VN chưa có ý thức xếp hạng các tạp chí KHXH đầu ngành

Chúng ta thường sử dụng các tạp chí nằm trong danh sách được chọn để lấy điểm phong chức danh giáo sư, phó giáo sư nhưng rất nhiều tạp chí trong số đó không thể gọi là một “tạp chí” đúng nghĩa chứ chưa nói đến “tạp chí khoa học”.

Chẳng hạn tạp chí Văn hóa nghệ thuật là một trong những tạp chí được tính điểm cao trong danh sách nhưng các bài viết dài nhất trên tạp chí này hiện nay thường chỉ được đăng khoảng bốn trang tương đương 2000 chữ (vẫn tờ tạp chí này trước đây đăng tới 10-20 trang), đúng bằng phần mở đầu (đặt vấn đề) của một bài nghiên cứu KHXH&NV trên tạp chí quốc tế. Nhiều tạp chí khác cũng không khá hơn là bao.

Với “không gian khoa học” chật chội như vậy, thật khó để có thể công bố các nghiên cứu nghiêm túc theo chuẩn quốc tế bằng tiếng Việt trên các tạp chí KHXH&NV ở Việt Nam. Theo tôi biết thì hầu hết các tạp chí khoa học xã hội quốc tế đều đăng bài có dung lượng 10.000 đến 50.000 chữ (không kể bài điểm sách). Vì vậy, Nhà nước nên có giải pháp phù hợp để hình thành một số tạp chí trong nước đăng các bài nghiên cứu có dung lượng (tạm chưa bàn về vấn đề chất lượng) tương đương các bài quốc tế bằng tiếng Việt. Từ đó, chúng ta mới “mơ” đến một “sân chơi” cho các nhà nghiên cứu KHXH&NV ở Việt Nam.
 
   Đọc thêm:

+ Tính bản địa, một rào cản cho công bố quốc tế trong ngành KHXH&NV (Trần Trọng Dương)
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=7610

+ Không thể “né” mãi (Trần Ngọc Vương)
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=7602

+ Lại bàn về công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí quốc tế: Nhiều chưa hẳn tốt (Phạm Duy Hiển)
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=7596

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)