Hợp tác KH&CN: Từ thụ động sang chủ động
Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án hội nhập quốc tế về KH&CN đến năm 2020 mà theo ông Mai Hà, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ KH&CN, sẽ có tác dụng thay đổi tính thụ động thành chủ động trong hợp tác về KH&CN.
Những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ đã và đang tác động sâu sắc đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Thế giới với các nền văn hóa và truyền thống sản xuất đa dạng đang phát triển với những tốc độ khác nhau và đạt những thành quả ở những mức độ khác nhau.
Ta hãy xem, những yếu tố nào có ảnh hưởng quyết định đến tốc độ phát triển:
Thứ nhất: Văn hóa vì sự phát triển là nền tảng cho phát triển;
Thứ hai: Môi trường phát triển cạnh tranh lành mạnh là yếu tố động lực – quyết định cho phát triển;
Thứ ba: Lao động sáng tạo và tri thức khoa học và công nghệ là công cụ đắc lực nhất cho phát triển.
Phát triển và mở rộng các quan hệ hợp tác về KH&CN Việt Nam chúng ta đã ký kết các văn bản pháp lý về hợp tác KH&CN với khoảng 80 nước, vùng lãnh thổ (từ Bản ghi nhớ MOU cho tới các hiệp định hợp tác cấp Bộ và Chính phủ). Những Hiệp định hợp tác về KH&CN và các thỏa thuận quan trọng với các nước như: Đan Mạch, Pháp, Chi lê, Panama, Thụy Điển, Nga, New Zealand, Brazil, Lào, Hoa Kỳ, Uruguay… Bộ KH&CN cũng đang cùng đối tác Australia hoàn tất những thủ tục cuối cùng cho việc ký kết hiệp định hợp tác về KH&CN trên cơ sở nâng cấp Bản ghi nhớ hợp tác ký giữa hai Chính phủ từ năm 1992. |
Trong mấy thập kỷ vừa qua, KH&CN Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, thực sự đóng góp to lớn vào thành công của sự nghiệp đổi mới, đã hoàn thành về cơ bản việc xây dựng nền tảng pháp lý cho hoạt động KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Đội ngũ nhân lực KH&CN nước ta cũng ngày càng tăng về số lượng, và về chất lượng, bước đầu có đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ khoa học của quốc gia. Song cũng có những thách thức không nhỏ đó là thiếu hụt nhân lực trình độ cao, thiếu cơ sở vững chắc cho môi trường cạnh tranh lành mạnh và bất cập về quản lý kinh tế vĩ mô.
Chính trong điều kiện đó, việc thông qua Đề án hội nhập quốc tế về KH&CN là để tạo những bước đột phá trong việc nâng cao tiềm lực KH&CN Việt Nam nói chung, trong đó có vấn đề nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới, vấn đề nhân lực trình độ cao và hiệu quả tổ chức thực hiện R&D tại Việt Nam.
Ông có thể điểm qua những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế về KH&CN trong giai đoạn hiện nay?
Cơ hội mở ra cho KH&CN Việt Nam là rất lớn, đó là chúng ta có thể: Tiếp cận nhanh và khách quan tới những tiến bộ KH&CN của thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao, mua bán công nghệ, và khai thác các nguồn lực từ nước ngoài (tài chính, thông tin, nhân lực, cơ sở vật chất lỹ thuật KH&CN..) để phát triển tiềm lực khoa học và đổi mới công nghệ trong nước; đồng thời có điều kiện để tiếp cận đa dạng tới các hình thức đào tạo tiên tiến để phát triển đội ngũ các nhà khoa học và cán bộ quản lý KH&CN.
Tuy nhiên, thách thức đối với KH&CN Việt Nam là không nhỏ, do tính hiệu quả trong phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam còn rất hạn chế, thể chế kinh tế thị trường đang được hình thành nhưng thiếu bài bản, dẫn đến việc vai trò của KH&CN được nhìn nhận khá hình thức và do vậy còn phải mất nhiều năm để kinh tế – xã hội cần đến KH&CN như điều kiện sống còn để phát triển; hệ thống chính sách tài chính và cơ sở hạ tầng đội ngũ cán bộ về KH&CN chưa đáp ứng với điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế.
Ông có thể cho biết ý nghĩa cơ bản của Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ?
Ý nghĩa cơ bản của Đề án hội nhập quốc tế về KH&CN là thay đổi tính thụ động thành chủ động trong hợp tác bình đẳng về KH&CN, đa dạng hóa và đa phương hóa hình thức hợp tác và phương thức đầu tư hiệu quả cùng có lợi, phát triển KH&CN theo chiều sâu, tranh thủ tối đa cơ hội tiếp cận công nghệ cao nhằm phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam.
Ông có thể nói cụ thể hơn về điều này.
Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN
Trong giai đoạn 2006 – 2010, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp tốt với các đơn vị liên quan đề xuất, hoàn tất các thủ tục đưa vào kế hoạch thực hiện gần 200 nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo nghị định thư (NĐT), qua đó nhiều giải pháp KH&CN mang tính đột phá từ những cường quốc KH&CN như Hoa Kỳ, Nhật bản, Pháp, Đức, Úc, vv đã được chuyển giao về Việt Nam, nhiều tri thức mới về KH&CN đã được các nhà khoa học Việt Nam tiếp thu, ứng dụng và từng bước làm chủ được một số công nghệ tiên tiến, rút ngắn thời gian nghiên cứu trong nước phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng và an ninh; đồng thời góp phần đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghiên cứu và quản lý của đội ngũ cán bộ KH&CN trong nước, tiếp cận trình độ quốc tế, góp phần nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, tăng cường cở sở vật chất cho một số cơ sở nghiên cứu – triển khai trong nước. Hiện nay, ta đã xây dựng và mở rộng nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo NĐT với 20 nước trên thế giới với sự tham gia của hơn 20 Bộ, ngành và địa phương trong cả nước, hợp tác đi vào chiều sâu với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. |
Phương thức hợp tác quốc tế về KH&CN trong những thập kỷ trước đây cũng đi theo lộ trình gần tương tự như vậy, chúng ta đã chọn phương thức tương đối ‘thụ động’: chủ yếu là xin tài trợ, xin thiết bị, học hỏi, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tham gia nghiên cứu tại nước bạn. Trong khi đó, việc tiến hành nghiên cứu chung, tìm kiếm công nghệ, chuyển giao công nghệ còn có những khoảng cách nhất định đó là vì năng lực KH&CN của Việt Nam còn hạn chế.
Hiện nay chúng ta đã và đang mở rộng các mối quan hệ thông qua việc ký kết các hiệp định/thỏa thuận hợp tác song phương, tích cực tham gia trong các diễn đàn hợp tác KH&CN đa phương (ASEAN, APEC, ASEM, UNESCO, …). Và ở góc độ nào đó, trong các mối quan hệ này đang có chiều hướng đổi từ chiều “thụ động” sang chiều “chủ động” hơn.
Cùng với sự trưởng thành và lớn mạnh về năng lực KH&CN của các tổ chức KH&CN trong nước, sự hỗ trợ từ nhà nước thông qua các cơ chế khuyến khích cụ thể, và đặc biệt là xuất phát từ nhu cầu phát triển của kinh tế – xã hội Việt Nam, các hoạt động hợp tác và hội nhập KH&CN quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới chắc chắn sẽ có đổi mới theo hướng chủ động hơn: chủ động trong việc lựa chọn vấn đề hợp tác, lựa chọn đối tác, lĩnh vực ưu tiên và trách nhiệm đóng góp. Chúng ta đã chủ động hơn và bình đẳng hơn!
Để thực hiện được những mục tiêu của Đề án đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện. Vậy theo ông đâu là những giải pháp chủ yếu?
Trên cơ sở nhận thức rõ thực trạng, thách thức và đặc biệt là xác định rõ mục tiêu của hội nhập KH&CN Việt Nam đến năm 2020, Đề án đã chỉ rõ một số nhóm nhiệm vụ và giải pháp, cụ thể như sau:
1. Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu chung trong khuôn khổ các thỏa thuận song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực và quốc tế; thu hút các chuyên gia, nhà KH&CN Việt Nam ở nước ngoài; khuyến khích cán bộ KH&CN Việt Nam tham gia các chương trình nghiên cứu quốc tế; … qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lý theo hướng liên kết với các đối tác có tiềm lực mạnh về KH&CN.
2. Huy động có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN từ nguồn ngân sách nhà nước, cũng như đa dạng hóa các nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
3. Tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ hội nhập quốc tế về KH&CN, qua việc khai thác hiệu quả mạng thông tin KH&CN VINAREN, và các mạng tri thức KH&CN lớn khác trên thế giới như GLORIAD, APAN, tăng cường hiệu quả hoạt động của mạng lưới đại diện KH&CN Việt Nam ở nước ngoài…;
4. Hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, trong đó mua sáng chế trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên; đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động tổ chức sự kiện KH&CN quy mô khu vực và thế giới, thành lập Trung tâm chuyển giao công nghệ ASEAN + 3, APEC tại Việt Nam; …
5. Đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.
Xin cảm ơn ông!
P.V thực hiện