Trung Quốc đang rút ngắn khoảng cách với Mỹ về đầu tư cho khoa học

Mỹ không còn quá chiếm ưu thế về khoa học trên toàn cầu nữa, theo nhận định của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF).

Đầu tư cho R&D  của Trung Quốc đã gần đuổi kịp Mỹ. Nguồn: Qilai Shen/Bloomberg/Getty

Khoảng cách về đầu tư cho R&D giữa Mỹ và Trung Quốc đang thu hẹp rất nhanh, bất chấp việc gia tăng số lượng đầu tư cho khoa học của Mỹ kể từ năm 2000, theo các kết quả phân tích một cách toàn diện của NSF.

Mỹ đang được coi như “một quốc gia dẫn dắt quan trọng của toàn cầu chứ không phải là một quốc gia dẫn đầu chưa được kiểm chứng trước đây” về khoa học và kỹ thuật, NSF cho biết trong một báo cáo hàng năm “Các chỉ dấu về Khoa học và kỹ thuật”, trong đó có tổng hợp các số liệu về tình trạng khoa học và kỹ thuật của đất nước. Báo cáo mới ra mắt vào ngày 15/1/2020

Từ năm 2000 đến năm 2017, đầu tư cho R&D tại Mỹ đã gia tăng với tỷ lệ 4,3% mỗi năm. Tuy vậy đầu tư cho khoa học của Trung Quốc cũng tăng hơn 17% mỗi năm cũng trong thời kỳ này. Nhiều quốc gia khác, trong đó có Đức và Hàn Quốc, cũng tăng cường đầu tư cho khoa học với tỷ lệ vượt xa Mỹ nhưng họ vẫn giữ khoảng cách khá xa hai quốc gia dẫn đầu thế giới này về tổng lượng chi cho khoa học. Mỹ chiếm 25% trong số 2,2 nghìn tỷ USD vào R&D toàn cầu trong năm 2017 còn Trung Quốc là 23%.

Dữ liệu sơ bộ từ năm 2019 cho thấy Trung Quốc bắt đầu vượt qua Mỹ trong đầu tư cho R&D, theo Julia Philips, chủ tịch Hội đồng chính sách kỹ thuật thuộc Ban Khoa học quốc gia. Ban này giám sát NSF và lập bản báo cáo Các chỉ dấu hàng năm.

Sự xuất hiện của những cường quốc đổi mới sáng tạo “có thể là rất tốt”, Diane Souvaine, một nahf khoa học máy tính tại trường đại học Tufts tại Medford, Massachusetts, nói. “Những hiểu biết mới sẽ đem lại lợi ích cho mọi người.”

Souvaine, chủ tịch Ban Khoa học quốc gia, lưu ý là Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới trong nhiều chỉ số quan trọng như tổng lượng đầu tư cho R&D, tỷ lệ các công trình được trích dẫn cao và việc tuyển được nhiều sinh viên và học giả quốc tế.

Julia Lane, một nhà kinh tế tại trường ĐH New York, cho rằng thay vì lo ngại về vấn đề đầu tư thì các nhà hoạch định chính sách cần nghĩ liệu những đồng tiền đó có được “phân phối” một cách rộng rãi hay không. Việc tiếp tục thu hút sinh viên nước ngoài và và nhà khoa học tới Mỹ lam việc “là một tín hiệu tốt cho thấy khoa học đinh cao đang được thực hiện tại đây”.

Sụt giảm số sinh viên quốc tế

Nhưng báo cáo của NSF cũng tìm thấy những tín hiệu cho thấy sự thay đổi. Số lượng sinh viên quốc gia vào các trường đại học Mỹ đã suy giảm tới 4% kể từ năm 2016 và tỷ lệ công dân Mỹ và Ấn Độ có học bổng tiến sĩ ở Mỹ đã suy giảm từ 9 và 5 % kể từ năm 2003.

Shulamit Kahn, nhà kinh tế tại trường ĐH Boston tại Massachusetts, nghi ngờ việc thắt chặt chính sách nhập cư cũng như các chương trình trong trường đại học ở Trung Quốc và những quốc gia khác là nguyên nhân dẫn đến những suy giảm này.

Cùng thời điểm, hoạt động mang tính toàn cầu của các nhà nghiên cứu đã mở ra con đường tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học. Gần 40% công bố khoa học do các tác giả Mỹ thực hiện trong năm 2018 có cả các đồng tác giả nước ngoài, tăng lên từ 19% năm 2000. Các nhà khoa học trung Quốc đóng góp nhiều hơn 1/4 số này.

“Mối hợp tác Mỹ – Trung Quốc là phần quan trọng bậc nhất trong quan hệ hợp tác khoa học quốc tế mà chúng tôi có lúc này”, Kei Koizumi, một cựu cố vấn về chính sách khoa học tại Hiệp hội vì sự tiên tiến của khoa học Mỹ (American Association for the Advancement of Science) ở in Washington DC, nói. “Coi Trung Quốc là đối tác thì phù hợp hơn việc coi họ là đối thủ”.

Tăng cường sự đa dạng

Báo cáo của NSF cho thấy các phòng thí nghiệm Mỹ đã trở nên đa dạng hơn. Sự tham gia của phụ nữ và thành viên của các nhóm chưa được đánh giá đúng mức trong đội ngũ làm về khoa học và kỹ thuật đã tăng lên kể từ năm 2003, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học sự sống, tâm lý và các môn khoa học xã hội. Dẫu vậy, do tổng số người làm về khoa học và kỹ thuật đã tăng lên một cách đáng kể trong thời kỳ này nên tỷ lệ phụ nữ trong một số chuyên ngành như khoa học máy tính, toán học không thay đổi hoặc có suy giảm nhẹ.

Molly King, một nhà xã hội học tại trường ĐH Santa Clara ở California, cho biết cô “không ngạc nhiên trước bất kỳ thống kê nào” về sự đa dạng trong đội ngũ làm khoa học. Cô trích dẫn một vài thực tế, sự lặp lại một cách tiêu cực và chênh lệch về tỷ lệ bài báo do nữ tác giả viết được chấp nhận và trích dẫn đã góp phần dẫn đến sự tồn tại của khoảng cách này.

Theo báo cáo, năm 2017, tỷ lệ trung bình về lương của người làm trong lĩnh vực khoa học và kỹ  là 85.390 USD, cao hơn gấp đôi so với những người làm trong lĩnh vực khác, 37.690 USD.

Koizumi cho rằng báo cáo đã đưa ra một lộ trình rõ ràng về những bước đi cần thiết để Mỹ giữ vai trò dẫn đầu toàn cầu về khoa học và kỹ thuật: đầu tư vào KH, CN, kỹ thuật và toán học; gia tăng số người làm khoa học từ nhóm những người chưa được đánh giá đúng mức; tiếp tục đầu tư cho R&D về khoa học và kỹ thuật. “Tất cả những việc như vậy đều đúng,” ông nói.

Thanh Nhàn dịch

Nguồnhttps://www.nature.com/articles/d41586-020-00084-7

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)