Nga: Điện hạt nhân là một ngành công nghiệp quan trọng

Vào ngày 20/8/1945, Liên bang Xô viết (USSR) đã thành lập một ủy ban đặc biệt để quản lý và đầu tư cho nghiên cứu về hạt nhân dưới sự dẫn dắt của Lavrentii P. Beriia. Ủy ban này đã trở thành nền tảng cho sự hình thành vào ngày 26/3/1953 của Bộ Chế tạo máy cỡ trung bình do ông Efim Pavlovich Slavsky làm bộ trưởng. Ý tưởng sử dụng năng lượng hạt nhân tạo ra điện năng đã được đưa ra từ năm 1947 và nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Obninsk đã hoàn thành vào năm 1954.

Năm 2013, Đài phát thanh “Tiếng vang Mátxcơva” phỏng vấn ông Sergei Kirienko, lúc đó là Tổng Giám đốc Tập đoàn ROSATOM (Nga), về những bước phát triển của năng lượng hạt nhân. Nhận thấy những giá trị hữu ích của nó, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngành công nghiệp hạt nhân Nga, Tia Sáng xin giới thiệu lại cuộc phỏng vấn này.

Xuất khẩu công nghệ hạt nhân

А. Venediktov: Hạt nhân là sản phẩm xuất khẩu của nước ta giống như dầu hỏa và khí đốt. Chúng ta sẽ bán các công nghệ hạt nhân và kỹ năng xây dựng nhà máy điện hạt nhân ra thế giới.

S. Kirienko: Nhân tiện đề cập đến đề tài ngành năng lượng nguyên tử xuất khẩu, tôi xin nhắc lại rằng đây là lịch sử đáng nhớ về Bộ trưởng Bộ Chế tạo máy cỡ trung bình (Bộ phụ trách ngành công nghiệp nguyên tử của Liên Xô cũ) Ephim Pavlovich Slavski. Huyền thoại này đã đi vào lịch sử của ngành, đó là tại hội nghị Trung ương Đảng, nơi người ta giáo huấn các bộ trưởng về vấn đề cần thiết phát triển sản xuất theo hướng xuất khẩu. Trong khoảnh khắc nào đó, một trong những bí thư Trung ương Đảng đang điều khiển hội nghị nhận thấy Ephim Pavlovich ngồi ngay tại hàng đầu tiên đang thiu thiu ngủ. “Ông Ephim Pavlovich, vấn đề này không liên quan gì đến ông sao?” Ephim Pavlovich mở một mắt và trả lời: “Không, tất cả các sản phẩm ngành của tôi đều dành cho xuất khẩu, người ta không làm bom cho chính mình”.

Nhìn chung ngành năng lượng nguyên tử theo một nghĩa nào đó đã luôn luôn là ngành xuất khẩu. Như vậy, tôi cho rằng với điều kiện công nghệ cao và xuất khẩu phi nguyên liệu – ơn chúa, nước Nga giàu có bởi dầu khí và các tài nguyên thiên nhiên khác nhưng tôi vẫn nghĩ rằng sự vượt trội của đất nước là việc bán các sản phẩm thặng dư được tạo bởi các nguồn tài nguyên tái tạo, bởi kiến thức, khả năng và trí thông minh của con người. Với điều kiện này cộng với nhu cầu cao hiện nay, đây là một trong những tiềm lực xuất khẩu chủ chốt của đất nước.

Đó là nhu cầu về năng lượng hay nhu cầu về các nhà máy điện?

Một câu hỏi rất hay. Tôi cho rằng tất cả phụ thuộc vào vị trí địa lý của đơn hàng. Đầu tiên tất nhiên là nhu cầu về năng lượng. Tất cả các nhà máy điện hạt nhân là nguồn sản xuất điện. Điều đó chứng thực việc gì? Thật sự rất gây tò mò đúng không. Đầu tiên khối lượng đặt hàng tại ROSATOM sau Fukushima đã tăng gấp rưỡi đồng nghĩa với việc các đơn đặt hàng dài hạn của chúng ta cũng tăng gấp rưỡi.

Tại sao?

Hiện tại hợp đồng của chúng ta là 66,5 tỷ USD, đây chỉ dựa trên các hợp đồng đã ký. Tiếp đến, IAEA đang thu thập các dữ liệu từ tất cả các nước. Là một tổ chức phi lợi nhuận, những dữ liệu của họ là đáng tin cậy, họ không theo đuổi các lợi ích tiếp thị. IAEA thực hiện liên tục các dự báo khối lượng các nhà máy được xây dựng. Dự báo của họ gần tới mức độ trước Fukushima. Đã từng có đánh giá 480-500 lò phản ứng sẽ có cho đến năm 2020. Đánh giá cuối cùng của IAEA là 460, có nghĩa là gần chạm mốc, đây là giới hạn sai số.

Đồng thời, hãy xem có gì thú vị, tôi hiểu rằng không cần giải thích tại sao các nước hoàn toàn không có khí đốt phải trông cậy vào năng lượng nguyên tử. Vậy cần phải làm gì? Cần giải quyết vấn đề an ninh năng lượng. Nhưng thật thú vị rằng hiện tại các nước có nguồn khí đốt ổn định đều có các chương trình phát triển to lớn ngành năng lượng nguyên tử.

Ví dụ?

UAE.

Có thể họ muốn tạo ra bom, giống như Iran?

Không. Với Iran thì tất cả đã rõ ràng, hiện tại hệ thống giám sát đã được xây dựng như vậy, cũng như không ai chứng minh được Iran đang chế tạo bom. Việc không có bằng chứng đầy đủ để nghi ngờ là nguyên nhân các cuộc kiểm tra rộng rãi và các chiến dịch quốc tế có quy mô về vấn đề Iran.

UAE cần lò phản ứng hạt nhân để làm gì?

Toàn cảnh bức tranh như sau. Trong số 20 quốc gia đứng đầu về trữ lượng dầu khí có 15 nước có chương trình năng lượng hạt nhân. Nguyên nhân thứ nhất – sự ổn định về giá cả. Hôm nay hội nghị bàn tròn cũng đã diễn ra, chúng tôi có nhớ lại. Tôi nhớ rất rõ năm 1998 khi giá dầu mỏ rơi xuống thấp hơn 9, và chúng tôi đã ngồi và mơ ước, nó sẽ vượt quá 10 và hơn nữa. Rồi ngược lại, giá rơi xuống thấp hơn 9. Khi đó vô khối các chuyên gia đã nói rằng, 15 sẽ là mức tối đa, dầu hỏa trong 20-30 năm tới không thể vượt quá 15 USD.

Khoảng 3 năm trước chúng tôi ngồi trong hội thảo ở St. Peterburg và tại bàn tròn này, tôi không nói đến các chuyên gia trước đây, nhưng một số chuyên gia lỗi lạc, những người thực sự có uy tín đã nói rằng: 150 sẽ là mức tối đa, và giá dầu mỏ tăng lên 200 USD trong 20-30 năm tới là hoàn toàn không thể xảy ra. Khi sai lầm theo một hướng, ngân quỹ quốc gia của người sản xuất sẽ bị sụp đổ, khi sai lầm theo hướng khác – khi đó sẽ là ngân quỹ của người tiêu dùng. Tôi hiểu họ muốn gì, họ muốn dựa vào năng lượng nguyên tử như một phần của sự cân bằng. Họ muốn ổn định.

Hiện nay chúng tôi đang xây dựng các nhà máy nguyên tử có tuổi thọ 60 năm. Thực tế tôi nghĩ rằng 80-100 năm, con số 60 năm chỉ là mức bảo hành tối thiểu. Chúng ta sẽ tiêu tốn khoản chi phí lớn cho xây dựng, nhưng sau đó chúng ta gần như không bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá cả của nguyên liệu. Đầu tiên là tiếp cận lượng tài nguyên uranium khổng lồ, cho 200 năm nữa thế giới được đảm bảo nguồn tài nguyên uranium. Thứ hai, ảnh hưởng của giá thành uranium đối với một kWh là 4%. Như vậy nếu uranium tăng vọt lên gấp hai lần, không ai chú ý rằng giá thành cung cấp điện sẽ thay đổi đến 4%.

Nga dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt nhân. Nguồn: The Economist

Giá trị của điện hạt nhân

Ông nói rằng năng lượng nguyên tử là cơ cấu của sự cân bằng. Vậy xin ông cho biết, cơ cấu cân bằng năng lượng ở Liên bang Nga hiện nay như thế nào?

Tại Nga, năng lượng nguyên tử cung cấp 15-16%, đã từng là 15 % và bây giờ là 16%. Một câu hỏi rất chuẩn xác. Tôi xin giới thiệu một chút ngành hạt nhân, tôi không bao giờ nói rằng năng lượng hạt nhân là tốt nhất, rằng cần sản xuất nó 100%. Điều đó vô cùng nhảm nhí. Câu hỏi về cấu trúc tối ưu, tôi (cũng như các chuyên gia Nga) tin rằng tỷ phần tối ưu ở một quốc gia, giống như Nga, tối đa là 25%. Tại Pháp – 78%, Đức – từng ở mức 32% và hiện tại ở mức 25%, là những quốc gia chúng rôi muốn hướng tới như mục tiêu của mình. Vì vậy đây là vấn đề cân bằng tối ưu.

Như vậy, những biến động giá là một phần. Khai thác nguyên liệu vô hạn cho đến nay là phần khác. Song, vận chuyển cũng không phải là vấn đề nhỏ. Tất cả các vấn đề đau đầu liên quan đến tính phức tạp của việc vận chuyển nhiên liệu đến các nhà máy điện quy mô GW, tức là 1000 MW chỉ cần một chuyến bay trong 1 năm, để vận chuyển nhiên liệu mà không có những chi phí vận chuyển nhiên liệu tốn kém, những rủi ro liên quan đến mất nguồn nước, mất khả năng cung cấp khí đốt v.v., như vậy trong vấn đề này các bạn giảm thiểu tối đa rủi ro, rất nhiều. Tôi cũng không quên vấn đề sinh thái. Sau tất cả là khí CO2 và CO2. Đã có một giai đoạn khi người ta gạt phăng đi tất cả và nói rằng tất cả chỉ là sự tưởng tưởng. Hiện nay những thảm họa thiên nhiên buộc con người quay trở lại với suy nghĩ rằng tất cả không hoàn toàn là trí tưởng tượng. Có nhiều điều chúng ta cần suy nghĩ.

Tôi đã phỏng vn 3 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao – Latvia, Litva, Estonia tại tỉnh Kaliningrad và cba đều có ý kiến như nhau – tôi không nói đến từ “sợ hãi”, nó không mang tính chất ngoại giao – họ nói rất lo ngại về khả năng xây dựng nhà máy điện nguyên tử Baltic. Những băn khoăn của họ có phải là những băn khoăn của các ông hiện nay?

Chúng ta hãy cùng chia sẻ.

Phụ thuộc vào vấn đề khu vực?

Phụ thuộc vào đối tượng cần băn khoăn. Tôi hiểu khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức nói đến vấn đề và nỗi băn khoăn đó cho các bạn. Tôi sẽ cho rằng quan điểm của ông ta là đúng. Nó được biểu lộ như thế nào nhỉ? Chúng tôi quyết định không xây dựng nhà máy nguyên tử cho mình vì thế mà lo lắng rằng một trong láng giềng của chúng ta sẽ xây dựng nó. Đây cũng là một quan điểm. Tôi muốn lưu ý rằng một lượng lớn điện năng của họ hiện nay vẫn được sản xuất trong các nhà máy hạt nhân mặc dù họ đã thông qua quyết định cho tương lai.

Đối với Baltic, đặc biệt là Litva – láng giềng chính của Kaliningrad, điều này được thể hiện rất thú vị. Bởi vì họ nói rằng: Chúng tôi muốn xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại nước mình, khi đó tất cả đều hợp tác cùng nhau, cả ba bộ trưởng đều thỏa thuận rằng sẽ liên kết ba nước Baltic và họ muốn xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở địa điểm vài trăm km cách nơi mà chúng tôi xây dựng nhà máy điện nguyên tử Baltic. Nhà máy điện nguyên tử của họ không gây ra nỗi lo lắng băn khoăn nào, còn nhà máy của chúng tôi thì có. Các đồng chí, xin dừng lại.

Chúng ta kiểm soát nhà máy của mình trên lãnh thổ của mình, còn trên quốc gia khác chúng ta không kiểm soát. Đó là hành động khéo léo?

Rất đơn giản. Thứ nhất hiện nay việc kiểm soát quốc tế đang được thực hiện. IAEA và tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân sẽ tiến hành kiểm tra vấn đề này. Đây là các cuộc kiểm tra độc lập, vì vậy một nhà máy bất kỳ sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại được gọi là hậu Fukushima. Vì vậy các yêu cầu đối với chúng là như nhau. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ nhận được lợi nhuận. Nếu nhà máy được xây dựng ở Nga, hợp đồng thầu chính sẽ do các chủ thầu chính Liên bang Nga đảm nhiệm, thuế sẽ do các nhà thầu Nga chi trả và họ sẽ nhận được lợi nhuận từ việc bán điện. Nếu nhà máy được xây dựng tại Litva, họ cũng sẽ nhận được như vậy.

Cứ để họ xây dựng, có vấn đề gì vậy? Khi đó họ sẽ tước đoạt khả năng cạnh tranh của chúng ta.

Tại sao? Họ không tước đoạt, chúng ta sẽ cạnh tranh. Tất nhiên cứ để họ xây dựng. Chúng ta không thể hiện sự băn khoăn lo lắng về vấn đề xây dựng nhà máy ở Litva. Chúng ta nói rằng: Các đồng nghiệp, hãy chứng minh cho chúng tôi rằng nhà máy an toàn, chứng minh rằng nó hiện đại và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Và chúng tôi rất muốn để họ đối xử với chúng tôi như vậy.

Chúng ta chưa ký kết hay phê chuẩn vấn đề gì ở đó chứ?

Đúng vậy, Nga vẫn chưa phê chuẩn Công ước Espo của Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về đánh giá tác động môi trường trong bối cảnh xuyên biên giới. Công ước về các thỏa thuận, có nghĩa là nếu bạn xây dựng các cơ sở không an toàn, bạn cần thỏa thuận với láng giềng nghiên cứu tác động đến môi trường. Nước Nga thực sự không là thành viên của Công ước này. Nhưng Aleksei, chúng tôi thực hiện các bước theo hướng hợp tác hữu nghị. Chúng tôi nhấn mạnh rằng chúng tôi không là thành viên Công ước này, không thỏa thuận bởi các ràng buộc, chúng tôi thực hiện điều này dựa trên tinh thần tự nguyện. Chúng tôi đã gửi cho tất cả các nước láng giềng báo cáo nghiên cứu tác động, tiến hành các buổi điều trần phù hợp tại các nước, chứng minh với họ về mức độ an toàn tuyệt đối, bởi vì dự án này của chúng tôi đã nhận được chứng nhận theo tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu. Chúng tôi có một vấn đề: Một quốc gia từ chối thảo luận với các chuyên gia. Đó là Litva. Chúng tôi thậm chí đã thực hiện các việc tiếp theo là dịch báo cáo nghiên cứu này sang tiếng Litva.

Theo tôi nghĩ thì đó dường như một chiến công đối với ông?

Nếu tại Litva bỗng nhiên không có các chuyên gia đọc được tiếng Nga, và không ai biết tiếng Anh, được thôi, chúng tôi sẽ dịch sang tiếng Litva, trao cho tổng lãnh sự Litva tại St. Peterburg vì họ từ chối các chuyên gia của chúng tôi. Hãy xem tôi đối xử với họ với sự hiểu biết chứ không phải sự ảo tưởng. Tôi hiểu tất cả. Thực sự, những người Pháp đã từ chối xây dựng tại Litva. Hiện nay theo tính toán tại các nước Baltic, có thể những người Nhật Bản sẽ đến đây.

Chúng tôi quan hệ với đối tác Nhật Bản với tất cả sự kính trọng, họ là những giáo sư, nhưng với những tính toán rằng lò phản ứng của họ là các lò dạng Fukushima, lò nước sôi mà hiện nay đang có vấn đề nghiêm trọng với chúng, cần có thời gian để suy nghĩ lại, để nâng cao hệ thống an toàn. Điều đó không thể diễn ra nhanh chóng. Thứ hai, chúng tôi đã thấy chúng trong các cuộc cạnh tranh khác nhau. Hiện tại chúng tôi đã chiến thắng trong tất cả các cuộc cạnh tranh của họ, bởi vậy tôi hiểu chính xác rằng chúng tôi có thể đưa ra các công nghệ hiện đại hơn, và cái chính là giá thành rẻ hơn. Khi bạn hiểu rằng bạn mất khả năng cạnh tranh kinh tế, cần đưa vào các luận điểm chính trị. Hãy nhớ cũng giống như Thủ tướng Anh Churchill đã nói: “Tại nơi mà bằng chứng tranh luận yếu – cần tăng cường giọng nói”. 

Chuẩn bị về các lò công suất nhỏ (SMR)

Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov. Nguồn: Rosatom

Chúng tôi mở rộng địa điểm và xây dựng trên khu vực này một số tổ máy công suất nhỏ. Chúng tôi đang nghĩ đến những tổ máy 40 MW. Đây là những tổ máy đã được tham chiếu, những tổ máy đã có hàng trăm lò trên các tàu phá băng và hàng nghìn lò.năm trên các tàu ngầm. Chúng tôi đơn giản chỉ thực hiện phiên bản trên đất liền. Số lượng khoảng từ 4-8 lò phản ứng có công suất khoảng 40MW đảm bảo đáp ứng việc liên kết với các trạm phát điện chạy bằng khí đốt.

Chúng tôi tiếp tục chế tạo tất cả các thiết bị bởi vì đó là một việc làm quan trọng. Chúng tôi không dừng việc chế tạo thiết bị cho các tổ máy công suất lớn, bắt đầu kết nối và thiết kế các tổ máy công suất nhỏ tại địa điểm mà sẽ bị yêu cầu ngừng lại. Thật ngu ngốc nếu bây giờ tiếp tục xây dựng bức tường bê-tông mà sẽ bị hủy bỏ ngay sau đó để nối thêm dây cáp dưới tổ máy công suất nhỏ. Vâng, vì vậy mà tôi nghĩ rằng điều này sẽ gây khó khăn cho chúng tôi.

Trong bao lâu?

Một câu hỏi rất hay. Tôi sẽ cho bạn biết tại sao bây giờ tôi không thể nêu ra thời hạn cuối cùng, tôi nghĩ rằng từ 1 đến 2 năm thì chúng tôi sẽ bố trí được. Trong chừng đó thời gian, chúng tôi sẽ thiết kế và khảo sát địa điểm. Có thể công việc này chiếm nhiều thời gian hơn một chút. Có lẽ vậy, bởi vì chúng tôi sẽ một lần nữa vượt qua các nước láng giềng trong khuôn khổ thực hiện tự nguyện Công ước Espo và ở đây chúng tôi có thể rút lui. Mặt khác, không phải là cấp bách, chúng tôi hiểu rằng chúng tôi được đánh giá vì điều gì, và sẽ có sự thiếu hụt điện năng ở khu vực Châu Âu.

Tất cả như nhau cả thôi.

Sự thiếu hụt tiêu thụ sẽ diễn ra ở đâu đó vào tầm năm 2020 và sau 2020. Vì vậy chúng tôi hôm nay đang đi vào một bức tranh với các tổ máy công suất lớn sẽ hoàn thiện vào năm 2018. Nếu hiện tại chúng ta lùi tổ máy công suất lớn đến đầu những năm 20, còn những tổ máy công suất nhỏ sẽ vận hành vào năm 2018-2019 thì rất là phù hợp. Tổ máy công suất nhỏ cung cấp đủ cho Kaliningrad và bắt đầu hoạt động để xuất khẩu, còn những thâm hụt thị trường mà chúng tôi dự đoán – bằng mọi cách chúng ta vẫn kịp thời gian. Bởi vậy chúng tôi không hủy bỏ bất cứ giai đoạn nào trong dự án, nhưng chúng tôi cần phản ứng lại những hành động của nước láng giềng và đối tác. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành công việc nghiêm túc với các đối tác thương mại của chúng tôi. Đối với chúng tôi, tất nhiên đối tượng tiêu thụ điện là chính, những người mà muốn sử dụng nguồn điện năng này.

Trong thời gian gần đây đã diễn ra các cuộc đàm phán về không phổ biến vũ khí hạt nhân. Tôi đã thảo luận với nhiều người và cùng đưa ra một câu hỏi, liệu điều đó có thể xảy ra? Có thể không phổ biến vũ khí hạt nhân trong khi lại phổ biến công nghệ hạt nhân? Hơn nữa các quốc gia cho phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Vậy điều đó là có thể sao? Hoặc đó là một mong muốn tốt, tất nhiên là tốt, nhưng trên thực tế với các điều kiện về công nghệ thì ngược lại, mối hiểm họa đang được tăng lên?

Tôi có thể chia câu trả lời cho câu hỏi của bạn thành hai phần: Đó có thể là về mặt công nghệ và cũng có thể về mặt chính trị. Câu trả lời – về mặt công nghệ thì 100% là đúng.

Sản xuất điện khác với làm bom hạt nhân

Sơ đồ công nghệ AES-2006 của Nga. Nguồn: https://www.world-nuclear.org/information-library/country-profiles/countries-o-s/russia-nuclear-power.aspx

Tức là với công nghệ như vậy thì không thể phổ biến vũ khí hạt nhân?

Chính xác.

Với điều kiện phổ biến công nghệ hạt nhân.

Vâng, khi phổ biến năng lượng hạt nhân, vì công nghệ hiện nay có một số thành phần chủ chốt mà tại đó việc kiểm soát được thực hiện ổn định. Thứ nhất – để làm bom từ nhiên liệu của nhà máy điện hạt nhân, quan trọng và chủ yếu là bạn cần tăng độ giàu uranium. Vì cả thế giới, thậm chí những người không thực sự hiều rằng làm giàu uranium, sau – 4, 20… Bởi vì nó có giới hạn. Trên thực tế, bom bắt đầu không phải từ 20% mà là từ 90% độ giàu. Nhưng 20 là giới hạn của IAEA. Người ta cho rằng nếu thấp hơn 20% với đồng vị U235 – đây là ứng dụng dân sự, cao hơn 20% thì đó vẫn chưa phải là bom. Thực tế điều này có thể kiểm soát được.

Có thể kiểm soát được nhưng không nên dừng lại sao? Sao các ông không thể đặt một chiếc trụ mà người sử dụng không thể rút ra được.

Bằng cách đó bạn không thể ngăn cấm một hành động bất kỳ nào liên quan đến vũ khí gây sát thương lớn. Vấn đề lại đi theo hướng khác. Bạn có thể kiểm soát, nhưng không được giấu giếm. Về độ làm giàu uranium tại Iran, cả chúng tôi và những người Mỹ đều biết dưới mức mấy phần trăm sau dấu phẩy. Thực hiện điều này có thể bằng nhiều cách, có thể đo từ rất xa từ các thiết bị vũ trụ.

Tức là không được che giấu?

Thứ nhất điều này không được che giấu. Thứ hai cả thế giới biết rõ về vấn đề này từ trước. Sự bùng nổ bắt đầu từ khi cả thế giới biết rằng nước nào đã bỏ qua rào cản và chế tạo bom đến khi họ đã có bom trong tay, đó là giai đoạn thời gian đáng kể, ít nhất là từ năm rưỡi đến 2 năm. Đây là thời gian để thông qua quyết định, vì vậy có thể kiểm soát được công nghệ.

Tôi thử đặt ra giả thiết: Nga và Nhật Bản và các nước nào đó khác hình thành một cơ sở có khả năng chế bom nguyên tử nếu sau này tiến tới một chế độ khác và họ có khả năng phổ biến chúng?

Không. Tại sao không ư? Bởi vì những công nghệ mà các bạn nói đến không được bán, đơn giản là không được bán. Bao gồm tất cả 2 công nghệ là làm giàu uranium tự nhiên và tái chế nhiên liệu đã qua sử dụng, từ đó cho ra plutonium – phương pháp thứ 2 để chế tạo bom. Vì vậy không một nước nào trên thế thới có chúng, ngoại trừ những nước đã có vũ khí hạt nhân …

Điển hình như Trung Quốc.

Vâng. Chúng tôi chỉ cung cấp các máy li tâm cho Trung Quốc là nước đã có vũ khí hạt nhân. Chúng tôi không vi phạm điều gì cả. Chúng tôi không cung cấp cho bất cứ một nước nào khác trên thế giới ngay cả đối tác chiến lược lâu dài như Ấn Độ…

Nhưng Ấn Độ cũng có bom.

Tuy nhiên tại Ấn Độ công nghệ được xây dựng không dựa trên cơ sở làm giàu uranium, mà dựa trên công nghệ plutonium hóa, chúng tôi không chuyển giao công nghệ làm giàu uranium và cũng không bán. Tôi không bàn luận vấn đề Iran. Nền tảng hiệp định của chúng ta với Iran là xây dựng nhà máy hạt nhân, khi đó công nghệ tái chế nhiên liệu sẽ không được chuyển giao. Nói chung theo Hiệp định, chúng tôi đã xem xét khả năng có thể xảy ra, theo quan điểm của Busher, nhiên liệu sẽ được trả lại chúng tôi, còn nhiên liệu đến Busher, chúng tôi chế tạo và cung cấp cho họ. Như vậy cả 2 công nghệ có thể có gì đó liên quan đến quân sự đều được để lại trên lãnh thổ Liên bang Nga, như vậy nó không được chuyển giao.

Chúng tôi biết rằng có rất nhiều người đã tạo khả năng chế tạo bom – Oppengeimer, Sakharov – họ ở đúng thời điểm, và sau đó vô cùng hối tiếc. Vậy các ông có hối tiếc không? Các ông sẽ làm nảy sinh các sai lầm rằng có thể xây dựng nhà máy Chernobyl, có thể xây dựng Fukushima. Các ông hiểu rẳng tôi không nói về vấn đề bom mà về lịch sử nguy hiểm.

Bạn nói về các sự việc khác nhau. Những người mà bạn nói đến lo lắng về vấn đề khác. Họ lo lắng về việc họ sẽ chế tạo ra những vũ khí đáng sợ, họ lo lắng nếu một đất nước nắm giữ những vũ khí này họ sẽ gây ra vấn đề lớn trên toàn thế giới. Bây giờ đã không còn là bí mật nữa khi tôi cùng các bạn trao đổi vấn đề này trên truyền thông, đã rõ ràng với các nhà chế tạo vũ khí tại Mỹ khi những thông tin bị rò rỉ cho tình báo Nga đều có giả thuyết rất nhiều người trong số đó hiểu rằng họ đang thảo luận với ai, và đã làm điều đó một cách giác ngộ.

Để bom không bao giờ được sử dụng?

Nếu chúng được hình thành bởi nguyên tắc công bằng. Từ quan điểm này chúng tôi không có vấn đề gì. Hoạt động hôm nay của chúng ta như mọi khi là đảm bảo sự công bằng đó. Tôi lo lắng rắng nếu chúng tôi không đảm bảo khả năng cạnh tranh của các nhà máy Nga khi đó hiểm họa sẽ xảy ra cho toàn thế giới.

Có một việc đáng ngạc nhiên: Chúng tôi sản xuất vũ khí hạt nhân mà không bao giờ được ứng dụng. Vì chúng tôi sản xuất chúng nên chúng sẽ không được sử dụng. Nếu chúng tôi bỗng nhiên không có khả năng đó nữa, khi đó hiểm họa sẽ bắt đầu.

Còn vấn đề liên quan đến phần dân sự, vâng, tôi cảm thấy có trách nhiệm nghiêm túc đối với vấn đề này, bởi vì vấn đề đưa ra những tiêu chuẩn và yêu cầu đối với từng giai đoạn bất kỳ mà chúng tôi thực hiện. Sau tất cả quan trọng hơn cả trong ngành này của Liên bang Nga là hình thành lịch sử văn hóa an toàn. Chúng ta cần làm việc ở những môi trường khác. Tôi cần phải nói rằng tôi không gặp được văn hóa vốn có đó ở bất cứ nơi đâu trên đất nước chúng ta, con người được ưu tiên giáo dục văn hóa an toàn, khi có an toàn mọi việc còn lại mới được thực hiện: Kế hoạch, kinh tế được hoàn thành. Đó là một vấn đề quan trọng. Đó là trách nhiệm của bất cứ người nhân viên nào của ngành năng lượng nguyên tử đặc biệt là của các nhà lãnh đạo. (Còn tiếp)

Trần Thị Kim Oanh/VINATOM dịch

TS. Trần Chí Thành hiệu đính

 

 

Tác giả