Đầu tư vào con người song song với việc thay đổi cơ chế quản lý khoa học

Quản lý khoa học chỉ phát huy tốt và hiệu quả trong một cơ chế mở với điều kiện trong đó mọi người làm việc thành thật trong tinh thần tin cậy lẫn nhau.

Trong nông nghiệp, người ứng dụng kết quả nghiên cứu là doanh nghiệp và người sử dụng sản phẩm khoa học một cách đại trà là nông dân. Công tác nghiên cứu ở đại học và viện nghiên cứu quan trọng đã đành, mà công tác giáo dục nông dân – là thành phần chủ lực trong sản xuất nông nghiệp – để họ trở thành những người có trình độ cao, tay nghề vững để tham gia vào chuỗi giá trị cũng quan trọng không kém.

Qua kinh nghiệm về quản lí khoa học ở Úc, ngân sách nhà nước mỗi năm chi 5-6 tỷ đô la (chiếm 5% GDP) cho nghiên cứu khoa học. Ngoài việc xây dựng cơ chế hoạt động chặt chẽ, minh bạch cho các cơ quan tài trợ và quản lí dự án khoa học, để cơ chế quản lí khoa học hiệu quả, Nhà nước phải chú trọng đào tạo con người và xây dựng xã hội với những đặc tính: 1) Xem nghiên cứu là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu để đánh giá giáo viên/nghiên cứu viên và đại học/viện nghiên cứu; 2) Phải giới hạn giờ dạy của giáo viên đại học, và không cho phép công chức làm việc “ngoài luồng”. Muốn vậy lương phải đủ sống; 3) Nghiên cứu phải là một hoạt động trực tiếp/gián tiếp tăng thêm thu nhập cho giáo viên/nghiên cứu viên; 4) Xây dựng thang điểm lương riêng cho thành phần giáo viên/nghiên cứu viên để giữ chân những nhà khoa học tốt, dày kinh nghiệm trong nghiên cứu.

Quản lý khoa học chỉ phát huy tốt và hiệu quả trong một cơ chế mở với điều kiện trong đó mọi người làm việc thành thật trong tinh thần tin cậy lẫn nhau.

(*) ĐH Nông nghiệp Hà Nội, Đại học RMIT – Úc

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)