Bernard Schlink và những cuộc chia ly

DW đã phỏng vấn nhà văn nổi tiếng Bernard Schlink về các mối quan hệ, tội lỗi và chia tay nhân dịp phát hành cuốn sách mới của ông “Abschiedsfarben”...

“Người đọc” là cuốn sách nổi tiếng nhất của Schlink.

Một vài nhà văn sống ở Đức đã có được danh tiếng quốc tế như Bernard Schlink. Cuốn sách xuất bản năm 1995 The Reader (Người đọc), một tác phẩm nói về câu chuyện tình lãng mạn giữa một chàng trai trẻ và một người phụ nữ từng làm việc ở trại tập trung, đã được dịch ra trên 50 thứ tiếng trên thế giới và trở thành một cuốn sách bán chạy trên toàn thế giới. Cuối cùng với sự đề cử của Oprah Winfrey, cuốn sách này được chuyển thể thành phim với sự tham gia của ngôi sao Kate Winslet vào năm 2008.

Từng học luật, Schlink dạy luật và triết học luật pháp trong nhiều thập kỷ trước khi cố gắng viết sách như một nhà văn chuyên nghiệp. Khi trả lời DW, ông kể bắt đầu viết sách như một thú vui, đơn giản vởi ông luôn luôn ham thích làm điều đó. Cuốn truyện đầu tiên của ông được xuất bản vào năm 1987 và sau đó là nhiều cuốn khác. Sau khi xuất bản nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết, Schlink đã nhận được thành công trong địa hạt mới này.

Về hưu ở tuổi 76, Schlink xuất bản một cuốn sách mới ở Đức, một bộ tuyển tập truyện ngắn mang tên Abschiedsfarben (Những sắc màu ly biệt). Các câu chuyện về chủ đề chia tay, những mối liên hệ giữa nam và nữ, giữa các cặp đôi và giữa những nhân vật lớn tuổi và trẻ tuổi. Jochen Kürten của DW đã trao đổi với Schlink về cuốn sách mới nhất của ông và thành công của Người đọc.  

Tôi có thể gọi tuyển tập “Abschiedsfarben” là “cuốn sách cuối cùng” được không 

 (Cười lớn) Tôi còn không biết ‘tác phẩm cuối cùng” là gì nữa… 

Tôi đang nghĩ về các chủ đề trong cuốn sách này: các ký ức và cách đối xử với chúng, với lương tâm và các câu hỏi như ‘liệu cuộc đời này có được dàn xếp một cách hợp lý không?’

Những điều đó có thể chiếm ngự anh trong giai đoạn trung niên hoặc khi anh còn trẻ. Có lần tôi từng nghe Edward Said (giáo sư văn học Mỹ gốc Palestin) giảng về “những tác phẩm cuối cùng”. Ý tưởng của một ‘tác phẩm cuối cùng’ được hình thành ở giai đoạn cuối đời là tổng kết những thứ anh từng làm việc, nghĩ và viết trong toàn bộ cuộc đời mình. Do đó, đó là sự tổng kết về công việc và cuộc đời của chính anh. Tất nhiên đó là những gì không phải như những câu chuyện trong Abschiedsfarben

Nếu nhìn vào một vài chủ đề xuyên qua những truyện ngắn đó, có thể thấy chủ đề tội lỗi trở đi trở lại nhiều lần. Vậy nó có cái gì đặc biệt thu hút ông?

Tôi quan tâm đến chủ đề chia tay. Và những cuộc chia tay thì có thể gây tổn thương, đau đớn và buồn đau, và tội lỗi cũng có một vai trò nào đó. Vì vậy, một vài câu chuyện về chủ đề chia tay cũng trở thành chủ đề của tội lỗi. 

Ở đây không nói chuyện chia tay với cuộc đời mà là chia tay trong cuộc đời. Những cuộc chia tay con người, từ giã các giai đoạn của cuộc đời, từ giã các hi vọng, chờ đợi, sợ hãi, tổn thương và cả tự do. Những cuộc chia tay diễn ra liên tục trong cuộc đời cũng là cách để chúng ta lặp đi lặp lại việc dàn xếp với cuộc đời. 

Một làn gió sầu muộn và luyến thương thổi qua những truyện ngắn này, đặc biệt khi nó đến với những tương giao giữa nam và nữ. Vậy điều gì khiến cho những mối tương giao trong cuốn sách của ông lại trở nên khó khăn đến vậy? 

Đó là mối tương giao giữa nam và nữ, mối tương giao giữa những người bạn, giữa anh em và chưa các bậc cha mẹ và con cái. Tất cả những mối quan hệ đó, không chỉ chuyện tình yêu giữa nam và nữ, đều là trung tâm cuộc đời chúng ta đều rất ‘khó nhằn’. Thật tuyệt vời và hạnh phúc khi thành công nhưng cũng đầy rẫy bi kịch và hủy diệt khi đổ vỡ. 

Nó cũng là mối liên hệ giữa người đàn ông lớn tuổi với người trẻ tuổi hơn. Trong một truyện ngắn, tiểu thuyết Lolita của Vladimir Nabokov đã được nhắc đến. Điều gì khiến ông quan tâm đến chủ đề này? 

Câu chuyện trong đó Lolita xuất hiện là về mẹ và con trai. Họ đi nghỉ hè cùng nhau. Bà ấy đọc sách và cậu con thì ngồi bên ghế xếp và cũng đọc nó. Với cả hai, đó là một mùa hè của tình dục nhưng đó là thứ cảm nhận cảm xúc một cách riêng rẽ. 

Ông là một trong những tác giả nói tiếng Đức thành công nhất và ông sống ở New York. Ông trải nghiệm những gì ở đó? Ông có thường xuyên đứng trước câu hỏi về cuốn ‘Người đọc’ không? 

Bất cứ khi nào tôi được hỏi về công việc viết lách thì Người đọc cũng luôn luôn được nhắc đến. 

Ông có thấy thoải mái với điều đó? Có thể có người sẽ nói ‘ồ, tôi đã viết cả những tác phẩm khác nữa, không nên chỉ nói hoài về một cuốn sách’.  

Tôi không thấy bực bội về điều đó. Có nhiều thành công trong toàn bộ cuộc đời mình là điều tuyệt vời. Anh không thể và không phải chờ đợi mãi thành công tới cuốn sách tiếp theo và cuốn sách tiếp theo nữa. Điều đó quá đủ với tôi và tôi cũng viết cuốn sách tiếp theo với cùng niềm vui như Người đọc

Một luật sư thì phải làm việc với sự chính xác và đúng đắn. Còn với mộtt nhà văn, ông có tự do để làm điều mình muốn. Điều tương phản giữa hai lĩnh vực này có bao giờ đến với ông? 

Ngay cả một luật sư giỏi cũng cần có sự tưởng tượng. Một luật sư cần am hiểu về những gì luật pháp và văn chương đến và giúp anh ta ra quyết định, ai không biết cách tìm kiếm và thấy được những câu trả lời mới cho những vấn đề luật pháp và công bằng thì chỉ là luật sư tầm thường.

Có thể ai đó nói theo cách khác: một nhà văn tầm thường có thể trở thành người viết một cách hời hợt 

Sự chính xác và đúng đắn đều tốt cho cả các luật sư và nhà văn. Tôi không thể tưởng tượng đời mình có thể tồn tại mà không có viết lách. Nhưng tôi cũng không thể và không muốn từ bỏ nghề luật; nó cũng quan trọng đối với tôi. Cuối cùng thì mọi quá trình sáng tạo đều giống nhau, liệu anh có viết được một câu chuyện hay giải quyết một vấn đề pháp lý hoặc tổ chức một buổi sinh nhật cho con gái của anh không. Tất cả những điều đó đều khiến người ta cảm thấy hạnh phúc. 

Abschiedsfarben” sẽ không phải là cuốn sách cuối cùng của ông chứ? 

Tôi hi vọng là thế. Tôi đang viết một cái gì đó mới. 

Anh Vũ lược dịch

Nguồnhttps://www.dw.com/en/author-bernard-schlink-on-goodbyes-and-his-new-book/a-54267695

 

 

Tác giả