Thực nghề và đam mê

Trên một cái nền không có đủ những viên gạch lót đường tốt như thực trạng hiện nay, lòng say mê khoa học của các nhà khoa học trẻ càng cần phải đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, nếu anh không có thực tài, không thể đưa ra được kết quả nghiên cứu thì anh không thể có đam mê và duy trì niềm đam mê được. 

Nếu mục đích của người làm khoa học là kiếm tiền, tôi cho rằng nghiên cứu khoa học không thể so được với các ngành dễ kiếm tiền khác như kinh doanh, kế toán, ngân hàng, buôn bán bất động sản… Làm khoa học thực sự (không phải giả khoa học), quan trọng nhất là phải có đam mê. Đối với những nhà khoa học trẻ, điều này vô cùng cần thiết.

Thế hệ chúng tôi vừa thiếu một đội ngũ những người thực sự làm khoa học vừa không chọn đúng được những người có đủ năng lực, trình độ dẫn dắt, nên đã không tạo được một đường băng tốt cho giới trẻ ngày nay cất cánh. Giới khoa học chia ra làm ba loại: Thứ nhất là những người thụ động tiếp thu kiến thức của người khác rồi truyền đi kiến thức đó mà không sáng tạo thêm được gì. Thứ hai là những người có ý tưởng, có tư duy tốt nhưng không biết cách thực hiện ý tưởng (không tự thực hiện được và cũng không biết tập hợp lực lượng để thực hiện). Và thứ ba là có ý tưởng, có tư duy đồng thời biết cách thực hiện, biến ý tưởng thành kết quả khoa học. Ở Việt Nam, loại thứ nhất chiếm đại đa số, tôi nghĩ khoảng 95%. Họ chủ yếu làm công tác giảng dạy đơn thuần ở các trường đại học, hay là số đông viên chức ở các viện khoa học.

Chính quan niệm sai lầm xưa nay chúng ta cho rằng, làm khoa học là phải hàn lâm, tức là nếu anh không có bằng cấp, không giảng dạy đại học, không làm ở viện nghiên cứu, thì không phải là nhà khoa học, đã dẫn đến nền khoa học Việt Nam không phát triển được. Trong khi làm khoa học thực sự là phải đưa ra một kết quả khoa học với một kết luận trung thực, dù tác giả là ai. Kết quả khoa học này có thể thuộc lĩnh vực cơ bản hay ứng dụng, có thể được dùng ngay hay chưa dùng ngay, nhưng phải là một kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc.

Trên một cái nền không có đủ những viên gạch lót đường tốt như thực trạng hiện nay, lòng say mê khoa học của các nhà khoa học trẻ càng cần phải đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, nếu anh không có thực tài, không thể đưa ra được kết quả nghiên cứu thì anh không thể có đam mê và duy trì niềm đam mê được. 

Nếu anh thực tài, có thực nghề, thì chẳng những anh duy trì được đam mê mà anh còn có thể sống tốt được bằng khoa học. Hiện nay xã hội có rất nhiều nhu cầu, cái dễ nhiều người đã làm rồi, cái khó thì mới cần các nhà khoa học vào cuộc. Cho nên nếu có thực nghề, anh không phải trông chờ vào nguồn vốn Nhà nước mà tự anh cũng có thể huy động được nguồn vốn của xã hội. 

Cái tuyệt vời của nhà khoa học trẻ là thời gian và khả năng sáng tạo rất nhiều, làm sai thì có thể sửa. Do đó thay vì ngồi một chỗ kêu ca, dựa vào Nhà nước, với thực tài, thực nghề, các bạn hoàn toàn có thể sống được bằng đam mê của mình. Làm được như vậy vừa lợi cho chính các bạn, vừa lợi cho nền khoa học.

Tất nhiên cũng không đòi hỏi một cách cực đoan là tất cả đều làm ra tiền, chỉ cần khoảng 10% trong số làm khoa học kiếm tiền được bằng khoa học thực sự thì đã quá tốt cho xã hội. 90% còn lại (loại trừ những người mượn danh khoa học kiếm tiền vô lương tâm), có thể không kiếm ra tiền ngay, nhưng đó cũng không phải là một sự lãng phí. Kết quả nghiên cứu của họ, giống như những viên gạch, hạt cát đắp dần, cũng rất cần thiết cho những nghiên cứu tiếp theo.

Cái tuyệt vời của nhà khoa học trẻ là thời gian và khả năng sáng tạo rất nhiều, làm sai thì có thể sửa. Do đó thay vì ngồi một chỗ kêu ca, dựa vào Nhà nước, với thực tài, thực nghề, các bạn hoàn toàn có thể sống được bằng đam mê của mình. Làm được như vậy vừa lợi cho chính các bạn, vừa lợi cho nền khoa học.

Tôi cho rằng cái nguy hại lớn nhất hiện nay đối với khoa học, mà truyền thông đang hậu thuẫn, là tạo ảo tưởng cho giới trẻ, cho xã hội. Không phải cứ đi học nước ngoài mang được một mảnh bằng về nước là đã giỏi. Điều tôi cho quan trọng nhất đó là thực học. Nếu không thực học thì sẽ khó có thực nghề. Và nếu lực lượng đi học ở nước ngoài tăng lên chủ yếu do có tiền bạc, do có các mối quan hệ quyền lực đổi chác mà không phải do khả năng thực của thí sinh, thì số này nếu về nước sẽ không có lợi gì nhiều cho đất nước. Xã hội không nên quá kì vọng và ảo tưởng về họ.

Không có sự chọn lọc nào tốt hơn sự chọn lọc của thị trường, đánh giá năng lực nhà khoa học nói chung, nhà khoa học trẻ nói riêng cũng không ngoại lệ. Các sinh viên, nghiên cứu sinh đi học nước ngoài sau khi có mảnh bằng, nên thử sức mình ở xã hội nước ngoài một thời gian, nếu trụ được thật thì hãy nghĩ về nước để cống hiến. Tuy nhiên xã hội cũng cần điều chỉnh để người có ý tưởng, có khả năng thực hiện ý tưởng được đặt đúng vị trí lãnh đạo đội ngũ khoa học, những người còn lại có nhiệm vụ phối hợp, hợp tác với nhau để cùng cho ra kết quả nghiên cứu khoa học chung.

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)