Không nên ám ảnh bởi công bố “thuần Việt”
Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Hoài (Viện Nghiên cứu và phát triển Công nghệ thông tin, ĐH Hà Nội), trong giai đoạn này, thay vì bị ám ảnh về chuyện “công bố thuần Việt”, chúng ta đánh giá vai trò của nhà nghiên cứu Việt Nam trong công bố quốc tế mà họ tham gia, xem họ là tác giả thứ nhất hay tác giả liên hệ.
Có thể thấy rằng, đối với công nghệ thông tin và một số lĩnh vực khoa học thực nghiệm khác, việc tăng cường hợp tác quốc tế là điều bắt buộc vì chỉ thông qua đó, chúng ta mới có khả năng tận dụng được cơ sở hạ tầng tính toán tốt ở các quốc gia phát triển như Australia, Hàn Quốc. Với điều kiện cơ sở vật chất trong nước, việc có được những hệ thống siêu máy tính hoặc hệ thống máy tính hiệu năng cao (High Performance Computing) để chạy chương trình tính toán là điều rất khó thực hiện. Vì vậy chúng tôi phải tiến hành mở rộng hợp tác quốc tế thông qua việc liên kết với những người thầy cũ hoặc những nhóm nghiên cứu đối tác để chia sẻ thông tin… Khi cùng thực hiện đề tài nghiên cứu với họ thì đương nhiên, chúng tôi được phép sử dụng miễn phí các hạ tầng tính toán này.
Trong xu thế hiện nay của khoa học thế giới, việc hợp tác quốc tế là điều không còn phải bàn cãi vì vậy các nhà quản lý luôn có những cơ chế khuyến khích hợp tác. Ví dụ trường ĐH Seoul (Hàn Quốc), nơi đạt mức trung bình hằng năm là 4.000 công bố, đã thúc đẩy hợp tác bằng cơ chế tính điểm bài báo. Nếu tác giả bài báo có đồng tác giả là nhà nghiên cứu nước ngoài thì bài báo được tính điểm cao hơn so với bài được thực hiện hoàn toàn từ trong nước.
Vì vậy theo tôi, trong giai đoạn này, thay vì bị ám ảnh về chuyện “công bố thuần Việt”, chúng ta đánh giá vai trò của nhà nghiên cứu Việt Nam trong công bố quốc tế mà họ tham gia, xem họ là tác giả thứ nhất hay tác giả liên hệ, đây mới là yếu tố mang ý nghĩa quan trọng và khẳng định nội lực của nhà nghiên cứu.
Trong xu thế hiện nay của khoa học thế giới, việc hợp tác quốc tế là điều không còn phải bàn cãi vì vậy các nhà quản lý luôn có những cơ chế khuyến khích hợp tác. Ví dụ trường ĐH Seoul (Hàn Quốc), nơi đạt mức trung bình hằng năm là 4.000 công bố, đã thúc đẩy hợp tác bằng cơ chế tính điểm bài báo. Nếu tác giả bài báo có đồng tác giả là nhà nghiên cứu nước ngoài thì bài báo được tính điểm cao hơn so với bài được thực hiện hoàn toàn từ trong nước.
Vì vậy theo tôi, trong giai đoạn này, thay vì bị ám ảnh về chuyện “công bố thuần Việt”, chúng ta đánh giá vai trò của nhà nghiên cứu Việt Nam trong công bố quốc tế mà họ tham gia, xem họ là tác giả thứ nhất hay tác giả liên hệ, đây mới là yếu tố mang ý nghĩa quan trọng và khẳng định nội lực của nhà nghiên cứu.
Thanh Nhàn ghi
Đọc thêm:
Quy định số công bố ISI nên dựa trên tính đặc thù của từng lĩnh vực nghiên cứu
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&News=9056&CategoryID=36
(Visited 1 times, 1 visits today)