Giữ mà phá, thêm mà bớt
Bước vào thời đổi mới và mở cửa, Việt Nam cũng bước vào một quá trình thay đổi to lớn, sâu sắc và toàn diện về cấu trúc kinh tế và tổ chức xã hội đưa tới những chuyển biến về hệ thống chuẩn mực và quan niệm giá trị. Trong bối cảnh ấy, di sản văn hóa truyền thống bao gồm cả các giá trị vật thể lẫn phi vật thể cũng bị đặt trước nhiều thách thức mới, trong đó nổi bật là tình trạng mất mát chưa từng có so với trong những giai đoạn thời bình trước kia. Đây là một nguy cơ mà các nhà Về nguồn học cả quốc doanh lẫn tư nhân nhiều năm qua đã không ngăn chặn được một cách triệt để, kịp thời và có hiệu quả bằng các khẩu hiệu cao cả và các hoạt động rầm rộ, nên rõ ràng việc ngăn chặn nguy cơ này ít nhất phải bắt đầu từ việc tìm hiểu cơ chế và đặc điểm của sự mất mát các di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
Thật ra không có một ranh giới rạch ròi giữa văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Một giá trị văn hóa vật thể luôn mang kèm trong nó các yếu tố không thể cân đo đong đếm, còn một giá trị văn hóa phi vật thể luôn luôn phải tồn tại, biểu hiện dưới các hình thức, dạng thức vật chất cụ thể của thực tại đương thời. Một ngôi chùa cổ kính tự nó toát ra dáng cách trầm mặc trang nghiêm không thể có ở một vũ trường, một bài thơ nhất định phải được bảo lưu và phổ biến bằng chữ viết hay ngôn ngữ. Cho nên vấn đề dường như thật ra là cấp độ vật thể (hay phi vật thể) của các giá trị văn hóa, được xác định bởi hai yếu tố là không gian vật lý và hình thức vật chất mà chúng cần thiết để tồn tại. Các giá trị văn hóa vật thể nói chung cần một không gian vật lý nhất định và có một hình thức vật chất xác định, còn các giá trị văn hóa phi vật thể nói chung không bị định dạng, định lượng và thậm chí cả định tính trong một hình thức vật chất duy nhất. Hơn thế nữa, một bài hát phải được biểu hiện qua hoạt động ca hát, một trò chơi phải được bộc lộ qua hoạt động giải trí, điều này khiến các giá trị văn hóa phi vật thể có một phương thức tồn tại và phát triển khác với các giá trị văn hóa vật thể, đó là chúng luôn cần tới hoạt động sử dụng – tiêu dùng các giá trị văn hóa mang tính sáng tạo của con người. Xuất phát từ chỗ này, có thể tìm hiểu cơ chế và đặc điểm của sự mất mát các giá trị văn hóa phi vật thể ở Việt
Nhìn chung các di sản văn hóa bị mất mát theo hai cách: một là bị hủy diệt, hai là bị vô hiệu hóa trong tiến trình văn hóa, bị gạt ra bên lề của cuộc tiến hóa. Đối với các giá trị văn hóa phi vật thể thì sự hủy diệt có tới hai diện mạo: một là bị hủy diệt về lượng, hai là bị hủy diệt về chất, nghĩa là bị biến chất – tha hóa, tuy về hình thức thì vẫn còn tồn tại nhưng về chức năng thì đã thay đổi hoàn toàn. |
Đối với các giá trị văn hóa vật thể thì tình hình mất mát rất dễ nhìn thấy, nhưng ngoài các hiện tượng loại lấy cắp tượng Phật, đào trộm lăng mộ, buôn lậu đồ cổ…, tóm lại là gây ra sự chuyển dịch, thay đổi bất hợp pháp các giá trị này trong không gian còn có việc gây ra sự chuyển dịch, thay đổi tuy hợp pháp nhưng vô văn hóa mà đáng tiếc là hầu như chỉ các cơ quan Nhà nước mới có thể gây ra đối với các giá trị văn hóa vật thể. Khi người ta trùng tu khu lăng mộ vua Lê ở Lam Kinh cứ như xây dựng một sân vận động, khi người ta cho phép khách du lịch tới hoàng cung Huế đóng vai các ông hoàng bà chúa ăn uống sinh hoạt như ở nhà riêng, khi người ta thẳng tay bốc hết những phiến đá xanh trên một số đường phố tại TP.Hồ Chí Minh để chỉnh trang đô thị bằng bê tông và gạch con sâu, khi người ta xây dựng đường cáp treo cho du khách lướt xuống lượn lên trên chùa Yên Tử…thì không một di sản văn hóa nào có thể được giữ gìn chứ đừng nói đến chuyện kế thừa, tiếp nối. Các giá trị văn hóa vật thể chứa đựng trong chúng một không gian đồng thời tồn tại trong không gian đã đành, nhưng các không gian vật lý ấy luôn gắn liền với các không gian tâm lý – văn hóa có cấu trúc tương ứng. Cho nên việc thay đổi không gian vật lý bên trong và bên ngoài với các quan hệ vật thể vốn có của các giá trị văn hóa vật thể theo những cung cách phản văn hóa như thế đã hủy hoại tận gốc không gian tâm lý – văn hóa cần thiết cho chúng tồn tại và phát huy tác dụng. Trước mặt tiền một ngôi chùa mà dựng lên một dãy shop bán quần áo lót, trong chánh điện một ngôi miếu mà đặt một bộ salon thì không gian tâm lý – văn hóa của các chùa miếu ấy đã bị thay đổi hoàn toàn. Còn phải nói tới việc trùng tu dùng bê tông xi măng thay cho cát đá vôi gạch, dùng sơn nước hiện đại thay cho son sơn vàng thiếp cổ truyền tác động bất lợi tới hình thức (kiểu dáng, đường nét, màu sắc), tính chất (đặc điểm cơ lý) và tuổi thọ (quá trình hóa sinh) của các giá trị văn hóa vật thể đã diễn ra nhiều năm nay ở khắp Việt Nam.
Cách nay ba mươi năm tiếng Việt trong ngôn ngữ cả nói lẫn viết đã thay đổi rất nhiều, cấu trúc đơn điệu hơn trước, số lượng thành ngữ tục ngữ bớt đi, tỷ lệ từ ngữ Hán Việt giảm xuống, tỷ lệ thuật ngữ khoa học kỹ thuật và quản lý phương Tây mà chủ yếu là tiếng Anh không (hay chưa) được Việt hóa tăng lên. Bộ Windows Chinnes 95 của Trung Quốc đã có một hệ thống thuật ngữ tin học được Hoa hóa trong đó Control Panel được thay bằng “Khống chế đài”, byte được thay bằng “Nguyên tố”, file được thay bằng “Đáng án”, còn chúng ta thì chưa có nhưng dường như cũng không mấy người buồn nhìn thấy ở đây một nguy cơ tiềm ẩn đối với tiếng Việt. |
Đối với các giá trị văn hóa phi vật thể thì vấn đề có phần phức tạp hơn. Mang tính độc lập tương đối với hình thức vật chất của chúng, các giá trị văn hóa phi vật thể có một phương thức tái sản xuất mở rộng linh hoạt và hiệu quả hơn so với các giá trị văn hóa vật thể, chẳng hạn trích những câu khác nhau trong Truyện Kiều để làm một bài thơ khác (tập Kiều), hay chọn những câu của nhiều bài thơ Đường khác nhau ghép thành một bài thơ mới (thơ tập cổ), nhưng rất khó làm điều tương tự với các món đồ cổ hay lăng mộ đình chùa. Bên cạnh đó, so với các di sản văn hóa vật thể, quan hệ giữa các di sản văn hóa phi vật thể mang tính hệ thống chặt chẽ, phức hợp hơn. Một bộ đồ trà cổ chẳng may bị vỡ một cái chén thì những ấm chén còn lại bị lẻ bộ chứ không tổn hại gì, nhưng một nghề thủ công cổ truyền mất đi thì như trong một phản ứng dây chuyền, một số lễ hội, phong tục nghề nghiệp sẽ mất theo. Chính vì thế nên hiện nay ở Việt
Nếu thừa nhận các giá trị văn hóa phi vật thể luôn cần tới hoạt động sử dụng – tiêu dùng các giá trị văn hóa của con người mới có thể tồn tại và phát triển, mới xác lập được mối quan hệ với thực tiễn xã hội, thì quan hệ ấy được xác định chủ yếu trên cơ sở chức năng. Dĩ nhiên chức năng của các giá trị văn hóa phi vật thể có thể mở rộng hay thu hẹp, giữ nguyên hình hay được khuôn nắn lại, tóm lại là có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh cụ thể, nhưng luôn luôn có một cái ngưỡng tiên thiên, một giới hạn nhất định cho sự thay đổi này. Các nhà buôn người Hoa có thể tới nhiều đình chùa miếu mạo cúng bái khấn khứa đủ loại thần thánh phù hộ mình làm ăn phát tài, nhưng không ai lại tới Văn miếu xin Khổng Tử giúp mình buôn may bán đắt. Đây không phải là họ không tín nhiệm Khổng Tử, mà vì Khổng Tử không có chức năng giúp đỡ họ trên thương trường. Tương tự, khẩu hiệu Không Có gì Quý hơn Độc lập Tự do mà giăng trong khám đường sẽ ít nhiều trở thành một hành vi nhạo báng, bài Tiến quân ca mà đem hát karaoke sẽ mất đi dáng cách nghiêm trang. Quan hệ với thực tiễn xã hội thông qua chức năng trong thực tiễn ấy là không gian tồn tại của các giá trị văn hóa phi vật thể. Phương thức hủy diệt và triệt tiêu luôn ăn khớp với phương thức tồn tại và phát triển, nên sự mất mát các giá trị văn hóa phi vật thể cũng phụ thuộc nhiều hơn vào các hoạt động sử dụng – tiêu dùng của con người. Nói cụ thể hơn, nếu tính chức năng là yếu tố hàng đầu làm nên giá trị của các giá trị văn hóa phi vật thể, thì sự mở rộng thái quá chức năng sẽ khiến chúng biến chất – tha hóa, còn sự thu hẹp thái quá chức năng sẽ khiến chúng bị hủy diệt – triệt tiêu. Ví dụ trong trường hợp thứ nhất là việc người ta tạc hình Lạc Long Quân và Âu Cơ ở bãi tắm Suối Tiên làm một loại phù điêu để vui mắt các Tiên Dung và Chử Đồng Tử của thời hiện đại, và ví dụ cho trường hợp thứ hai là việc người ta xây dựng Văn Miếu Trấn Biên ở Biên Hòa mà đưa Khổng Tử ra sân. Các cung cách mở rộng hay thu hẹp không gian chức năng không theo quy luật nào và không có chuẩn tắc gì ấy không những nhiều khi vi phạm các quy định pháp lý và chuẩn mực đạo lý mà trong hầu hết các trường hợp còn đưa tới sự hạ thấp hay xuyên tạc, thương mại hóa hay tầm thường hóa các giá trị văn hóa phi vật thể, và dù nhiều hay ít cũng đẩy chúng vào một tình trạng rối loạn chức năng. Giữa các giá trị văn hóa phi vật thể lại có những mối quan hệ phi vật thể không thể tách rời, nên nếu đã có đường Trần Hưng Đạo A, đường Trần Hưng Đạo B tách Trần Quốc Tuấn làm hai nửa còn dính với nhau trong một không gian hành chính thì tự nhiên sẽ có Cơ sở massage Hùng Vương dùng danh hiệu Quốc tổ làm bảng hiệu để các Thượng đế tiện có mặt bằng khi muốn Về nguồn.
Nhìn chung các di sản văn hóa bị mất mát theo hai cách: một là bị hủy diệt, hai là bị vô hiệu hóa trong tiến trình văn hóa, bị gạt ra bên lề của cuộc tiến hóa. Đối với các giá trị văn hóa phi vật thể thì sự hủy diệt có tới hai diện mạo: một là bị hủy diệt về lượng, hai là bị hủy diệt về chất, nghĩa là bị biến chất – tha hóa, tuy về hình thức thì vẫn còn tồn tại nhưng về chức năng thì đã thay đổi hoàn toàn. Điều này dễ làm người ta mất cảnh giá: các giá trị ấy vẫn còn đó, tiếng Việt vẫn còn được sử dụng, lịch sử dân tộc vẫn còn được giảng dạy, di sản văn hóa Hán Nôm vẫn còn được bảo vệ, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn được tôn vinh. Nhưng có lẽ cần sáng suốt hơn: so với cách nay ba mươi năm tiếng Việt trong ngôn ngữ cả nói lẫn viết đã thay đổi rất nhiều, cấu trúc đơn điệu hơn trước, số lượng thành ngữ tục ngữ bớt đi, tỷ lệ từ ngữ Hán Việt giảm xuống, tỷ lệ thuật ngữ khoa học kỹ thuật và quản lý phương Tây mà chủ yếu là tiếng Anh không (hay chưa) được Việt hóa tăng lên. Bộ Windows Chinnes 95 của Trung Quốc đã có một hệ thống thuật ngữ tin học được Hoa hóa trong đó Control Panel được thay bằng “Khống chế đài”, byte được thay bằng “Nguyên tố”, file được thay bằng “Đáng án”, còn chúng ta thì chưa có nhưng dường như cũng không mấy người buồn nhìn thấy ở đây một nguy cơ tiềm ẩn đối với tiếng Việt. Tương tự, một cô giáo dạy sử đã hướng dẫn tóm tắt cách ôn tập các bài học lịch sử như sau “Không nên đọc suông mà phải đặt vấn đề: Vì sao, tại sao, thế nào? Sử học gọi là nguyên nhân, âm mưu, chủ trương. Cách giải quyết trong Sử gọi là diễn biến, thủ đoạn, hành động. Thành công hay thất bại Sử gọi là kết quả. Vấn đề để lại Sử gọi là ý nghĩa, bài học kinh nghiệm” (Sài gòn giải phóng, ngày 26.4.2002). Rất logích, chặt chẽ về thao tác luận nhưng cũng chỉ là một cách thức nhồi nhét không hơn không kém. Không thể trách cô giáo ấy, bởi chính thiết chế giáo dục và nhất là cơ chế thi cử của chúng ta đang coi Sử là “một môn học thuộc lòng” và cố gắng chạy theo mục tiêu làm cho học sinh “thuộc nhanh và nhớ lâu” nên vô hình trung đã biến các em thành một loại catsesse chạy bằng cơm không hề biết tới sự rung cảm, lòng tự hào, nỗi đau xót… cần có khi học tập lịch sử. Những câu thơ quốc ngữ la tinh được phóng bút ngẫu hứng không theo phương pháp nào của một số người được gọi hay tự nhận là thư pháp gia đã bôi bác tất cả các chuẩn mực cơ bản của nghệ thuật thư pháp chữ Hán, còn chữ “lễ” trong mệnh đề “Tiên học lễ hậu học văn” đã bị hiểu là động từ nên nhiều năm nay trong ngành giáo dục từ phổ thông tới trên đại học vẫn có những món lễ vật phi lễ làm điên đảo l
Qua lịch sử, trong mọi di sản truyền thống đều có những yếu tố bị đào thải. Ở một mức độ nhất định, điều đó là quy luật. Nhưng ngược lại với việc đào thải, việc bảo vệ và kế thừa các giá trị truyền thống cũng là một quy luật trong văn hóa sử của loài người. Cho nên nếu hiện nay ở Việt |
uân thường. Có thể nói cái cơ chế “Giữ mà phá, thêm mà bớt” này đang là tác nhân chủ yếu dẫn tới sự mất mát của các di sản văn hóa cả vật thể lẫn phi vật thể, và “Hồn Trương Ba da hàng thịt” đang là đặc điểm chủ đạo trong sự mất mát của các di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay.
Qua lịch sử, trong mọi di sản truyền thống đều có những yếu tố bị đào thải. Ở một mức độ nhất định, điều đó là quy luật. Nhưng ngược lại với việc đào thải, việc bảo vệ và kế thừa các giá trị truyền thống cũng là một quy luật trong văn hóa sử của loài người. Cho nên nếu hiện nay ở Việt