Vì sao có nhiều nhà “khoa học hoang tưởng”

Gần đây có nhà “cuồng triết” tuyên bố dùng triết học mà giải được những vấn đề toán hóc búa, muốn “sống mái một phen” với giới khoa học gia, được báo đài đua nhau tán tụng là “nhà khoa học dân gian”.

Kì thực danh hiệu “nhà khoa học dân gian” không thỏa đáng, dễ khiến người ta lầm rằng khoa học có hai loại chính thống và dân gian. Vì thế tôi muốn dùng danh hiệu “nhà khoa học hoang tưởng” để chỉ những người không qua đào tạo bài bản, không đủ kiến thức chuyên môn nhưng lại tự cho mình đã có những phát minh vĩ đại. Vì không được giới khoa học thừa nhận nên họ dốc kiệt đời mình để chứng chứng tỏ bản thân.
 

Nhà khoa học hoang tưởng không phải “đặc sản” của Trung Quốc. Nửa thế kỷ trước, Martin Gardner1 đã miêu tả 5 đặc điểm của các nhà khoa học hoang tưởng phương Tây như sau:
– Họ tự cho mình là thiên tài
– Họ cho rằng tất cả những nhà khoa học nghiên cứu cùng vấn đề như họ đều ngu dốt
– Họ nghĩ rằng mình bị giới “học phiệt” kỳ thị và đàn áp
– Họ hết sức công kích những nhà khoa học vĩ đại nhất cùng những lý thuyết khoa học cơ bản nhất
– Tác phẩm của họ vô lý, dùng một lượng lớn thuật ngữ tự nghĩ ra, lời lẽ rối rắm
Thế nhưng những nhà khoa học hoang tưởng Trung Quốc còn thêm những nét “đặc sắc Trung Quốc”. Ngoài việc bị giới “học phiệt đàn áp”, họ còn phải chịu thêm áp bức từ “khoa học phương Tây”, do là người Trung Quốc nên bị kỳ thị. Mang lòng tin không thể lay chuyển, họ “treo nghìn vàng cho ai khiêu chiến”, thậm chí đòi “một phen sống mái”.
Thế nhưng, giả dụ có người “ứng chiến”, chỉ ra chỗ sai lầm thì họ thà chết không nhận sai. Trở nên mẫn cảm với phê bình, họ càng phản ứng càng dữ dội. Ai mà tình cờ phê phán mấy câu, họ thù. Họ cay cú, từ bỏ cuộc sống bình thường, chỉ theo đuổi mục đích duy nhất là tranh biện. Cũng có lúc họ làm báo chí cảm động mà bất bình thay.
Ngoài ra, còn một  “đặc sắc Trung Quốc” nữa mà phương Tây còn phải theo dài là số lượng nhà khoa học hoang tưởng. Luôn thấy bóng các nhà khoa học hoang tưởng tại các cổng viện nghiên cứu trường, đại học; trên các diễn đàn khoa học online thì tràn ngập. Nói không ngoa, cứ một, hai tuần là tôi lại nhận được một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học hoang tưởng với mong muốn tôi giải oan cho “nạn nhân của nền khoa học hủ bại”; đề nghị sau này cùng chung hưởng danh tiếng và lợi nhuận. Có người gửi liên tục. Đặc biệt, có người còn gửi cho tôi vài chục lần cái gọi là đề án “động cơ vĩnh cửu”.
Có mấy nguyên nhân khiến Trung Quốc thịnh hành các nhà khoa học hoang tưởng. Đầu tiên là nguyên nhân truyền thống. Trung Quốc không hề có truyền thống khoa học, chỉ có truyền thống kỹ thuật, “bốn phát minh lớn” 2 (tứ đại phát minh) mà người Trung Quốc vẫn sung sướng nhắc đi nhắc lại chính là nó. Kỳ thực, tư tưởng, phương pháp và nội hàm của khoa học và kỹ thuật khác xa nhau, thế nhưng người Trung Quốc lại thường gộp lại. Phát minh kỹ thuật có lúc chỉ cần nhờ vào kinh nghiệm và thông minh là nảy ra, một số người lại lầm tưởng đã tìm ra đường tắt cho khoa học.
Thứ hai là nguyên nhân văn hoá. Trước kia Trung Quốc không có ý thức về “tính chuyên nghiệp”, chỉ thích “toàn tài”, “đa tài”, không xem trọng – thậm chí xem thường – người chuyên nghiệp; cho rằng chỉ cần ngộ “đạo” là có thể thấu suốt mọi điều, vấn đề gì cũng có thể giải thích, lĩnh vực nào cũng có thể ngồi phán. Quan niệm đó rất phổ biến trong giới nhân văn. Trong mắt họ, nhà khoa học chỉ là những kỹ thuật viên tỉ mẩn – không như họ, nắm được tư tưởng triết học tiên tiến rồi thì có tầm nhìn xa trông rộng, lãnh đạo được khoa học, chỉ ra được quy luật phát triển của khoa học. Môi trường văn hoá đó khiến rất nhiều người trên trời dưới bể về các vấn đề khoa học.
Thứ ba là nguyên nhân chính trị. Đến nay, “dư độc” của việc coi thường tột bậc nhà khoa học, hết lời ca ngợi  “quần chúng lao động sáng tạo” thời “Đại nhảy vọt” và “Cách mạng văn hoá” vẫn tồn không ít. Hết Cách mạng văn hoá, người ta vẫn kêu gọi toàn dân “tiến quân vào khoa học”, xem việc nghiên cứu khoa học như phong trào quần chúng. Tiếp đến là tôn Trần Cảnh Nhuận3 làm gương cho cả nước học tập, khiến tỉnh nào huyện nào cũng xuất hiện ngàn vạn Trần Cảnh Nhuận.
Hiện nay thì phần nhiều vì kinh tế. Do chính sách thúc đẩy kỹ thuật, khi nhiều người nghiên cứu chuyên nghiệp dùng những kết quả giả dối để kiếm tiền thì nhà khoa học hoang tưởng cũng xây mộng dùng “thành quả khoa học kỹ thuật” để phát tài, cuối cùng cố ý hay vô ý mà lừa đảo. Việc này không phải không có tiền lệ. 20 năm trước, trò “biến nước thành xăng” của anh chàng lái xe bus Vương Hồng Thành đã nhận được sự hỗ trợ lớn của đủ các cơ quan nhà nước, đến 10 năm sau mới bị lộ, làm nhà nước thiệt hại tới hơn 400 triệu tệ. Năm 1999, ở Nam Nhai, Hà Nam, người ta bắt đầu chế tạo “động cơ vĩnh cửu” theo thiết kế của bí thư Vương Văn Bân. Mất 4 năm và hơn 20 triệu tệ, người ta mua được bài học là trên đời này không tồn tại động cơ vĩnh cửu.
Nhờ những nguyên nhân chồng chéo kể trên mà viễn cảnh phồn thịnh của các nhà khoa học hoang tưởng Trung Quốc còn dài. Chỉ cần không lừa đảo thì họ vẫn có quyền hạnh phúc trong hoang tưởng, không việc gì phải thay đổi. Đã gàn dở thì không thể nói suông mà thay đổi. Giờ tôi vẫn chưa thấy một nhà khoa học hoang tưởng nào nhờ được chỉ bảo mà lột xác. Nhưng với những nhà nghiên cứu nghiệp dư không cố chấp thì chúng ta có thể thẳng thắn với họ:
Thứ nhất, yêu khoa học là điều tốt, song phải hiểu rõ hạn chế của bản thân. Trong bối cảnh khoa học đã phát triển ở mức rất cao, tính chuyên nghiệp càng ngày càng sâu sắc như hiện nay, thì người không được đào tạo quy củ sẽ không thể có phát minh lớn; không việc gì phải giải quyết việc trên trời dưới biển mà chỉ cần giải quyết các vấn đề nhỏ trong tầm tay. Trong các việc như quan trắc thiên văn, quan sát thiên nhiên, phát hiện hoá thạch hay các loài sinh vật mới… thì nhà nghiên cứu nghiệp dư vẫn có đất dụng võ để khỏi bị biến thành nhà khoa học hoang tưởng.

Thứ hai, nên gắng hợp tác với các nhà khoa học, tôn trọng học thuật, cố theo đường thông thường để được giới khoa học thừa nhận, không nên lợi dụng báo chí hay sự suy tôn dân gian để bức các nhà khoa học. Mà làm vậy cũng không kết quả.
Báo chí cũng không nên tung hô các nhà khoa học hoang tưởng, vừa khiến họ không thể trở lại cuộc sống bình thường, vừa khiến công chúng hiểu lầm về giới khoa học, nghĩ rằng giới khoa học đang đè nén những thiên tài thực thụ. Những người làm báo không có kiến thức khoa học chuyên nghiệp, không phân biệt được thật giả cũng nên xác định lại vị trí, đừng nghĩ mình là vua không vương miện trong giới khoa học. Nghiên cứu khoa học có quy luật riêng. Trong lịch sử khoa học, xưa nay chưa từng có sự can thiệp bên ngoài nào thúc đẩy được khoa học, bất kể đó là chính trị, tôn giáo, hay báo chí.

Việt Anh dịch – “Báo Quan sát kinh tế” (TQ)

—————

Kì thực danh hiệu “nhà khoa học dân gian” không thỏa đáng, dễ khiến người ta lầm rằng khoa học có hai loại chính thống và dân gian. Vì thế tôi muốn dùng danh hiệu “nhà khoa học hoang tưởng” để chỉ những người không qua đào tạo bài bản, không đủ kiến thức chuyên môn nhưng lại tự cho mình đã có những phát minh vĩ đại. Vì không được giới khoa học thừa nhận nên họ dốc kiệt đời mình để chứng chứng tỏ bản thân.
 
Nhà khoa học hoang tưởng không phải “đặc sản” của Trung Quốc. Nửa thế kỷ trước, Martin Gardner1 đã miêu tả 5 đặc điểm của các nhà khoa học hoang tưởng phương Tây như sau:
– Họ tự cho mình là thiên tài
– Họ cho rằng tất cả những nhà khoa học nghiên cứu cùng vấn đề như họ đều ngu dốt
– Họ nghĩ rằng mình bị giới “học phiệt” kỳ thị và đàn áp
– Họ hết sức công kích những nhà khoa học vĩ đại nhất cùng những lý thuyết khoa học cơ bản nhất
– Tác phẩm của họ vô lý, dùng một lượng lớn thuật ngữ tự nghĩ ra, lời lẽ rối rắm
Thế nhưng những nhà khoa học hoang tưởng Trung Quốc còn thêm những nét “đặc sắc Trung Quốc”. Ngoài việc bị giới “học phiệt đàn áp”, họ còn phải chịu thêm áp bức từ “khoa học phương Tây”, do là người Trung Quốc nên bị kỳ thị. Mang lòng tin không thể lay chuyển, họ “treo nghìn vàng cho ai khiêu chiến”, thậm chí đòi “một phen sống mái”.
Thế nhưng, giả dụ có người “ứng chiến”, chỉ ra chỗ sai lầm thì họ thà chết không nhận sai. Trở nên mẫn cảm với phê bình, họ càng phản ứng càng dữ dội. Ai mà tình cờ phê phán mấy câu, họ thù. Họ cay cú, từ bỏ cuộc sống bình thường, chỉ theo đuổi mục đích duy nhất là tranh biện. Cũng có lúc họ làm báo chí cảm động mà bất bình thay.
Ngoài ra, còn một  “đặc sắc Trung Quốc” nữa mà phương Tây còn phải theo dài là số lượng nhà khoa học hoang tưởng. Luôn thấy bóng các nhà khoa học hoang tưởng tại các cổng viện nghiên cứu trường, đại học; trên các diễn đàn khoa học online thì tràn ngập. Nói không ngoa, cứ một, hai tuần là tôi lại nhận được một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học hoang tưởng với mong muốn tôi giải oan cho “nạn nhân của nền khoa học hủ bại”; đề nghị sau này cùng chung hưởng danh tiếng và lợi nhuận. Có người gửi liên tục. Đặc biệt, có người còn gửi cho tôi vài chục lần cái gọi là đề án “động cơ vĩnh cửu”.
Có mấy nguyên nhân khiến Trung Quốc thịnh hành các nhà khoa học hoang tưởng. Đầu tiên là nguyên nhân truyền thống. Trung Quốc không hề có truyền thống khoa học, chỉ có truyền thống kỹ thuật, “bốn phát minh lớn” 2 (tứ đại phát minh) mà người Trung Quốc vẫn sung sướng nhắc đi nhắc lại chính là nó. Kỳ thực, tư tưởng, phương pháp và nội hàm của khoa học và kỹ thuật khác xa nhau, thế nhưng người Trung Quốc lại thường gộp lại. Phát minh kỹ thuật có lúc chỉ cần nhờ vào kinh nghiệm và thông minh là nảy ra, một số người lại lầm tưởng đã tìm ra đường tắt cho khoa học.
Thứ hai là nguyên nhân văn hoá. Trước kia Trung Quốc không có ý thức về “tính chuyên nghiệp”, chỉ thích “toàn tài”, “đa tài”, không xem trọng – thậm chí xem thường – người chuyên nghiệp; cho rằng chỉ cần ngộ “đạo” là có thể thấu suốt mọi điều, vấn đề gì cũng có thể giải thích, lĩnh vực nào cũng có thể ngồi phán. Quan niệm đó rất phổ biến trong giới nhân văn. Trong mắt họ, nhà khoa học chỉ là những kỹ thuật viên tỉ mẩn – không như họ, nắm được tư tưởng triết học tiên tiến rồi thì có tầm nhìn xa trông rộng, lãnh đạo được khoa học, chỉ ra được quy luật phát triển của khoa học. Môi trường văn hoá đó khiến rất nhiều người trên trời dưới bể về các vấn đề khoa học.
Thứ ba là nguyên nhân chính trị. Đến nay, “dư độc” của việc coi thường tột bậc nhà khoa học, hết lời ca ngợi  “quần chúng lao động sáng tạo” thời “Đại nhảy vọt” và “Cách mạng văn hoá” vẫn tồn không ít. Hết Cách mạng văn hoá, người ta vẫn kêu gọi toàn dân “tiến quân vào khoa học”, xem việc nghiên cứu khoa học như phong trào quần chúng. Tiếp đến là tôn Trần Cảnh Nhuận3 làm gương cho cả nước học tập, khiến tỉnh nào huyện nào cũng xuất hiện ngàn vạn Trần Cảnh Nhuận.
Hiện nay thì phần nhiều vì kinh tế. Do chính sách thúc đẩy kỹ thuật, khi nhiều người nghiên cứu chuyên nghiệp dùng những kết quả giả dối để kiếm tiền thì nhà khoa học hoang tưởng cũng xây mộng dùng “thành quả khoa học kỹ thuật” để phát tài, cuối cùng cố ý hay vô ý mà lừa đảo. Việc này không phải không có tiền lệ. 20 năm trước, trò “biến nước thành xăng” của anh chàng lái xe bus Vương Hồng Thành đã nhận được sự hỗ trợ lớn của đủ các cơ quan nhà nước, đến 10 năm sau mới bị lộ, làm nhà nước thiệt hại tới hơn 400 triệu tệ. Năm 1999, ở Nam Nhai, Hà Nam, người ta bắt đầu chế tạo “động cơ vĩnh cửu” theo thiết kế của bí thư Vương Văn Bân. Mất 4 năm và hơn 20 triệu tệ, người ta mua được bài học là trên đời này không tồn tại động cơ vĩnh cửu.
Nhờ những nguyên nhân chồng chéo kể trên mà viễn cảnh phồn thịnh của các nhà khoa học hoang tưởng Trung Quốc còn dài. Chỉ cần không lừa đảo thì họ vẫn có quyền hạnh phúc trong hoang tưởng, không việc gì phải thay đổi. Đã gàn dở thì không thể nói suông mà thay đổi. Giờ tôi vẫn chưa thấy một nhà khoa học hoang tưởng nào nhờ được chỉ bảo mà lột xác. Nhưng với những nhà nghiên cứu nghiệp dư không cố chấp thì chúng ta có thể thẳng thắn với họ:
Thứ nhất, yêu khoa học là điều tốt, song phải hiểu rõ hạn chế của bản thân. Trong bối cảnh khoa học đã phát triển ở mức rất cao, tính chuyên nghiệp càng ngày càng sâu sắc như hiện nay, thì người không được đào tạo quy củ sẽ không thể có phát minh lớn; không việc gì phải giải quyết việc trên trời dưới biển mà chỉ cần giải quyết các vấn đề nhỏ trong tầm tay. Trong các việc như quan trắc thiên văn, quan sát thiên nhiên, phát hiện hoá thạch hay các loài sinh vật mới… thì nhà nghiên cứu nghiệp dư vẫn có đất dụng võ để khỏi bị biến thành nhà khoa học hoang tưởng.
Thứ hai, nên gắng hợp tác với các nhà khoa học, tôn trọng học thuật, cố theo đường thông thường để được giới khoa học thừa nhận, không nên lợi dụng báo chí hay sự suy tôn dân gian để bức các nhà khoa học. Mà làm vậy cũng không kết quả.
Báo chí cũng không nên tung hô các nhà khoa học hoang tưởng, vừa khiến họ không thể trở lại cuộc sống bình thường, vừa khiến công chúng hiểu lầm về giới khoa học, nghĩ rằng giới khoa học đang đè nén những thiên tài thực thụ. Những người làm báo không có kiến thức khoa học chuyên nghiệp, không phân biệt được thật giả cũng nên xác định lại vị trí, đừng nghĩ mình là vua không vương miện trong giới khoa học. Nghiên cứu khoa học có quy luật riêng. Trong lịch sử khoa học, xưa nay chưa từng có sự can thiệp bên ngoài nào thúc đẩy được khoa học, bất kể đó là chính trị, tôn giáo, hay báo chí.

Việt Anh dịch – “Báo Quan sát kinh tế” (TQ)

—————

CHÚ THÍCH:
1. Martin Gardner (1914- ): Nhà toán học, rất nổi tiếng với các tác phẩm phổ biến khoa học, đặc biệt  ông chuyên vạch trần khoa học giả mạo.
2. Tứ đại phát minh: la bàn, thuốc súng, kỹ thuật làm giấy và kỹ thuật in ấn.
3. Trần Cảnh Nhuận (1933 – 1996), nhà toán học Trung Quốc nổi tiếng thế giới. Vì có thời đang làm ở  thư viện ông vẫn nghiên cứu giải quyết Bài toán Waring, Phỏng đoán Goldbach và Phỏng đoán Legendre nên mới được xưng tụng.

2 ảnh trên: Phương Chu Tử , Martin Gardner, những người chuyên chống giả mạo trong khoa học.

Phương Chu Tử

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)