Thị trường hoá hoạt động khoa học và công nghệ
Đặc điểm lớn nhất của Đổi mới-Sáng tạo (Khoa học và Công nghệ) là góp phần nâng cao tính cạnh tranh nắm bắt các cơ hội phát triển của nền kinh tế. Vì vậy việc thay mô hình Khoa học-Công nghệ cứng nhắc trước đây bằng Cơ chế Đổi mới-Sáng tạo chính là thị trường hoá hoạt động Khoa học-Công nghệ.
“Công nghệ” nằm ở đâu trong chuỗi giá trị của Đổi mới-Sáng tạo?
Muốn cải tiến hệ thống khoa học và công nghệ, cần quan sát, phân tích chuỗi giá trị của hệ thống đó.
Ở các nhà nước với nền kế hoạch hóa tập trung, nhà nước là tác nhân chính (hay duy nhất) trong khoa học-công nghệ. Để thực hiện nhiệm vụ, khoa học-công nghệ được sắp xếp liên tục, “công đoạn” khoa học rồi đến “công đoạn” công nghệ, nối tiếp nhau theo một “quy trình” tuyến tính (xem hình 1).
Trong đó, sản phẩm (output) của khoa học là “nguyên vật liệu” (input) của công đoạn công nghệ. Hai công đoạn này cân đối, ăn khớp với nhau về thời gian, khối lượng…, ví dụ: bao nhiêu người, đề tài nghiên cứu thì sẽ làm ra bao nhiêu kết quả nghiên cứu, với thời hạn bao lâu, các kết quả nghiên cứu cơ bản này được chuyển tiếp qua nghiên cứu ứng dụng, rồi tiếp đến sản xuất thử, v.v. Cơ chế này không có các biện pháp (hay không khuyến khích) để thúc đẩy trao đổi-mua bán các “bán thành phẩm” khoa học-công nghệ (tức là các kết quả nghiên cứu hay sự thành lập công ty từ các nhà
Đặc trưng của mô hình KH-CN tuyến tính hay mô hình “đóng” là “công-nghệ” và “khoa học” như nằm trong một cái ống kín và “công nghệ” gắn chặt vào “khoa học”. Vì lấy nguyên liệu từ đầu ra của khoa học, nên khối lượng sản phẩm của công nghệ thường bằng hay không mấy lớn hơn khối lượng các kết quả nghiên cứu khoa học. |
khoa học-công nghệ, viện nghiên cứu, spin-off). Cơ chế này cũng rất ít khi nhận input từ bên ngoài vào (tức là mua các bí quyết, sở hữu trí tuệ, vv ở bên ngoài để tiếp tục hoàn thiện rồi bán ra thị truờng). Như vậy, “công-nghệ” và “khoa học” như nằm trong một cái ống kín và “công nghệ” gắn chặt vào “khoa học”. Vì lấy nguyên liệu từ đầu ra của khoa học, nên khối lượng sản phẩm của công nghệ thường bằng hay không mấy lớn hơn khối lượng các kết quả nghiên cứu khoa học. Đặc trưng của mô hình này là: Công nghệ được khởi tạo chủ yếu từ Khoa học. Đây là mô hình khoa học-công nghệ tuyến tính, hay mô hình “đóng” đặc trưng của các nền kinh tế dựa trên kế hoạch hóa tập trung.
Công nghệ gắn với doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, “Công nghệ” gắn liền với nơi sản sinh lợi nhuận, tức là doanh nghiệp và thị trường. Ngoài ra, Công nghệ ngày càng gắn trực tiếp với người tiêu dùng vì doanh nghiệp nhắm vào người mua để có lợi nhuận. Ở mô hình này, thị trường “len lỏi” vào bất kỳ một đoạn nào của “cái ống” khoa học-công nghệ để lấy ra sản phẩm từ đó và bán sản phẩm vào đó. Cái ống đó không còn “đóng kín” nữa mà hoàn toàn “mở”. Có thể nhà khoa học chưa có ý định gì cho kết quả nghiên cứu của mình, nhưng những nhà ứng dụng công nghệ (technology adopter), nhà kinh doanh (do nắm bắt tốt thị hiếu tiêu dùng) đã mua nó để tiếp tục “chế” ra những công nghệ mà người tiêu dùng mong đợi. “Công nghệ” vô cùng biến động, khó lường và có khối lượng lớn hơn nhiều so với so ở với mô hình tuyến tính (xem hình 2).
Với cơ chế mở, “nguyên liệu” của “công nghệ” không chỉ là sản phẩm của khoa học nước nhà mà là kho tàng khổng lồ các bản quyền, sở hữu trí tuệ, đặc biệt từ các công nghệ chưa hoàn thiện (immature technologies), các tri thức nguồn mở, các bản quyền miễn phí do đã hết hạn, của khoa học thế giới. Rất nhiều nhà ứng dụng công nghệ khai thác “nguyên liệu” ngay ở những giai đoạn (tưởng như) chưa hoàn thiện, “lai ghép” các công nghệ để tạo ra cái mới, bán ra thị trường. Nhiều nhà khoa học, viện nghiên cứu mở công ty kinh doanh khoa học-công nghệ vì họ có tính sáng tạo-đổi mới cao, tức là biết cách từ một kết quả nghiên cứu để làm ra sản phẩm nhiều người mua.
Trong nền kinh tế thị trường, cái ống KH&CN đó không còn “đóng kín” nữa mà hoàn toàn “mở”. “Nguyên liệu” của “công nghệ” không chỉ là sản phẩm của khoa học nước nhà mà là kho tàng khổng lồ các bản quyền, sở hữu trí tuệ, đặc biệt từ các công nghệ chưa hoàn thiện (immature technologies), các tri thức nguồn mở, các bản quyền miễn phí do đã hết hạn, của khoa học thế giới. |
Đặc trưng của mô hình này là: Công nghệ được khởi tạo từ Doanh nghiệp + Thị trường. Chuỗi giá trị được “cắt’ ra rất nhiều các đoạn lẻ, đan xen nhau. Ở đó, các input được đưa “chen ngang” vào (không nhiết thiết từ công đoạn trước) và nhiều kiến thức được đưa ngay ra thương mại hóa (không nhất thiết được chuyển tiếp xuống công đoạn tiếp theo). Toàn bộ quá trình trở nên “phi tuyến tính” và rất “mở”. Một điểm lý thú và có ý nghĩa đột phá về kinh tế của mô hình mở là: nhà ứng dụng công nghệ đặt hàng cho nhà khoa học (khác với mô hình tuyến tính là: nhà nước đặt hàng). Quan trọng hơn, khoa học cơ bản phía thượng nguồn (thường phải sống bằng nhà nước ở mô hình tuyến tính) nhận được đặt hàng, tài trợ từ các công đoạn hạ nguồn và từ doanh nghiệp bên ngoài. Quá trình này không còn là một đường tuyến tính, một chiều mà là một chu trình khép kín, đa chiều. Điều này làm cho hệ thống có thể tự chủ về tài chính, gắn kết hữu cơ vào thị trường và người tiêu dùng. Khoa học-Công nghệ lúc này hoà lẫn, gắn chặt vào mọi ngành kinh tế và xã hội. Đây là điểm khác cơ bản giữa Hệ thống Đổi mới-Sáng tạo (Innovation) với “Khoa học-Công nghệ” (Science-Technology). Thuật ngữ “Khoa học và Công nghệ” chưa nhấn mạnh đến Thị trường và Doanh nghiệp. Ngoài ra, nó vẫn gắn chặt “Công-nghệ” vào “Khoa-học”. Vì vậy, để thị trường hoá cần phải xóa bỏ sự “cưỡng hôn” giữa Khoa-học và Công-nghệ. Thuật ngữ miêu tả sát nhất quá trình này là “Đổi mới-Sáng tạo mở” (Open Innovation).
Đề xuất
Thị trường công nghệ chủ yếu gồm hai phần. Một là nơi sản xuất ra công nghệ (ví dụ: máy móc, thiết bị, phần mềm, v.v); Hai là nơi sử dụng công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm hay để hoạt động, kinh doanh.
Đối với cơ quan quản lý về Đổi mới-Sáng tạo, cần giảm thiểu các hoạt động khoa học-công nghệ của các viện nghiên cứu thuộc Nhà nước Trung ương. Thay vào đó, đưa hoạt động “Công nghệ” vào Doanh nghiệp và đưa hoạt động “Khoa học” (ví dụ nghiên cứu cơ bản) vào các trường đại học (trở thành các đại học nghiên cứu, research university). |
Đối với nhóm một, cần đào tạo cho doanh nghiệp, người làm công nghệ về kỹ năng kinh doanh với các sản phẩm trung gian của khoa học-công nghệ như bản quyền, sở hữu trí tuệ, đặc biệt từ các công nghệ chưa hoàn thiện (immature technologies), các tri thức nguồn mở, các bản quyền miễn phí do đã hết hạn, v.v. Chủ yếu là kỹ năng nắm bắt nhu cầu thị trường để sáng tạo, làm ra các máy móc, công nghệ dựa trên các sản phẩm trung gian nói trên. Tăng cường đào tạo kỹ năng thiết kế “ngược” (reverse engineering), tức là truy “ngược” từ sản phẩm cần có ra các “đầu vào” cần thiết. Tăng cường sự hợp tác, gặp gỡ, trao đổi giữa người làm nghiên cứu cơ bản với các người làm công nghệ (tốt nhất là thông qua các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ). Chuyển hoạt động chủ yếu nghiên cứu của các viện sang hoạt động đổi mới-kinh doanh công nghệ. Khuyến khích làm thuê khoán ngoài về khâu thiết kế hay phát triển (đoạn cuối của nghiên cứu-phát triển) cho nước ngoài để học hỏi. Nghiên cứu tỷ mỷ nhu cầu thị trường để tăng cường nội địa hoá, thích ứng hoá (adaptation) cho công nghệ ngoại nhập.
Đối với nhóm hai, cần đào tạo kỹ năng, hiểu biết về công nghệ, quản lý công nghệ cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp biết được công nghệ mình đang dùng đứng ở vị trí nào trong tổng thể các công nghệ để làm ra sản phẩm tương tự, cách tự lập ra Lộ Trình Công Nghệ (technology map) cho mình, tính toán khi đầu tư công nghệ, cách đầu tư vào công nghệ để hội nhập chuỗi giá trị cao hơn hay chuỗi cung ứng quốc tế, v.v.
Đối với cơ quan quản lý về Đổi mới-Sáng tạo, cần giảm thiểu các hoạt động khoa học-công nghệ của các viện nghiên cứu thuộc nhà nước trung ương. Thay vào đó, đưa hoạt động “Công nghệ” vào Doanh nghiệp và đưa hoạt động “Khoa học” (ví dụ nghiên cứu cơ bản) vào các trường đại học (trở thành các đại học nghiên cứu, research university). Bên cạnh đó, mở rộng hoạt động của các phòng, trung tâm nghiên cứu-ứng dụng trong các trường đại học này để nắm bắt, thị trường hoá nhanh nhất các kết quả nghiên cứu. Các tổ chức này, khi hợp tác chặt chẽ với nhóm một ở phần trên, sẽ tự nó tạo các khu công nghệ, dẫn tới một mạng lưới các chùm công nghệ (technology cluster) hay chùm đổi mới-sáng tạo (innovative cluster).
Đặc trưng của mô hình KH-CN tuyến tính hay mô hình “đóng” là “công-nghệ” và “khoa học” như nằm trong một cái ống kín và “công nghệ” gắn chặt vào “khoa học”. Vì lấy nguyên liệu từ đầu ra của khoa học, nên khối lượng sản phẩm của công nghệ thường bằng hay không mấy lớn hơn khối lượng các kết quả nghiên cứu khoa học.
Thuật ngữ “Khoa học và Công nghệ” chưa nhấn mạnh đến Thị trường và Doanh nghiệp. Ngoài ra, nó vẫn gắn chặt “Công-nghệ” vào “Khoa-học”. Vì vậy, để thị trường hoá cần phải xóa bỏ sự “cưỡng hôn” giữa Khoa-học và Công-nghệ. Thuật ngữ miêu tả sát nhất quá trình này là “Đổi mới-Sáng tạo mở” (Open Innovation). |
Trong nền kinh tế thị trường, cái ống KH&CN đó không còn “đóng kín” nữa mà hoàn toàn “mở”. “Nguyên liệu” của “công nghệ” không chỉ là sản phẩm của khoa học nước nhà mà là kho tàng khổng lồ các bản quyền, sở hữu trí tuệ, đặc biệt từ các công nghệ chưa hoàn thiện (immature technologies), các tri thức nguồn mở, các bản quyền miễn phí do đã hết hạn, của khoa học thế giới.
Thuật ngữ “Khoa học và công Nghệ” chưa nhấn mạnh đến Thị trường và Doanh nghiệp. Ngoài ra, nó vẫn gắn chặt “Công-nghệ” vào “Khoa-học”. Vì vậy, để thị trường hoá cần phải xóa bỏ sự “cưỡng hôn” giữa Khoa học và Công nghệ. Thuật ngữ miêu tả sát nhất quá trình này là “Đổi mới-Sáng tạo mở” (Open Innovation).
Đối với cơ quan quản lý về Đổi mới-Sáng tạo, cần giảm thiểu các hoạt động khoa học-công nghệ của các viện nghiên cứu thuộc nhà nước trung ương. Thay vào đó, đưa hoạt động “Công nghệ” vào Doanh nghiệp và đưa hoạt động “Khoa học” (ví dụ nghiên cứu cơ bản) vào các trường đại học (trở thành các đại học nghiên cứu, research university).