Smilodon
Trong các sách về lý thuyết tiến hóa, Smilodon còn gọi là hổ nanh kiếm là một trường hợp thú vị. Đặc trưng của con thú này là đôi nanh dài như thanh gươm, nhọn và sắc lẹm ở mặt trong, trông mà hãi. Giải phẫu của nó cũng khác với họ hàng là anh hổ và anh sư tử. Hai chi trước dài hơn hẳn hai chi sau nên trông có phần nào hơi giống cả anh gấu. Nhìn qua thì thấy đây là một tay sát thủ chuyên nghiệp.
Nghiên cứu kỹ hơn, các chuyên gia cổ sinh học phát hiện ra rằng tuy trông ghê gớm như vậy nhưng thật ra, răng của con Smilodon này kém xa hổ và sư tử, nó may ra chỉ cắn khoẻ bằng con chó. Thêm nữa, cái chi sau ngắn hơn hẳn chi trước khiến nó không thể chạy nhanh và chạy xa. Giải thích sao đây cái cấu trúc giải phẫu kỳ lạ của anh chàng này.
Giả thuyết được nhiều người ủng hộ là như sau. Con Smilodon đã thích nghi với cuộc sống đặc biệt của nó tức là thường xuyên phải chiến đấu với những đối thủ to hơn nó như con bò mộng hay con voi ma-mút. Nó tấn công chớp nhoáng, dùng bộ chi trước vật ngã đối thủ, và đôi nanh để kết liễu trong tích tắc. Nếu đối thủ gượng lại được thì con Smilodon của chúng ta đi tong. Vì thế nó không thể dùng phương án giằng xé của anh hổ và anh sư tử.
Điểm đáng chú ý là loài Smilodon đã tuyệt chủng hoàn toàn trong một khoảng thời gian rất ngắn, chỉ từ năm mươi đến một trăm năm. Sự thích nghi tối đa với một môi trường đặc biệt không cho phép nó thay đổi kịp với môi trường. Con Smilodon ghê gớm là thế, mà cuối cùng cũng phải chịu thua con tiến hóa.
Có giả thuyết cho rằng con Smilodon chết vì bệnh sâu răng.
Giả thuyết được nhiều người ủng hộ là như sau. Con Smilodon đã thích nghi với cuộc sống đặc biệt của nó tức là thường xuyên phải chiến đấu với những đối thủ to hơn nó như con bò mộng hay con voi ma-mút. Nó tấn công chớp nhoáng, dùng bộ chi trước vật ngã đối thủ, và đôi nanh để kết liễu trong tích tắc. Nếu đối thủ gượng lại được thì con Smilodon của chúng ta đi tong. Vì thế nó không thể dùng phương án giằng xé của anh hổ và anh sư tử.
Điểm đáng chú ý là loài Smilodon đã tuyệt chủng hoàn toàn trong một khoảng thời gian rất ngắn, chỉ từ năm mươi đến một trăm năm. Sự thích nghi tối đa với một môi trường đặc biệt không cho phép nó thay đổi kịp với môi trường. Con Smilodon ghê gớm là thế, mà cuối cùng cũng phải chịu thua con tiến hóa.
Có giả thuyết cho rằng con Smilodon chết vì bệnh sâu răng.
Chú thằn lằn dũng cảm
Escher hay vẽ thằn lằn. Trong bức tranh ở trên, một chú thằn lằn đang vượt qua một thử thách ghê gớm là thoát khỏi thế giới hai chiều của trang giấy để vươn tới thế giới có đủ cả ba chiều rộng, dài và sâu. Từ trên đồi cao chú há mồm, phun khói mà thương cho thân phận hai chiều tẻ nhạt của đồng bào. Để làm được việc lớn là vượt lên chính mình, vượt lên chính cái thân phận chiều bé của mình, có nhiều tiền cũng vô ích, có cơ bắp nở nang thì tốt nhưng không đủ, có chút thông minh hay khôn lỏi thì cũng tốt nhưng cũng không đủ, yếu tố quyết định là có một trái tim quả cảm. Phải dũng cảm lắm mới dám thoát ly khỏi bầy đàn của mình mà ngạo nghễ với tự do trong không gian ba chiều. Tuy nhiên, không gian ba chiều có nhiều cạm bẫy, và chú thằn lằn đáng yêu của chúng ta đang có nguy cơ bị ăn thịt.
Chúng ta là các sinh vật sống trong không gian ba chiều. Liệu ta có theo được gương của chú thằn lằn dũng cảm mà vươn lên không gian bốn chiều được không? Bần đạo chỉ cái link này cho các bạn giàu trí tưởng tượng, muốn hình dung không gian bốn chiều. Xem song phim bạn sẽ hình dung được thế nào là phép chiếu nổi, đa diện đều trong không gian ba chiều và trong không gian bốn chiều. Nếu bạn đã từng nghe thấy phân thớ Hopf và muốn biết nó tròn méo ra sao thì sẽ được toại nguyện. Chỉ đạo khoa học của bộ phim này là Etienne Ghys, một trong các nhà toán học cự phách của Pháp.
Chúng ta là các sinh vật sống trong không gian ba chiều. Liệu ta có theo được gương của chú thằn lằn dũng cảm mà vươn lên không gian bốn chiều được không? Bần đạo chỉ cái link này cho các bạn giàu trí tưởng tượng, muốn hình dung không gian bốn chiều. Xem song phim bạn sẽ hình dung được thế nào là phép chiếu nổi, đa diện đều trong không gian ba chiều và trong không gian bốn chiều. Nếu bạn đã từng nghe thấy phân thớ Hopf và muốn biết nó tròn méo ra sao thì sẽ được toại nguyện. Chỉ đạo khoa học của bộ phim này là Etienne Ghys, một trong các nhà toán học cự phách của Pháp.
(Visited 1 times, 1 visits today)