Cái chết câm lặng của sách

Trong các thư viện và các kho lưu trữ, sự phân hủy a xít đang “ngốn ngấu” các cuốn sách quý. Bảo vệ chúng là một việc làm phức tạp và tốn kém. Vậy việc bảo tồn các di sản văn hóa của chúng ta tốm kém cỡ nào?

Trưng bày sách quý tại Thư viện bang Bavaria. Nguồn: Irish Examiner

Vào ngày 30/1/2015, một trận hỏa hoạn lớn đã phá hủy một viện nghiên cứu của Viện hàn lâm Khoa hoc Nga. Tại thư viện Thông tin khoa học Khoa học xã hội nhân văn, 15% số sách bị hư hại. Thư viện mang tên nữ công tước Anna Amalia ở Weimar và Kho lưu trữ lịch sử thành phố Cologne cũng lâm vào cảnh tương tự. Sự nguy hiểm của nước và lửa đối với sách cho chúng ta thấy kho tàng văn hóa của mình mong manh như thế nào. Nhưng trên thực tế thì còn mối nguy hiểm khác đang chờ đợi và được coi là khủng khiếp hơn nhiều, nhưng ít ai biết đến điều đó.

“Đó là sự phân hủy sách, Ursula Hartwieg nói. Hiện tượng đơn giản này không dừng lại ở những cuốn sách quý. “Những thứ này sẽ rã ra khỏi tay chúng ta nếu như chúng ta không cố gắng làm gì đó để bảo vệ chúng”. Hartwieg phụ trách Văn phòng điều phối bảo tồn tài sản văn hóa chữ viết (KEK) ở Berlin, cơ quan được thành lập vào năm 2011. Hằng năm, họ nhận được 600.000 euro chủ yếu từ chính phủ liên bang để quảng bá các dự án kiểu mẫu, để điều phối hỗ trợ và những công việc liên quan, phần còn lại từ ngân sách của bang. Trong nhiều trường hợp, việc bảo tồn các di sản văn hóa dạng chữ viết cũng thuộc phạm vi quản lý của nhiều bộ khác nhau.

Các thư viện và kho lưu trữ có thể sử dụng mọi sự hỗ trợ mà họ có thể nhận được. Bảo vệ các bộ sưu tập đắt giá bắt đầu từ chính việc xem xét tòa nhà cất giữ chúng, với mái nhà không thấm nước, các đường cáp an toàn, độ ẩm và nhiệt độ phòng thích hợp. Những bộ sưu tập đắt giá cũng thường có cách bảo quản đặc biệt. Mỗi thành viên đã trải qua các khóa huấn luyện bảo tồn di sản văn hóa thường phải có khả năng phát hiện rủi ro và khả năng xử lý các cuốn sách bị hư hại. Tất cả các hoạt động này đều cần phải có tiền. Trong một biên bản ghi nhớ ký năm 2009, Liên minh bảo tồn Di sản văn hóa chữ viết đã nêu một khoản cần thiết khoảng 10 triệu euro mỗi năm cho các hoạt động như vậy. Để kiểm tra sự xuống cấp của nó, số tiền phải lớn hơn thế vì các vấn đề nghiêm trọng có thể tăng lên hàng năm. “Những hư hại đã từng diễn ra trong quá khứ tại các thứ viện vẫn có thể trở lại bất cứ lúc nào”, Hartwieg cho biết.

Một trong những vấn đề nguy hiểm nhất là tình trạng phân hủy a xít các cuốn sách. Nó liên quan đến các văn bản in từ những năm 1840 đến 1990. Tại thời điểm này, một số lượng lớn các bản in đã được in ra và giấy được sản xuất theo quy mô công nghiệp. Trải qua thời gian, giấy trở nên giòn và mỏng hơn. Khoảng 4 triệu cuốn sách tại Thư viện bang Bavaria đang bị tác động của sự phân rã a xít. “Những hư hoại được ước tính sẽ rất nghiêm trọng khi nơi lưu trữ nhiều sách hơn”, Tobias Beinert – một chuyên gia về bảo tồn sách tại Thư viện bang Bavaria ở Munich, nói. “Chúng tôi đã thực thi nhiều biện pháp nhưng đây là một nhiệm vụ khó khăn.” Các thư viện và kho lưu trữ đang phải khử a xít kho sách của mình. Điều này có nghĩa là phải nhúng các cuốn sách nào chất khử a xít để trung hòa a xít. Cuối cùng, dung môi đươc loại bỏ bằng chân không.

Đây là một việc làm tốn thời gian. “Phải mất tới 20 năm để khử a xít những cuốn sách này”, Jürgen Neubacher – người chịu trách nhiệm bảo quản các cuốn sách lịch sử, các bộ sưu tập đặc biệt, các bản thảo âm nhạc viết tay và các bản in âm nhạc tại Staats- und Universitätsbibliothek Hamburg, cho biết. Và việc khử a xít là không thể với mọi cuốn sách. “Các tập sách có chữ in bằng mực đỏ hoặc bìa sách màu đỏ đều khó có thể khử a xít”, ông giải thích.

Trường đại học kỹ thuật Freiberg ở Saxony có khoảng 500 kg sách được khử a xít hàng năm. Trường đại học Thư viện ở Leipzig thậm chí còn có 1 tấn sách. Saxony có một chương trình của bang để tài trợ bảo quản sách, Bavaria và Baden-Württemberg cũng có cách làm tương tự. Chỉ riêng việc khử a xít các bộ sưu tập tại trường đại học thư viện cũng tốn 20.000 euro hằng năm.

Và nguy hiểm chực chờ tiếp theo nằm ngay trong các giá sách. Phần lớn các luận văn, công trình từ thời Cộng hòa dân chủ Đức ngày càng bị mờ đi. “Chúng tôi sợ đến một ngày nào đó, chúng có thể biến mất hoàn toàn, và cùng với chúng là lịch sử khoa học của một đất nước cũng mất đi”, Almuth Märker, người thủ thư khoa học tại trường đại học Leipzig, e ngại.

Số hóa có thể hỗ trợ việc bảo tồn các bộ sưu tập di sản văn hóa. Nó khiến các cuốn sách dễ truy cập hơn và bảo vệ các cuốn sách nguyên gốc tốt hơn, bởi vì không phải cho mượn chúng nữa. Tuy nhiên đây cũng không phải là cách giải quyết cho mọi vấn đề. Đầu tiên, việc thông tin số hóa phải được an toàn. “Một cuốn sách 100 tuổi không bị a xít phân hủy có thể được mở và đọc, Một tài liệu thế giới 15 tuổi có thể không”, Beinert nói. Thứ hai, tác phẩm nguyên gốc phải được bảo tồn nhưng không phải là bản tham chiếu; hơn nữa, giấy hoặc gáy sách cũng chứa đựng những thông tin có giá trị cho nghiên cứu. “Công việc bảo tồn các văn bản vẫn là một nhiệm vụ tiếp tục được đặt ra”, Ursula Hartwieg rút ra kết luận.

Thanh Nhàn dịch

Nguồn: https://www.helmholtz.de/en/science_and_society/the-silent-death-of-books/

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)