Cuộc chiến chống mù lòa ở Đức

Nước Đức đang phải nếm trải các bệnh về mắt. Rất may là các nhà nghiên cứu và bác sĩ đã đạt được thành công bước đầu trong tìm kiếm các liệu pháp mới

Số lượng các bệnh nghiêm trọng về mắt đã lên đến mức có thể coi là bệnh dịch. Thị lực của mười triệu người ở Đức đang bị đe dọa nghiêm trọng, trong đó bảy triệu rưỡi bị thoái hóa điểm vàng. Biểu hiện của bệnh là hình ảnh ban đầu không rõ ràng hoặc có vẻ bị biến dạng, cuối cùng chỉ cho phép mắt phân biệt được giữa sáng và tối. Đến năm 2050, cứ bốn người ở EU thì có một người có thể mắc phải căn bệnh này. Các con số này đang tăng lên vì nguy cơ mắc bệnh tăng lên theo độ tuổi trong khi tuổi thọ đã và đang tiếp tục tăng.
Mươi năm trước, lĩnh vực nhãn khoa dường như không hấp dẫn đối với hầu hết các chuyên gia y tế nhưng hiện tại, hoạt động trong lĩnh vực nhãn khoa có tính bùng nổ khi nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nghiên cứu đã hồi sinh, tập trung vào các liệu pháp công nghệ sinh học và liệu pháp gene. Chúng bao gồm cấy ghép võng mạc, “công tắc” gene trong võng mạc có thể được kích hoạt bằng ánh sáng và thấu kính đặc biệt tinh vi. Phần lớn những gì vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm đang được chứng minh là có lợi cho bệnh nhân và sinh lợi cho ngành công nghệ y tế và dược phẩm.
Bệnh về mắt liên quan nhiều đến tuổi tác, một số bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, béo phì hoặc viêm mãn tính. Điều này cũng áp dụng cho bệnh thoái hóa điểm vàng. Sự hiểu biết về nguyên nhân gây ra bệnh này chưa đầy đủ. Cho đến nay chỉ biết: lớp tế bào dưới hoàng điểm, phần của võng mạc nơi thị giác sắc nét nhất, có nhiệm vụ phá vỡ các chất tiết chất béo của các tế bào thụ cảm ánh sáng nhưng quá trình này bị ngừng hoạt động. Các chất lắng đọng, được gọi là drusen, hình thành và các tế bào cảm thụ ánh sáng dần dần tiêu biến. Hiện tại không có liệu pháp nào được công nhận cho biến thể “khô” này, may mắn thay, bệnh tiến triển rất chậm.
Trong 20% trường hợp, biến thể khô phát triển thành biến thể “ướt”: võng mạc hình thành các mạch máu mới tiết ra dịch mô hoặc máu. Điều này càng làm suy giảm thị lực. Võng mạc sưng lên, xuất hiện những vết sẹo nhỏ li ti. Các bác sĩ ít nhất có thể ngăn chặn quá trình này. Tuy nhiên, để thành công, họ phải tiêm một loại thuốc vào mắt bệnh nhân mỗi tháng một lần. Nó ức chế yếu tố tăng trưởng VEGF và do đó ngăn chặn phát sinh các mạch mới. Những người bị ảnh hưởng, hầu hết là người cao tuổi trong khi chi phí điều trị rất tốn kém nên nhiều người không kham nổi.
Những tiến triển trong các liệu pháp điều trị đang ngày một gia tăng. Trong trường hợp thoái hóa điểm vàng khô, đã có những nỗ lực đầu tiên để đưa thông tin di truyền vào mắt. Vì viêm được coi là một trong những nguyên nhân gây bệnh, các tế bào võng mạc được cho là sản xuất ra chất chống viêm. Điều này có thể ngăn chặn sự suy giảm của các tế bào cảm thụ ánh sáng. Bệnh viện Đại học Lübeck đang thử nghiệm công nghệ này.
Người ta đã phát hiện những người bị thoái hóa điểm vàng có lượng protein nhất định ở trong máu của họ cao, bao gồm protein FHR-4, nồng độ của protein này dường như được di truyền. Phát hiện này có thể giúp dự đoán tình trạng mắt và đồng thời mở ra các khả năng điều trị.
Các bác sĩ ở Sulzbach là thành viên của một nhóm quốc tế đã cấy ghép tế bào võng mạc của khỉ lấy từ tế bào gốc của con người. Họ hy vọng một ngày nào đó có thể thay thế các tế bào đã bị chết. Trong tương lai, võng mạc của người hiến tặng cũng có thể được sử dụng cho mục đích này. Các nhà khoa học thần kinh ở bang Utah, Mỹ, gần đây đã thành công trong việc hồi sinh các tế bào cảm thụ ánh sáng của  người chết.
Chip làm người khiếm thị có thể nhìn được
Bionic, tức là cấy ghép thân thiện với cơ thể, được cấy vào mắt bằng vi phẫu, có lẽ là chiến lược ngoạn mục nhất hiện nay để ngăn ngừa hoặc thậm chí đảo ngược sự mù lòa. Một con chip võng mạc được lắp đặt trong khu vực điểm vàng ít nhất có thể khôi phục một phần thị lực đã mất.
Loại phẫu thuật này chỉ được thực hiện ở một mức độ hạn chế. Dự kiến năm 2024 sẽ thử nghiệm trên 38 người tham gia nghiên cứu bị thoái hóa điểm vàng khô ở giai đoạn nặng. Phẫu thuật này rất phức tạp và tốn kém nhưng chỉ sau bốn tuần, bệnh nhân có thể học cách làm quen với con chip đã cấy ghép.
Người bệnh phải được huấn luyện một hoặc hai lần một tuần trong một năm. Người bệnh đeo kính có gắn thiết bị điện tử. Nó chụp ảnh và gửi các xung ánh sáng đến chip. Chip biến đổi chúng thành xung động. Các đường dẫn thần kinh hướng chúng đến thị giác trong não để xử lý. Nhờ vậy, thế giới xuất hiện một cách mờ ảo.
Làm sống lại các tế bào đã chết
Được biết ngay cả vi khuẩn và tảo cũng có “mắt”, các protein nhạy cảm với ánh sáng trong màng của chúng, đây là cơ sở của di truyền quang học. Hai nhà nghiên cứu người Đức, Dieter Oesterhelt và Peter Hegemann, đã nhận giải Lasker nổi tiếng vào năm 2021, thường là tiền thân của giải Nobel. Khám phá của họ vào những năm 1970 hiện có thể sử dụng kỹ thuật di truyền để làm nhạy cảm các tế bào với tín hiệu ánh sáng.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế do bác sĩ nhãn khoa người Pháp José-Alain Sahel dẫn đầu đã tiêm một loại protein nhạy cảm với ánh sáng vào võng mạc của một người đàn ông 58 tuổi. Bệnh nhân này cũng bị viêm võng mạc sắc tố và đã bị mù 40 năm. Phải chuẩn bị các chế phẩm phân tử sinh học được yêu cầu khá lâu để kiểm soát chính xác các gen khiếm khuyết trong võng mạc. 70 đoạn khác nhau của bộ gen có thể có liên quan. Sau đó, bệnh nhân phải dành hàng tháng trời để luyện tập nhận biết đường viền của các vật thể quen thuộc với sự hỗ trợ của một cái kính đặc biệt. Bệnh nhân dễ nhận ra các chuyển động – vì độ tương phản sáng-tối thay đổi.
Nhà thần kinh học người Hungary Botond Roska từ Viện Nhãn khoa Phân tử và Lâm sàng tại Đại học Basel cho rằng có khả năng những công nghệ như vậy có thể hồi sinh các tế bào cảm quang đã chết trong võng mạc. Tuy nhiên, cho đến nay, nhận thức thị giác mới có thể được kích hoạt lại ở chuột.
Các liệu pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp
900.000 người ở Đức bị căn bệnh này. Bệnh tăng nhãn áp thường được kích hoạt bởi sự gia tăng nhãn áp, nó phá hủy dây thần kinh thị giác một cách từ từ. Những người bị ảnh hưởng không cảm thấy áp lực gia tăng. Họ chỉ nhận thấy có điều gì đó không ổn khi hình ảnh họ nhìn thấy không có các cạnh. Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc tiêm được thiết kế để làm giảm áp lực, nhưng điều này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Ngoài ra, chỉ khoảng 10 phần trăm những người bị nhãn áp cao bị bệnh tăng nhãn áp. Chưa rõ lý do tại sao. Để phòng ngừa, các bác sĩ nhãn khoa đề nghị đo nhãn áp thường xuyên.
Ở một số bệnh nhân, bác sĩ mở rộng kênh dẫn lưu giữa mống mắt và thể thủy tinh trong quá trình phẫu thuật để điều chỉnh áp lực. Các chuyên gia tại Phòng khám Mắt Sulzbach đã phát triển một con chip mà họ đưa vào mắt để liên tục theo dõi áp suất.
Liệu pháp điều trị đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể, hiện tượng thủy tinh thể bị bong dần dần, thường không được chú ý trong một thời gian dài. 50% người Đức từ 52 đến 64 tuổi và 90 phần trăm trên 75 tuổi bị ảnh hưởng của bệnh này. Protein tích tụ trong thấu kính, chúng tán xạ ánh sáng và tạo nên hình ảnh kép, hoặc quầng sáng, trên võng mạc. Khoảng 800.000 người mỗi năm được lắp thủy tinh thể nhân tạo để có thể nhìn rõ trở lại.
Một nghiên cứu dài hạn từ Mỹ cho thấy tầm quan trọng của việc điều trị bệnh đục thủy tinh thể, không chỉ vì thị lực. Người ta đã nghiên cứu 3.000 người bị đục thủy tinh thể và phát hiện ra một mối tương quan đáng ngạc nhiên. Nhóm những người được lắp thấu kính chứng mất trí nhớ phát triển ít thường xuyên hơn (trừ 29%).
Hiệu suất của não thực sự có thể liên quan đến thị lực. Võng mạc, với 125 triệu tế bào cảm nhận ánh sáng và hơn 100 loại tế bào khác nhau là tín hiệu kích thích não bộ.
Trong quá trình phẫu thuật đục thủy tinh thể, các bác sĩ phẫu thuật thường điều chỉnh đồng thời tình trạng viễn thị hoặc cận thị. Thủy tinh thể nhân tạo, cũng có thể điều chỉnh chứng loạn dưỡng, hiện nay có số lượng lựa chọn rất lớn. Chúng cũng có thể bù cho chứng loạn thị hoặc cải thiện độ nhạy tương phản. Các biến thể đều có ưu điểm và nhược điểm, vì vậy bạn nên tìm hiểu thêm và nhận được lời khuyên hữu ích. Thấu kính mà bạn muốn có thường không vừa với mắt của bạn – ví dụ như do các bệnh trước đó hoặc do đồng tử quá nhỏ để đảm bảo tỷ lệ ánh sáng cần thiết.
Chúng cũng có thể cân bằng hứng loạn thị hoặc cải thiện độ nhạy tương phản. Các biến thể đều có ưu điểm và nhược điểm, vì vậy bạn nên tìm hiểu thêm và cần có lời khuyên hữu ích.
Ống kính đa tiêu cự có hai hoặc ba điểm lấy nét. Điều này cho phép độ sắc nét ở cả phạm vi gần và xa. Đối với nhiều người, thấu kính ba tiêu thậm chí có thể thay thế hoàn toàn kính cận bởi vì, giống như kính đa tiêu, chúng cân bằng cho các khoảng cách khác nhau. Nhưng tất cả các thấu kính đa tiêu cự đều dẫn đến hiện tượng lóa vào lúc chạng vạng và quầng sáng trong bóng tối. Các thấu kính EDoF (Độ sâu lấy nét mở rộng) mới được cấu tạo theo cách mà chúng tập hợp ánh sáng từ khoảng cách xa hoặc trung bình. Nhờ đó, chúng mang lại tầm nhìn rộng và sắc nét và tránh bị chói. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn kém ở cự ly gần, bạn vẫn cần phải đeo kính .
Khả năng nhìn của trẻ em cũng ngày càng tệ hơn
Các vấn đề về mắt không chỉ ngày càng gia tăng ở những người lớn tuổi. Trẻ em cũng ngày càng tệ hơn. Ở châu Âu, gần 50% trẻ em từ 8 đến 12 tuổi bị cận thị và xu hướng này đang tăng lên. Khi trẻ ngồi trước màn hình trong thời gian dài hoặc nhìn chằm chằm vào điện thoại di động, mắt của trẻ phải liên tục điều chỉnh theo khoảng cách ngắn và nhãn cầu phát triển theo chiều dài cho đến khi hình ảnh từ xa không còn đập mạnh vào võng mạc. Trẻ em càng ít chơi bên ngoài, trải nghiệm ánh sáng ban ngày và nhìn ra xa, hiệu ứng càng mạnh. Ở châu Á, 80% trẻ em bị cận thị. Một nghiên cứu ở Hồng Kông cho thấy đại dịch đã làm tình trạng này trầm trọng hơn.
Một loại kính áp tròng mới hiện nay được cho là có tác dụng làm chậm quá trình cận thị ở trẻ em. Không giống như các lớp vỏ kết dính thông thường, chúng bó ánh sáng chiếu vào các đường cong của chúng từ bên cạnh, phía trước và không đưa vào phía sau võng mạc. Điều này có thể làm chậm sự phát triển của nhãn cầu.
Hơn mỗi phần ba người Đức bị bệnh cận thị. Đây là chứng suy giảm thị lực phổ biến nhất. Nó buộc người ta phải đeo kính hoặc dùng kính áp tròng, do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về mắt như bong võng mạc. Các nhà nghiên cứu và phát minh cũng đang thử nghiệm các công nghệ mới đối với lĩnh vực này. Một thấu kính làm bằng nhựa  phản ứng với các tín hiệu điện từ mắt. Kết hợp với hai điốt được gắn bên dưới và bên trên mắt, nó sẽ giúp thấu kính có thể theo dõi hướng nhìn của người đeo và luôn tự động lấy nét. Tuy nhiên, sự phát triển của chúng có lẽ sẽ mất nhiều năm.
Cuối năm 2021 ở Mỹ đã xuất hiện loại thuốc nhỏ mắt trên thị trường với hứa hẹn có thể điều chỉnh tật viễn thị. Các chế phẩm khác đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Những lời quảng cáo rầm rộ là rất tốt, nhưng các bác sĩ nhãn khoa cảnh báo: Các chất này đã được biết đến từ lâu trong điều trị bệnh nhãn áp cao. Tuy nhiên người ta không nên sử dụng vì có nhiều tác dụng phụ bất lợi. Chúng gây giảm kích thước của đồng tử hoặc ngăn nó giãn ra. Điều này hoạt động giống như giảm khẩu độ trên máy ảnh và tăng thị lực. Chúng làm giảm khả năng nhìn xa, đặc biệt là khi tầm nhìn kém. Sau đó, bạn không còn cần kính để đọc, nhưng bạn cần kính để lái xe.
Xuân Hoài tổng hợp
Nguồn: https://www.focus.de/gesundheit/ratgeber/sehen/im-kampf-um-das-augenlicht-10-millionen-deutsche-drohen-zu-erblinden-so-wollen-forscher-dagegen-kaempfen_id_152099888.htmlhttps://www.inpactmedia.com/medizin/volkskrankheiten/kampf-um-das-augenlicht

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)