Một suy nghĩ về Vốn xã hội ở Việt Nam
Dân tộc Việt Nam với vốn xã hội phong phú và gắn kết cộng đồng mạnh mẽ rất cần phát huy vốn xã hội đã được nuôi dưỡng và hun đúc trong lịch sử ngàn năm của dân tộc, nay được bổ sung và tiếp sức bằng những nhận thức mới, có hệ thống, khoa học để xây dựng một đất nước phồn vinh, nhân ái trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.
Một số vấn đề về khái niệm
Tại phương Tây, khái niệm “vốn xã hội” được Pierre Bourdieu đưa từ năm 1986 trong khuôn khổ ba loại vốn: kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong khi “vốn kinh tế” được xác định rõ, có thước đo định lượng, khung pháp luật ngày càng rõ ràng thì vốn xã hội tuy đã được nhiều nhà triết học (như Francis Fukuyama, xã hội học (như James Coleman), kinh tế học (như Hernando de Soto) gần đây quan tâm nghiên cứu và làm sáng tỏ về một loạt giác độ, vẫn cần được tiếp tục làm sáng tỏ trên nhiều khía cạnh như thước đo, khung khổ pháp luật, các điều kiện, tiền đề để chuyển đổi từ vốn xã hội sang các loại hình vốn khác… Bên cạnh vốn xã hội, gần đây các tác giả khác nhau đã đề cập đến “vốn văn hóa” (cultural capital), “vốn đạo đức” (moral capital), “vốn trí tuệ” (intellectual capital) như những khái niệm gần gũi, có liên quan đến nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm vốn xã hội.
Đóng góp quan trọng nhất của Pierre Bourdieu là đã mở rộng khái niệm “vốn” (capital) vượt ra khỏi quan niệm ban đầu là vốn kinh tế, bó hẹp trong các trao đổi vật chất ra các phạm vi “phi vật chất” (immaterial) và “phi kinh tế”(non-economic). Ông quan niệm rằng các loại hình vốn khác nhau có thể được thủ đắc, trao đổi, và chuyển hóa lẫn nhau trong mức độ nhất định do cấu trúc của từng loại vốn và sự phân phối chúng đều là biểu hiện của cấu trúc nội tại của xã hội loài người và hiểu biết các biểu hiện đa dạng của các loại vốn có thể giúp chúng ta làm sáng tỏ cấu trúc và phương thức vận hành của xã hội trên thế giới. Pierre Bourdieu định nghĩa: “vốn xã hội là tổng thể những nguồn lực hiện tại hoặc tiềm ẩn gắn với sự sở hữu một mạng lưới bền vững các mối quan hệ quen biết hay thừa nhận ít nhiều được thể chế hóa”. Nói một cách khác đi, một cá nhân nào sinh ra và lớn lên trong một gia đình, họ tộc, tập thể, có nhiều mối quan hệ về nhiều mặt thì càng có ưu thế. Các mối quan hệ xã hội đó có thể biến thành lợi thế vật chất và thực sự trở thành một loại tài sản vô hình hay có thể phát huy tác dụng như một loại “vốn”. Piere Bourdieu cũng quan niệm vốn văn hóa như là tập hợp các lực lượng phi kinh tế như hoàn cảnh gia đình, giai cấp xã hội, các đầu tư hay cam kết khác nhau về giáo dục và các nguồn lực khác tác động đến sự thành đạt về học vấn. Và vốn văn hóa có thể biểu hiện dưới dạng vật thể như sách, báo, tranh vẽ, công cụ hoặc máy móc hoặc biểu hiện dưới dạng thể chế hóa như chứng chỉ, văn bằng hoặc dưới dạng phi vật thể như tập tục, lễ tiết v.v…
James Coleman (1988) đặt “vốn xã hội” trong mối quan hệ với vốn con người và đặt trong tương quan với mức độ con người trong xã hội tin cậy lẫn nhau, với các mối liên hệ như những kênh truyền thông và liên quan đến những chuẩn mực (norms) của xã hội. Nếu một xã hội tôn trọng nhiều chuẩn mực thì tác dụng của các mối quan hệ càng lớn.
Giáo sư trường Đại học Harvard Robert Putnam (1995 và 2000) trong bài nghiên cứu có tác dụng mở đường: (Chơi Bowling một mình: sự sụp đổ và hồi sinh của cộng đồng Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Simon&Schuster, 2000) đã phát hiện tác dụng của vốn xã hội trong mối tương quan giữa các mạng lưới và giá trị tập thể cộng đồng khi một cá nhân tham gia các hoạt động cùng với nhau. Ông đã chứng minh được sự suy đồi của tính cộng đồng có liên quan đến mức độ người Mỹ càng chơi bowling một mình thay vì chơi theo nhóm, thích ngồi xem tivi một mình, ít tham gia các hội đoàn, ít tham dự các hoạt động tôn giáo, từ thiện, ít giao thiệp với hàng xóm, ít tin cậy lẫn nhau thì thái độ cục cằn, hung hãn càng tăng lên, sự gây gổ trên xa lộ càng nhiều hơn, cử tri ít đi bỏ phiếu hơn v.v… và luật sư để xử lýý thưa kiện ngày càng nhiều hơn v.v… Ông khuyên rằng nên đi chơi dã ngoại với nhau nhiều hơn thì không chỉ tốt hơn cho nước Mỹ mà tốt hơn cho chính bản thân mình. Ông cũng lưu ýđến khoảng cách giữa các thế hệ, đến sự tham gia làm việc của phụ nữ càng đông hơn, thì giờ đầu tư cho gia đình càng ít hơn dẫn đến gia đình càng ít con hơn, tỷ lệ li dị càng cao hơn. Ông cũng lưu ýý đến tác động của các công nghệ hiện đại có thể dẫn đến thói ngồi lì trước truyền hình quá lâu v.v…
Putnam phân biệt hai ýyếu tố cơ bản của vốn xã hội đó là vốn xã hội gắn kết (bonding) và vốn xã hội bắc cầu (bridging). Vốn xã hội có thể có tác dụng gắn kết đối với các thành viên thuần nhất (homogenous) trong khi vốn xã hội có tác dụng bắc cầu đối với những thành viên không đồng nhất với nhau về mặt xã hội ở trong nhóm. Thí dụ như thành viên của một băng đảng lưu manh tạo ra vốn xã hội gắn kết giữa các thành viên tuân thủ những chuẩn mực, tiêu chí, mục đích chặt chẽ trong khi thành viên của một dàn đồng ca hay của một câu lạc bộ chơi bowling tạo ra vốn xã hội bắc cầu giữa những thành viên rất đa dạng. Vốn xã hội bắc cầu còn có hàng loạt lợi ích khác đối với cá nhân, cộng đồng, chính phủ như tăng thêm tình tương thân tương ái giữa cộng đồng, tăng cường vai trò của xã hội dân sự, của chính phủ, học đường. Putnam còn cho rằng gia nhập một tổ chức có thể làm giảm đi một nửa khả năng bị chết của một cá nhân trong những năm sắp tới do lợi ích nhiều mặt về tâm lýý, sức khỏe mà nhóm đó có thể đem lại.
Sự phân biệt giữa hai tác động này rất có ích vì đã giúp làm sáng tỏ tác động tích cực của nhóm liên kết theo chiều ngang giữa những thành viên bình đẳng như tăng thêm tính phong phú trong hoạt động của cộng đồng, tính gắn kết giữa người và người trong khi thành viên của một nhóm khép kín, được điều khiển từ trên của một thủ lĩnh đầy quyền uy hoạt động chỉ vì mục đích riêng của nhóm có thể dẫn đến tác động ngược lại với cộng đồng xã hội hay trở thành gánh nặng cho xã hội ở ngoài nhóm đó. Putnam và cộng sự tin rằng phát triển vốn xã hội gắn liền với phát triển các cộng đồng thuộc xã hội dân sự và là một nhân tố then chốt để xây dựng và duy trì nền dân chủ sống động.
Francis Fukuyama quan niệm “vốn xã hội có thể được định nghĩa đơn giản là sự tồn tại một tập hợp nhất định những giá trị phi hình thức hay chuẩn mực được chia sẻ bởi các thành viên trong một nhóm cho phép họ hợp tác với nhau”. Ông cũng chỉ ra rằng vốn xã hội có thể có mặt tiêu cực cho xã hội như hoạt động của đảng ba K (Ku Klux Klan) hay thành viên của maphia tuy rằng có thể là vốn quýý của thành viên trong nhóm.
Mới đây (2001), Nan Lin trong cuốn sách “Vốn xã hội” (Nhà xuất bản Đại học Cambridge) đã nhấn mạnh đến giác độ cá nhân đầu tư vào quan hệ xã hội với kỳ vọng thu được lợi nhuận trên thương trường.
Suri Ratnapala (2003) trong công trình về “Vốn đạo đức và xã hội thương mại” (Moral Capital and Commercial Society) đã phân biệt vốn đạo đức và vốn xã hội. Ông cho rằng đạo đức của một con người trong quan hệ xã hội tạo ra danh tiếng, sự tin tưởng trong quan hệ với những cá nhân khác. Ông quan niệm rằng vốn xã hội liên quan đến những mạng lưới hay tổ chức xã hội trong khi vốn đạo đức liên quan đến từng cá nhân. Đạo đức bao gồm cả hành động và không hành động.
Trái với vốn kinh tế càng sử dụng thì càng bị hao mòn đi, vốn xã hội nếu không sử dụng thì sẽ bị lãng quên và mất tác dụng, cho nên đối với vốn xã hội thì khẩu hiệu lại là “dùng nó hay mất nó” (use it or lose it).
Những luận điểm này đã được chứng minh không chỉ ở Mỹ mà cả ở Nhật và nhiều nước khác.
Janos Kornai trong cuốn “Hệ thống xã hội chủ nghĩa” đã trình bày rất cụ thể các tác động xã hội của việc tập trung quan liêu về kinh tế, về quyết định nhân sự. Sự bóp méo về các giá trị kinh tế như giá, tỷ giá, lãi suất, tín dụng dẫn đến những biến dạng hành vi như đầu cơ tích trữ hàng, gây khan hiếm giả tạo. Quan hệ giữa người và người cũng bị tác động nhiều mặt do vai trò bao trùm của hệ thống tuyên huấn và hệ tư tưởng giáo điều. Như vậy, trong hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước kia, vai trò của vốn xã hội cũng bị biến dạng và hạn chế nhiều.
Cũng rất rõ ràng, quan niệm vốn xã hội đã được thực hành từ rất lâu ở phương Đông trong quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Triết lý “trọng nghĩa khinh tài” của các tráng sỹ Lương Sơn Bạc có thể được coi là một quan niệm về vốn xã hội. Hoặc mưu đồ của Lã Bất Vi trong thời Chiến Quốc cũng có thể được xem như đầu tư lâu dài vào một “vốn xã hội” rất đặc thù là ngôi đế vương.
Khổng giáo là một kho các quan niệm, chuẩn mực về vốn xã hội đã hình thành và được tuân thủ trong hàng ngàn năm của xã hội phong kiến. Hội Tam Hoàng, các hội kín khác đến các băng đảng hay các bang Triều Châu, Phúc Kiến v.v… của người Hoa ở nước ngoài cũng là một biểu hiện của vốn xã hội trong xã hội phương Đông.
Cải cách ruộng đất, đấu tố và Cách mạng Văn hoá với “Bè lũ Bốn Tên” ở Trung Quốc cũng là sự phá hoại sâu rộng vốn xã hội truyền thống.
Trong xã hội Trung Quốc trước kia và hiện nay, các mối “quan hệ” (guanxi) phức tạp từ đồng hương, đồng môn, đồng tuế đến các hoạt động tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi cũng là những biểu hiện của vốn xã hội và khả năng chuyển đổi vốn xã hội thành tiền bạc.
Thử áp dụng khái niệm vốn xã hội đối với Việt Nam
Cho đến nay, chưa thấy có một công trình nghiên cứu có hệ thống và sâu rộng về vốn xã hội trong lịch sử và xã hội Việt Nam. Những suy nghĩ sau đây xin được coi là những gợi ý ban đầu về chủ đề to lớn này.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã hình thành những cộng đồng lớn nhỏ trong lòng dân tộc. Một biểu hiện đặc thù của vốn xã hội ở Việt Nam là tình đùm bọc giữa đồng bào bắt nguồn từ truyền thuyết mẹ Âu Cơ và lòng yêu nước biểu hiện mạnh mẽ trong công cuộc chống ngoại xâm.
Hội nghị Diên Hồng thời nhà Trần để chống quân Nguyên thế kỷ thứ 13 là một minh chứng lịch sử về sự gắn kết xã hội sâu sắc trong tình hình đặc biệt khó khăn.
Nguyễn Trãi đã thể hiện sự minh triết về chính trị bằng những chính sách nhân đạo thực sự xúc động qua các câu phú:
Nghĩ về kế lâu dài của nước nhà
Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh
Sửa hòa hiếu cho hai nước
Tắt muôn đời chiến tranh[1]
Lòng nhân ái, quan điểm cùng nhau chung sống trong hòa bình là một vốn quý trong truyền thống dân tộc ta. Việc quân của Quang Trung được dân miền Bắc giúp đỡ, lấy ván bó rơm làm lá chắn trong trận công đồn của Sầm Nghi Đống, vô hiệu hóa được súng hỏa châu của quân xâm lược nhà Thanh là một ví dụ khác cho thấy lòng yêu nước, tình đoàn kết dân tộc đã vượt qua quy mô của làng xóm và trở thành sức mạnh chống ngoại xâm.
Cuộc kháng chiến chống Pháp với chính sách đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy và phát huy mạnh mẽ nguồn vốn xã hội để bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn tài chính và kinh tế. Xin đơn cử một số ví dụ:
– Chỉ nhờ sự nhường cơm xẻ áo của nhân dân, không hề có ngoại viện, đã vượt qua được nạn đói năm 1945 trong thời gian rất ngắn. Chính sự đùm bọc giúp đỡ đó đã đóng góp cho sự thành công của chiến dịch xóa nạn mù chữ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
– Tuần lễ vàng (thu được 370 kg vàng và 20 triệu đồng, tương đương với tổng số thuế thân và thuế điền thổ thu được trong 1 năm), các cuộc vận động mùa đông chiến sỹ v.v… đã góp phần giúp cho Chính phủ non trẻ vượt qua được ngân khố trống rỗng, tài chính kiệt quệ, thực hiện cuộc xây dựng chiến khu, mua vũ khí, xây dựng Vệ quốc đoàn.
– Đồng bào trong cả nước đã thực sự đùm bọc, giúp cho hàng triệu đồng bào tản cư có được chỗ ở, điều kiện sinh sống, đất canh tác v.v… trong khi nhà nước không có bất kỳ sự trợ giúp tài chính nào của công quỹ. Một cuộc di dân như vậy cực kỳ khó khăn, tốn kém nhưng ở nước ta, trong những điều kiện hết sức khó khăn đã diễn ra mà không có trục trặc lớn nào.
–
Các làng nghề từ dệt lụa ở Vạn Phúc, đúc đồng ở Ngũ Xã, nghề đồ gỗ ở Đồng Kỵ là một vài ví dụ trong hơn 1000 làng nghề ở Việt Nam, trong đó vốn xã hội, vốn văn hóa đã được truyền lại từ đời này qua đời khác.
Song từ sau 1953, chính sách đại đoàn kết dân tộc bị thay thế bằng một loạt chính sách rất xa lạ với truyền thống của dân tộc, thay đại đoàn kết dân tộc bằng đấu tranh giai cấp, cải cách ruộng đất với đấu tố, xử lýý oan sai hàng loạt cán bộ, sử dụng nhục hình, kích động con tố cha, vợ tố chồng v.v… đã phá hoại nặng nề vốn xã hội ở nông thôn và để lại những di chứng lâu dài.
Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở thành phố cũng gây ra tác hại tương tự về vốn xã hội trong quan hệ giữa người và người, tuy mức độ tàn khốc có giảm bớt phần nào. Sự tàn phá vốn văn hóa, vốn đạo đức cũng cực kỳ nghiêm trọng và để lại những hệ quả lâu dài.
Việc áp dụng triệt để đến mức cực đoan quan niệm thành phần chủ nghĩa trong chính sách cán bộ đã bóp méo nghiêm trọng vốn xã hội truyền thống tốt đẹp của dân tộc và gây ra rất nhiều tác động tiêu cực nhiều mặt đối với xã hội. Con người không còn được quyết định bởi năng lực và đóng góp của bản thân mình mà bởi “thành phần” của cha mẹ hay ông bà để lại. Là con bần cố nông, dẫu học hành thế nào cũng vẫn đỗ, được nhận xét tốt, vẫn được phân công công tác thuận lợi, được đề bạt là thủ trưởng. Con nhà địa chủ (hay thành phần không cơ bản) dẫu học giỏi, cố gắng phấn đấu đến mấy cũng không được học hành tiếp, gặp khó khăn ngay trong việc tìm đối tượng kết hôn và xin phép kết hôn, bị phân biệt đối xử gay gắt trong phân công công tác, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật. Tóm lại, chủ nghĩa thành phần đã tái lập ra những đẳng cấp mới trong một xã hội tự tuyên bố mục tiêu là xây dựng một xã hội bình đẳng, tự do, người với người là anh em, nhưng hoàn toàn không dựa trên năng lực và phẩm chất, đóng góp, hành động thực tế của con người mà sinh ra ở thành phần nào là bị kết án chung thân bất thành văn trong số phận hạn hẹp của nguồn gốc giai cấp của mình.
Trong quá trình đổi mới, một số những cách làm quá thô bạo và phi lý đã được lặng lẽ điều chỉnh nhưng chưa bao giờ được chính thức thừa nhận là sai. Song chừng nào việc quyết định cán bộ còn thiếu công khai minh bạch, được quyết định bởi những yếu tố không liên quan gì đến năng lực, phẩm chất thì vốn con người và vốn xã hội vẫn còn bị hạn chế và bị bóp méo.
Thử phân tích trường hợp đề bạt của Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng cũng như thử phân tích vốn xã hội, vốn văn hóa, vốn đạo đức, các chuẩn mực đạo đức và hành vi tại PMU 18 chắc chắn sẽ đem lại những nhận thức thú vị và bổ ích về những gì cần phải ngăn chặn và những gì phải xây dựng.
Ngày nay, khi chứng kiến những biểu hiện chạy chức, chạy khen thưởng, chạy án bằng tiền và các quan hệ bất chính khác, khi thanh niên ngoài đường có thể gây án mạng chỉ vì “nhìn đểu”, tai nạn giao thông và sự coi thường pháp luật, chuẩn mực đạo đức diễn ra hàng ngày, trẻ em mê mệt vì chơi “game” và “chat” qua Internet v.v… những biểu hiện đã được Putnam phân tích từ lâu, thì việc nghiên cứu vốn xã hội, làm sống lại các hoạt động cộng đồng lành mạnh chắc chắn là một điều có ích.
Cơn bão Chanchu một lần nữa lại khơi dậy những gì tốt đẹp nhất trong dân tộc ta: sự chia sẻ, đùm bọc tự nhiên, từ tận đáy lòng của mỗi người, từ em bé học sinh đến chị bán hàng ở chợ Đồng Xuân, chợ Bến Thành cho đến bà con người Việt định cư ở nước ngoài.
Cái tốt đẹp sẽ còn sống mãi với người Việt chúng ta, đã vượt lên bao thử thách của thời gian.
Dân tộc Việt Nam với vốn xã hội phong phú và gắn kết cộng đồng mạnh mẽ rất cần phát huy vốn xã hội đã được nuôi dưỡng và hun đúc trong lịch sử ngàn năm của dân tộc, nay được bổ sung và tiếp sức bằng những nhận thức mới, có hệ thống, khoa học để xây dựng một đất nước phồn vinh, nhân ái trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.
Tại phương Tây, khái niệm “vốn xã hội” được Pierre Bourdieu đưa từ năm 1986 trong khuôn khổ ba loại vốn: kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong khi “vốn kinh tế” được xác định rõ, có thước đo định lượng, khung pháp luật ngày càng rõ ràng thì vốn xã hội tuy đã được nhiều nhà triết học (như Francis Fukuyama, xã hội học (như James Coleman), kinh tế học (như Hernando de Soto) gần đây quan tâm nghiên cứu và làm sáng tỏ về một loạt giác độ, vẫn cần được tiếp tục làm sáng tỏ trên nhiều khía cạnh như thước đo, khung khổ pháp luật, các điều kiện, tiền đề để chuyển đổi từ vốn xã hội sang các loại hình vốn khác… Bên cạnh vốn xã hội, gần đây các tác giả khác nhau đã đề cập đến “vốn văn hóa” (cultural capital), “vốn đạo đức” (moral capital), “vốn trí tuệ” (intellectual capital) như những khái niệm gần gũi, có liên quan đến nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm vốn xã hội.
Đóng góp quan trọng nhất của Pierre Bourdieu là đã mở rộng khái niệm “vốn” (capital) vượt ra khỏi quan niệm ban đầu là vốn kinh tế, bó hẹp trong các trao đổi vật chất ra các phạm vi “phi vật chất” (immaterial) và “phi kinh tế”(non-economic). Ông quan niệm rằng các loại hình vốn khác nhau có thể được thủ đắc, trao đổi, và chuyển hóa lẫn nhau trong mức độ nhất định do cấu trúc của từng loại vốn và sự phân phối chúng đều là biểu hiện của cấu trúc nội tại của xã hội loài người và hiểu biết các biểu hiện đa dạng của các loại vốn có thể giúp chúng ta làm sáng tỏ cấu trúc và phương thức vận hành của xã hội trên thế giới. Pierre Bourdieu định nghĩa: “vốn xã hội là tổng thể những nguồn lực hiện tại hoặc tiềm ẩn gắn với sự sở hữu một mạng lưới bền vững các mối quan hệ quen biết hay thừa nhận ít nhiều được thể chế hóa”. Nói một cách khác đi, một cá nhân nào sinh ra và lớn lên trong một gia đình, họ tộc, tập thể, có nhiều mối quan hệ về nhiều mặt thì càng có ưu thế. Các mối quan hệ xã hội đó có thể biến thành lợi thế vật chất và thực sự trở thành một loại tài sản vô hình hay có thể phát huy tác dụng như một loại “vốn”. Piere Bourdieu cũng quan niệm vốn văn hóa như là tập hợp các lực lượng phi kinh tế như hoàn cảnh gia đình, giai cấp xã hội, các đầu tư hay cam kết khác nhau về giáo dục và các nguồn lực khác tác động đến sự thành đạt về học vấn. Và vốn văn hóa có thể biểu hiện dưới dạng vật thể như sách, báo, tranh vẽ, công cụ hoặc máy móc hoặc biểu hiện dưới dạng thể chế hóa như chứng chỉ, văn bằng hoặc dưới dạng phi vật thể như tập tục, lễ tiết v.v…
James Coleman (1988) đặt “vốn xã hội” trong mối quan hệ với vốn con người và đặt trong tương quan với mức độ con người trong xã hội tin cậy lẫn nhau, với các mối liên hệ như những kênh truyền thông và liên quan đến những chuẩn mực (norms) của xã hội. Nếu một xã hội tôn trọng nhiều chuẩn mực thì tác dụng của các mối quan hệ càng lớn.
Giáo sư trường Đại học Harvard Robert Putnam (1995 và 2000) trong bài nghiên cứu có tác dụng mở đường: (Chơi Bowling một mình: sự sụp đổ và hồi sinh của cộng đồng Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Simon&Schuster, 2000) đã phát hiện tác dụng của vốn xã hội trong mối tương quan giữa các mạng lưới và giá trị tập thể cộng đồng khi một cá nhân tham gia các hoạt động cùng với nhau. Ông đã chứng minh được sự suy đồi của tính cộng đồng có liên quan đến mức độ người Mỹ càng chơi bowling một mình thay vì chơi theo nhóm, thích ngồi xem tivi một mình, ít tham gia các hội đoàn, ít tham dự các hoạt động tôn giáo, từ thiện, ít giao thiệp với hàng xóm, ít tin cậy lẫn nhau thì thái độ cục cằn, hung hãn càng tăng lên, sự gây gổ trên xa lộ càng nhiều hơn, cử tri ít đi bỏ phiếu hơn v.v… và luật sư để xử lýý thưa kiện ngày càng nhiều hơn v.v… Ông khuyên rằng nên đi chơi dã ngoại với nhau nhiều hơn thì không chỉ tốt hơn cho nước Mỹ mà tốt hơn cho chính bản thân mình. Ông cũng lưu ýđến khoảng cách giữa các thế hệ, đến sự tham gia làm việc của phụ nữ càng đông hơn, thì giờ đầu tư cho gia đình càng ít hơn dẫn đến gia đình càng ít con hơn, tỷ lệ li dị càng cao hơn. Ông cũng lưu ýý đến tác động của các công nghệ hiện đại có thể dẫn đến thói ngồi lì trước truyền hình quá lâu v.v…
Putnam phân biệt hai ýyếu tố cơ bản của vốn xã hội đó là vốn xã hội gắn kết (bonding) và vốn xã hội bắc cầu (bridging). Vốn xã hội có thể có tác dụng gắn kết đối với các thành viên thuần nhất (homogenous) trong khi vốn xã hội có tác dụng bắc cầu đối với những thành viên không đồng nhất với nhau về mặt xã hội ở trong nhóm. Thí dụ như thành viên của một băng đảng lưu manh tạo ra vốn xã hội gắn kết giữa các thành viên tuân thủ những chuẩn mực, tiêu chí, mục đích chặt chẽ trong khi thành viên của một dàn đồng ca hay của một câu lạc bộ chơi bowling tạo ra vốn xã hội bắc cầu giữa những thành viên rất đa dạng. Vốn xã hội bắc cầu còn có hàng loạt lợi ích khác đối với cá nhân, cộng đồng, chính phủ như tăng thêm tình tương thân tương ái giữa cộng đồng, tăng cường vai trò của xã hội dân sự, của chính phủ, học đường. Putnam còn cho rằng gia nhập một tổ chức có thể làm giảm đi một nửa khả năng bị chết của một cá nhân trong những năm sắp tới do lợi ích nhiều mặt về tâm lýý, sức khỏe mà nhóm đó có thể đem lại.
Sự phân biệt giữa hai tác động này rất có ích vì đã giúp làm sáng tỏ tác động tích cực của nhóm liên kết theo chiều ngang giữa những thành viên bình đẳng như tăng thêm tính phong phú trong hoạt động của cộng đồng, tính gắn kết giữa người và người trong khi thành viên của một nhóm khép kín, được điều khiển từ trên của một thủ lĩnh đầy quyền uy hoạt động chỉ vì mục đích riêng của nhóm có thể dẫn đến tác động ngược lại với cộng đồng xã hội hay trở thành gánh nặng cho xã hội ở ngoài nhóm đó. Putnam và cộng sự tin rằng phát triển vốn xã hội gắn liền với phát triển các cộng đồng thuộc xã hội dân sự và là một nhân tố then chốt để xây dựng và duy trì nền dân chủ sống động.
Francis Fukuyama quan niệm “vốn xã hội có thể được định nghĩa đơn giản là sự tồn tại một tập hợp nhất định những giá trị phi hình thức hay chuẩn mực được chia sẻ bởi các thành viên trong một nhóm cho phép họ hợp tác với nhau”. Ông cũng chỉ ra rằng vốn xã hội có thể có mặt tiêu cực cho xã hội như hoạt động của đảng ba K (Ku Klux Klan) hay thành viên của maphia tuy rằng có thể là vốn quýý của thành viên trong nhóm.
Mới đây (2001), Nan Lin trong cuốn sách “Vốn xã hội” (Nhà xuất bản Đại học Cambridge) đã nhấn mạnh đến giác độ cá nhân đầu tư vào quan hệ xã hội với kỳ vọng thu được lợi nhuận trên thương trường.
Suri Ratnapala (2003) trong công trình về “Vốn đạo đức và xã hội thương mại” (Moral Capital and Commercial Society) đã phân biệt vốn đạo đức và vốn xã hội. Ông cho rằng đạo đức của một con người trong quan hệ xã hội tạo ra danh tiếng, sự tin tưởng trong quan hệ với những cá nhân khác. Ông quan niệm rằng vốn xã hội liên quan đến những mạng lưới hay tổ chức xã hội trong khi vốn đạo đức liên quan đến từng cá nhân. Đạo đức bao gồm cả hành động và không hành động.
Trái với vốn kinh tế càng sử dụng thì càng bị hao mòn đi, vốn xã hội nếu không sử dụng thì sẽ bị lãng quên và mất tác dụng, cho nên đối với vốn xã hội thì khẩu hiệu lại là “dùng nó hay mất nó” (use it or lose it).
Những luận điểm này đã được chứng minh không chỉ ở Mỹ mà cả ở Nhật và nhiều nước khác.
Janos Kornai trong cuốn “Hệ thống xã hội chủ nghĩa” đã trình bày rất cụ thể các tác động xã hội của việc tập trung quan liêu về kinh tế, về quyết định nhân sự. Sự bóp méo về các giá trị kinh tế như giá, tỷ giá, lãi suất, tín dụng dẫn đến những biến dạng hành vi như đầu cơ tích trữ hàng, gây khan hiếm giả tạo. Quan hệ giữa người và người cũng bị tác động nhiều mặt do vai trò bao trùm của hệ thống tuyên huấn và hệ tư tưởng giáo điều. Như vậy, trong hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước kia, vai trò của vốn xã hội cũng bị biến dạng và hạn chế nhiều.
Cũng rất rõ ràng, quan niệm vốn xã hội đã được thực hành từ rất lâu ở phương Đông trong quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Triết lý “trọng nghĩa khinh tài” của các tráng sỹ Lương Sơn Bạc có thể được coi là một quan niệm về vốn xã hội. Hoặc mưu đồ của Lã Bất Vi trong thời Chiến Quốc cũng có thể được xem như đầu tư lâu dài vào một “vốn xã hội” rất đặc thù là ngôi đế vương.
Khổng giáo là một kho các quan niệm, chuẩn mực về vốn xã hội đã hình thành và được tuân thủ trong hàng ngàn năm của xã hội phong kiến. Hội Tam Hoàng, các hội kín khác đến các băng đảng hay các bang Triều Châu, Phúc Kiến v.v… của người Hoa ở nước ngoài cũng là một biểu hiện của vốn xã hội trong xã hội phương Đông.
Cải cách ruộng đất, đấu tố và Cách mạng Văn hoá với “Bè lũ Bốn Tên” ở Trung Quốc cũng là sự phá hoại sâu rộng vốn xã hội truyền thống.
Trong xã hội Trung Quốc trước kia và hiện nay, các mối “quan hệ” (guanxi) phức tạp từ đồng hương, đồng môn, đồng tuế đến các hoạt động tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi cũng là những biểu hiện của vốn xã hội và khả năng chuyển đổi vốn xã hội thành tiền bạc.
Thử áp dụng khái niệm vốn xã hội đối với Việt Nam
Cho đến nay, chưa thấy có một công trình nghiên cứu có hệ thống và sâu rộng về vốn xã hội trong lịch sử và xã hội Việt Nam. Những suy nghĩ sau đây xin được coi là những gợi ý ban đầu về chủ đề to lớn này.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã hình thành những cộng đồng lớn nhỏ trong lòng dân tộc. Một biểu hiện đặc thù của vốn xã hội ở Việt Nam là tình đùm bọc giữa đồng bào bắt nguồn từ truyền thuyết mẹ Âu Cơ và lòng yêu nước biểu hiện mạnh mẽ trong công cuộc chống ngoại xâm.
Hội nghị Diên Hồng thời nhà Trần để chống quân Nguyên thế kỷ thứ 13 là một minh chứng lịch sử về sự gắn kết xã hội sâu sắc trong tình hình đặc biệt khó khăn.
Nguyễn Trãi đã thể hiện sự minh triết về chính trị bằng những chính sách nhân đạo thực sự xúc động qua các câu phú:
Nghĩ về kế lâu dài của nước nhà
Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh
Sửa hòa hiếu cho hai nước
Tắt muôn đời chiến tranh[1]
Lòng nhân ái, quan điểm cùng nhau chung sống trong hòa bình là một vốn quý trong truyền thống dân tộc ta. Việc quân của Quang Trung được dân miền Bắc giúp đỡ, lấy ván bó rơm làm lá chắn trong trận công đồn của Sầm Nghi Đống, vô hiệu hóa được súng hỏa châu của quân xâm lược nhà Thanh là một ví dụ khác cho thấy lòng yêu nước, tình đoàn kết dân tộc đã vượt qua quy mô của làng xóm và trở thành sức mạnh chống ngoại xâm.
Cuộc kháng chiến chống Pháp với chính sách đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy và phát huy mạnh mẽ nguồn vốn xã hội để bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn tài chính và kinh tế. Xin đơn cử một số ví dụ:
– Chỉ nhờ sự nhường cơm xẻ áo của nhân dân, không hề có ngoại viện, đã vượt qua được nạn đói năm 1945 trong thời gian rất ngắn. Chính sự đùm bọc giúp đỡ đó đã đóng góp cho sự thành công của chiến dịch xóa nạn mù chữ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
– Tuần lễ vàng (thu được 370 kg vàng và 20 triệu đồng, tương đương với tổng số thuế thân và thuế điền thổ thu được trong 1 năm), các cuộc vận động mùa đông chiến sỹ v.v… đã góp phần giúp cho Chính phủ non trẻ vượt qua được ngân khố trống rỗng, tài chính kiệt quệ, thực hiện cuộc xây dựng chiến khu, mua vũ khí, xây dựng Vệ quốc đoàn.
– Đồng bào trong cả nước đã thực sự đùm bọc, giúp cho hàng triệu đồng bào tản cư có được chỗ ở, điều kiện sinh sống, đất canh tác v.v… trong khi nhà nước không có bất kỳ sự trợ giúp tài chính nào của công quỹ. Một cuộc di dân như vậy cực kỳ khó khăn, tốn kém nhưng ở nước ta, trong những điều kiện hết sức khó khăn đã diễn ra mà không có trục trặc lớn nào.
–
Các làng nghề từ dệt lụa ở Vạn Phúc, đúc đồng ở Ngũ Xã, nghề đồ gỗ ở Đồng Kỵ là một vài ví dụ trong hơn 1000 làng nghề ở Việt Nam, trong đó vốn xã hội, vốn văn hóa đã được truyền lại từ đời này qua đời khác.
Song từ sau 1953, chính sách đại đoàn kết dân tộc bị thay thế bằng một loạt chính sách rất xa lạ với truyền thống của dân tộc, thay đại đoàn kết dân tộc bằng đấu tranh giai cấp, cải cách ruộng đất với đấu tố, xử lýý oan sai hàng loạt cán bộ, sử dụng nhục hình, kích động con tố cha, vợ tố chồng v.v… đã phá hoại nặng nề vốn xã hội ở nông thôn và để lại những di chứng lâu dài.
Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở thành phố cũng gây ra tác hại tương tự về vốn xã hội trong quan hệ giữa người và người, tuy mức độ tàn khốc có giảm bớt phần nào. Sự tàn phá vốn văn hóa, vốn đạo đức cũng cực kỳ nghiêm trọng và để lại những hệ quả lâu dài.
Việc áp dụng triệt để đến mức cực đoan quan niệm thành phần chủ nghĩa trong chính sách cán bộ đã bóp méo nghiêm trọng vốn xã hội truyền thống tốt đẹp của dân tộc và gây ra rất nhiều tác động tiêu cực nhiều mặt đối với xã hội. Con người không còn được quyết định bởi năng lực và đóng góp của bản thân mình mà bởi “thành phần” của cha mẹ hay ông bà để lại. Là con bần cố nông, dẫu học hành thế nào cũng vẫn đỗ, được nhận xét tốt, vẫn được phân công công tác thuận lợi, được đề bạt là thủ trưởng. Con nhà địa chủ (hay thành phần không cơ bản) dẫu học giỏi, cố gắng phấn đấu đến mấy cũng không được học hành tiếp, gặp khó khăn ngay trong việc tìm đối tượng kết hôn và xin phép kết hôn, bị phân biệt đối xử gay gắt trong phân công công tác, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật. Tóm lại, chủ nghĩa thành phần đã tái lập ra những đẳng cấp mới trong một xã hội tự tuyên bố mục tiêu là xây dựng một xã hội bình đẳng, tự do, người với người là anh em, nhưng hoàn toàn không dựa trên năng lực và phẩm chất, đóng góp, hành động thực tế của con người mà sinh ra ở thành phần nào là bị kết án chung thân bất thành văn trong số phận hạn hẹp của nguồn gốc giai cấp của mình.
Trong quá trình đổi mới, một số những cách làm quá thô bạo và phi lý đã được lặng lẽ điều chỉnh nhưng chưa bao giờ được chính thức thừa nhận là sai. Song chừng nào việc quyết định cán bộ còn thiếu công khai minh bạch, được quyết định bởi những yếu tố không liên quan gì đến năng lực, phẩm chất thì vốn con người và vốn xã hội vẫn còn bị hạn chế và bị bóp méo.
Thử phân tích trường hợp đề bạt của Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng cũng như thử phân tích vốn xã hội, vốn văn hóa, vốn đạo đức, các chuẩn mực đạo đức và hành vi tại PMU 18 chắc chắn sẽ đem lại những nhận thức thú vị và bổ ích về những gì cần phải ngăn chặn và những gì phải xây dựng.
Ngày nay, khi chứng kiến những biểu hiện chạy chức, chạy khen thưởng, chạy án bằng tiền và các quan hệ bất chính khác, khi thanh niên ngoài đường có thể gây án mạng chỉ vì “nhìn đểu”, tai nạn giao thông và sự coi thường pháp luật, chuẩn mực đạo đức diễn ra hàng ngày, trẻ em mê mệt vì chơi “game” và “chat” qua Internet v.v… những biểu hiện đã được Putnam phân tích từ lâu, thì việc nghiên cứu vốn xã hội, làm sống lại các hoạt động cộng đồng lành mạnh chắc chắn là một điều có ích.
Cơn bão Chanchu một lần nữa lại khơi dậy những gì tốt đẹp nhất trong dân tộc ta: sự chia sẻ, đùm bọc tự nhiên, từ tận đáy lòng của mỗi người, từ em bé học sinh đến chị bán hàng ở chợ Đồng Xuân, chợ Bến Thành cho đến bà con người Việt định cư ở nước ngoài.
Cái tốt đẹp sẽ còn sống mãi với người Việt chúng ta, đã vượt lên bao thử thách của thời gian.
Dân tộc Việt Nam với vốn xã hội phong phú và gắn kết cộng đồng mạnh mẽ rất cần phát huy vốn xã hội đã được nuôi dưỡng và hun đúc trong lịch sử ngàn năm của dân tộc, nay được bổ sung và tiếp sức bằng những nhận thức mới, có hệ thống, khoa học để xây dựng một đất nước phồn vinh, nhân ái trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.
[1] Phú Núi Chí Linh, Nguyễn Trãi Toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976, tr.87
Lê Đăng Doanh
(Visited 2 times, 1 visits today)