn sưởi ấm; một lượng nước nhất định có thể được sử dụng trong nhiều nhà máy… Các ưu điểm của phương pháp này vừa mang tính kinh tế (giảm chi phí), vừa mang tính sinh thái (giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính). “Công viên sinh thái” Kalundborg, gần Copenhague

“Nước ảo” cứu giúp các nước khô hạn
Để sản xuất ra một kilogram lúa mì, cần phải có 1000 lít nước. Các chuyên gia đã nghĩ ra một từ để chỉ lượng nước không tồn tại trong sản phẩm (hạt ngô) mà được sử dụng trong quá trính sản xuất ra nó, là “nước ảo”. Nước ảo làm xuất hiện sự phân biệt giữa các nước xuất khẩu và các nước nhập khẩu nước. Mỹ, nước có các nguồn tài nguyên nước dồi dào, đang bị cạn dần trữ lượng của mình khi dành 1/15 lượng nước sử dụng được của mình cho canh tác nông nghiệp xuất khẩu. Ngược lại, Trung Quốc và Nhật Bản, những nước nhập khẩu lớn lương thực và thực phẩm, và như vậy là nước ảo, tiết kiệm được nguồn tài nguyên nước thực của mình. Đo những trao đổi quốc tế trong lĩnh vực này cho phép dự báo được các nạn thiếu nước trong tương lai. Vì cần phải có 1000 tấn nước để thu được một tấn lúa mì, nên nhập khẩu một triệu tấn lúa mì cũng có nghĩa là nhập khẩu một tỷ tấn nước. Thật vậy, năm 2000, các nhập khẩu ngô đã cho phép Ai Cập tiết kiệm được 2,7 tỷ mét khối nước. Việc này khong chỉ liên quan đến canh tác nông nghiệp: cần phải có 4000 lít nước để tạo ra được một chiếc áo phông và 35.000 lít để tạo ra được một chiếc xe hơi.

(Đan Mạch), là hình mẫu tiêu biểu của một sự cộng sinh công nghiệp như vậy. Tổng cộng, người ta đã thống kê được 19 trao đổi giữa các nhà máy. Nhà máy lọc dầu cung cấp nước thải để làm lạnh cho nhà máy nhiệt điện. Nhà máy nhiệt điện bán hơi nước cho ba nhà máy và thành phố dùng để sưởi ấm, và nước nóng cho một trang trại nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, nhà máy điện còn tiến hành khử sunfua của các khí thải để tạo ra thạch cao (lưu huỳnh+vôi) và bán cho một công ty chế tạo tấm đúc xây dựng. Công ty xây dựng này đã có thể ngừng nhập thạch cao tự nhiên từ Tây Ban Nha… Tổng cộng, các tiết kiệm đã cho phép giảm 20.000 tấn dầu, 200.000 tấn thạch cao và 2,9 triệu mét khối nước. Các khoản đầu tư cho kỹ thuật này được khấu hao hết sau 5 năm.
“Chủ nghĩa tư bản tự nhiên” đã được ứng dụng tại nhiều nhà máy tiên phong. Nó dựa vào tiến bộ, đặc biệt là tiến bộ công nghệ, để giải quyết các vấn đề về tiếp liệu và ô nhiễm, tạo thêm tiện nghi cho xã hội tiêu dùng hiện đại. Đây chính là nguyên nhân khiến các nhà sinh thái học cấp tiến phản đối: và nếu, rốt cuộc, các lợi ích thu được chỉ làm tăng thêm sản xuất, và như vậy là ô nhiễm thì sao? Đó là “hiệu ứng bóng nảy”, theo đó mọi lợi ích sinh thái có nguy cơ bị triệt tiêu bởi sự gia tăng còn lớn hơn lượng tiêu thụ. Theo lập luận này, đưa vào thị trường các ôtô sử dụng ít xăng hơn sẽ khuyến khích việc sử dụng nhiều ôtô và kết cục là mức độ ô nhiễm vẫn không những không giảm mà còn tiếp tục tăng.Các đối thủ của “chủ nghĩa tư bản tự nhiên” và của phát triển bền vững cũng đưa ra giải pháp của riêng mình, hà khắc hơn, đó là “giảm tăng trưởng”. Những người “giảm trưởng” này muốn gì? Đoạn tuyệt với phát triển chăng? Họ dựa vào các nghiên cứu của nhà kinh tế học Nicholas Georgescu Roegen, mất năm 1994. Roegen đã trở thành cha đẻ của “kinh tế sinh thái” bằng cách gắn cho môi trường các nguyên tắc của nhiệt động học, được Sadi Carnot phát triển năm 1824: một cỗ máy không bao giờ có thể tạo ra toàn bộ năng lượng mà nó đã tiêu thụ. Tương tự, con người sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không thể tái tạo được như ban đầu. Cuồng nhiệt chạy theo tăng trưởng đã làm cạn kiệt các nguồn năng lượng đồng thời làm ô nhiễm không khí và nước. Vì vậy, cần phải sản xuất ít hơn và tiêu thụ ít hơn: giảm thời gian lao động, sản xuất thủ công chứ không sản xuất công nghiệp hàng loạt, nông nghiệp sinh thái chứ không canh tác công nghiệp và thâm canh, sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh chứ không sử dụng năng lượng hóa thạch…
Những người bảo vệ môi trường mạnh mẽ nhất đã áp dụng tư tưởng này trong cuộc sống hằng ngày của họ: không đi máy bay và ôtô, vứt bỏ vô tuyến, tủ lạnh vào thùng giác và tích cực làm vườn. Tuy nhiên, tư tưởng này không thể đứng vững. Bởi lẽ, giảm tiêu thụ nghĩa là cầu giảm, mà cầu giảm thì cung không thể tăng, và như vậy dẫn đến trì trệ về kinh tế. Những người “giảm trưởng” thừa nhận rằng việc ứng dụng các tư tưởng của họ trên toàn cầu chắc chắn không thể xảy ra trong nay mai. Nhưng họ nhấn mạnh rằng tư tưởng này có thể áp dụng được cho từng cá nhân, ngay hôm nay: tại sao lại không đi ôtô chung, hoặc đi xe bus thay vì mỗi người một xe? Tại sao không sửa các máy móc có thể sửa thay vì vứt đi mua cái mới, sử dụng đồ dùng nhiều lần thay vì dùng đồ một lần…?
 

Anh Thư 
Nguồn tin: Theo Ca m’intéresse   

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)