Học viện tâm linh thế giới BRAHMA KUMARIS

Học viện Tâm linh Thế giới Brahma Kumaris (BKWSO) là một tổ chức phi chính phủ liên quốc gia thành lập ở Ấn Độ năm 1937, có mục tiêu mang lại sự biến đổi tích cực trong xã hội thông qua xây dựng và nâng cao ý thức về giá trị của con người.

Qua một mạng lưới các trung tâm hoạt động ở hơn 80 quốc gia trên thế giới, BKWSO mở những khóa học và chương trình giáo dục để cải thiện chất lượng cuộc sống của cá nhân và cộng đồng, với những chủ đề: giáo dục về sự an tịnh, phẩm giá con người, giáo dục về các giá trị, phát triển toàn diện, lãnh đạo và giáo dục dựa trên phẩm chất, ý thức công dân, bổn phận xã hội, kiểm soát những biến đổi, trao những quyền tích cực cho giới trẻ, sự khác biệt văn hóa, bảo vệ quyền phụ nữ, kiểm soát stress, tư duy tích cực, tự kiểm soát, xây dựng nhân cách, chăm sóc sức khỏe toàn diện và thiền định.


Brahma Baba, người sáng lập BKWSO

Học viện chú trọng vào những lợi ích khi tiếp cận cuộc sống bằng đạo đức và tinh thần, giúp con người phát triển những thái độ và cư xử bắt nguồn từ thông cảm và những giá trị cốt lõi.
BKWSO trân trọng tính bản thiện của mỗi con người, giúp họ phát hiện lại tính bản thiện ấy trong chính mình, khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của ý thức về tâm linh, những quan điểm, cách cư xử và những kỹ năng qua một quá trình học tập suốt đời.
Hướng tới một thế giới mà con người sống hòa hợp với nhau, có phẩm giá, tự trọng, đoàn kết và hợp tác, mục đích của Học viện là vươn tới tương lai tốt đẹp đó với việc khuyến khích con người phát hiện trong chính mình những giá trị, tài năng và sức mạnh để biến lý tưởng thành hiện thực. Học viện đặc biệt nhấn mạnh đến lẽ công bằng, chính trực, chân thực, khoan dung, những giải pháp phi bạo lực cho các xung đột, trách nhiệm cá nhân và cống hiến cho xã hội.
BKWSO chủ trương giáo dục toàn diện, truyền đạt những kiến thức thực tiễn và đào tạo về nghệ thuật, triết học và khoa học đời sống. Học viện đẩy mạnh lối tư duy khoa học và suy tưởng về tâm linh. Sự kết hợp của những tư duy đó được xem là cần thiết để giúp con người vượt qua những thử thách trong cuộc sống, với lòng nhiệt huyết, sự thanh tịnh, niềm vui và sức sáng tạo.
BKWSO đem lại tri thức và một môi trường để cá nhân tự rèn luyện và phát triển. Học viện này được sáng lập với một niềm tin rằng, (1) phương pháp thực tế nhất để  cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như những mối quan hệ chính là nâng cao ý thức về cái thiện trong bản thân mình, và (2) xã hội có thể được biến đổi một cách tích cực và căn bản nhờ vào những tri thức thực tiễn tiếp thu được qua hành động và xử sự, cùng với những phẩm chất cá nhân như thanh tịnh, trắc ẩn, nội lực và trí tuệ.
Những hoạt động của Học viện dành cho mọi tầng lớp xã hội và nhằm mang lại lợi ích cho mọi bộ phận xã hội, không phân biệt tuổi tác, quốc tịch, giới tính, trình độ, chủng tộc, quan niệm chính trị hay tôn giáo.
BKSWO có một cơ quan chính thức ở trụ sở Liên Hợp Quốc. Hiện nay, Học viện đã phối hợp tổ chức bốn dự án quốc tế quan trọng:
– “Một Triệu Phút Cầu An tịnh”, đã đến với 88 quốc gia, tính đến năm 1986.
– “Hợp tác Toàn cầu Vì một Thế giới Tốt đẹp hơn”, dự án này được thực hiện năm 1988  với sự tham gia của hàng nghìn người ở 129 quốc gia và được nhận bảy Giải thưởng Sứ giả Hòa bình của Liên hợp quốc.
– “Chia sẻ các Giá trị vì một Thế giới Tốt đẹp hơn”, 1994.
– “Những Giá trị sống”, Một chương trình giáo dục năm 1996.
Năm 1991, BKWSO đã xây dựng Viện vì Thế giới Tốt đẹp hơn có trụ sở tại Ấn Độ, có sức chứa 1500 người. Viện đã vạch kế hoạch và phát triển những chương trình giáo dục phát triển con người được sử dụng trong nhiều kế hoạch đào tạo khắp thế giới. Viện cũng đã khởi xướng một số dự án năng lượng mặt trời và nhận được tài trợ từ nhiều tổ chức chính phủ và quốc tế.
BKWSO cũng đã ủng hộ thành lập và phát triển Trung tâm Nghiên cứu, Bệnh viện Toàn cầu (Ấn Độ) và Quỹ Janki (Anh), hai viện nhân đạo độc lập cùng nghiên cứu việc chăm sóc sức khỏe toàn diện.

P.V dịch


Chú thích ảnh trên cùng: Viện vì Thế giới Tốt đẹp hơn (Ấn Độ)

Tác giả

(Visited 118 times, 1 visits today)