Trẻ Lê Đạt
1. Đọc Lê Đạt, dù ở bất kỳ chủ đề nào, người ta cũng thấy lồ lộ một nghịch lý. Lê Đạt, cái ông già trên cả U75 ấy, sao mà trẻ! Trẻ đến bất ngờ.
Trẻ Lê Đạt không phải ở thể xác. Thứ quà tặng mà thiên nhiên ban phát một lần cho mỗi người như nhau. Nhưng, của trời trời lại lấy đi. Bởi thế, nhân loại đã phải chi trả đến vô vọng nhiều tâm sức để tìm ra phương thuốc trường sinh bất lão. Lê Đạt đề xuất với chúng ta một thứ trẻ khác, nhiều cơ may hơn, bởi ít phụ thuộc vào thiên nhiên hơn, là trẻ tâm hồn. Nói Lê Đạt là ở phương diện này.
Tuổi Cao Biền tim vị thành niên
2. Không phải cưa sừng làm nghé. Lê Đạt có một quan niệm rất độc đáo về trẻ. Người trẻ, theo ông, là người có ngôn ngữ mới, tức tư duy mới. Và, với nhà thơ, thì “cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực chữ”. Tức gia tăng hóa trị chữ để tăng năng suất nghĩa. Kể cả bằng phương pháp cấy chữ để phát nghĩa mới. Có tư tưởng mới là quan trọng. Nhưng, với một phu chữ như Lê Đạt, cách phát tư tưởng đó còn quan trọng hơn. Hình như, trong thế giới hiện đại, khi mục đích thường được lấy ra để bào chữa cho phương tiện, thì chính cái cách lại tố cáo một thực chất.
3. Như vậy, để trẻ, thì tuổi trẻ vừa là một lợi thế vừa bất lợi. Một mặt, tuổi trẻ đồng nghĩa hăng say, táo bạo, thích cái mới, nhưng, mặt khác, tuổi trẻ còn là thời kỳ học tập, làm theo, noi gương cha chú, truyền thống. Chính Lê Đạt cũng từng nói về tuổi trẻ của mình Thuở ấy tôi rất già. Mở miệng khuôn tổ tiên rập nói. Bởi thế, muốn trẻ, tức muốn có một ngôn ngữ mới, ngôn ngữ riêng của mình, nhà thơ phải vừa theo truyền thống vừa chống lại truyền thống, một thứ vô thức tập thể, nhất là những giả truyền thống. Điều này đòi hỏi một can đảm chữ và cả… thời gian. Không phải ưa nghịch lý mà Picasso nói: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ”.
4. Trẻ Lê Đạt, như vậy, là một đóng góp độc đáo và có chiều sâu của nhà thơ về khái niệm trẻ. Và chúng ta cũng dễ hiểu hơn tại sao Lê Đạt càng già càng trẻ. Những người chết trẻ thì sẽ sống mãi. Nhân đây, xin nhắc lại một bài thơ nổi tiếng thuở còn chưa trẻ của ông nói về già:
Những người sống lâu trăm tuổi
Ỳ như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng tồi càng bé lại.
Tuổi Cao Biền tim vị thành niên
2. Không phải cưa sừng làm nghé. Lê Đạt có một quan niệm rất độc đáo về trẻ. Người trẻ, theo ông, là người có ngôn ngữ mới, tức tư duy mới. Và, với nhà thơ, thì “cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực chữ”. Tức gia tăng hóa trị chữ để tăng năng suất nghĩa. Kể cả bằng phương pháp cấy chữ để phát nghĩa mới. Có tư tưởng mới là quan trọng. Nhưng, với một phu chữ như Lê Đạt, cách phát tư tưởng đó còn quan trọng hơn. Hình như, trong thế giới hiện đại, khi mục đích thường được lấy ra để bào chữa cho phương tiện, thì chính cái cách lại tố cáo một thực chất.
3. Như vậy, để trẻ, thì tuổi trẻ vừa là một lợi thế vừa bất lợi. Một mặt, tuổi trẻ đồng nghĩa hăng say, táo bạo, thích cái mới, nhưng, mặt khác, tuổi trẻ còn là thời kỳ học tập, làm theo, noi gương cha chú, truyền thống. Chính Lê Đạt cũng từng nói về tuổi trẻ của mình Thuở ấy tôi rất già. Mở miệng khuôn tổ tiên rập nói. Bởi thế, muốn trẻ, tức muốn có một ngôn ngữ mới, ngôn ngữ riêng của mình, nhà thơ phải vừa theo truyền thống vừa chống lại truyền thống, một thứ vô thức tập thể, nhất là những giả truyền thống. Điều này đòi hỏi một can đảm chữ và cả… thời gian. Không phải ưa nghịch lý mà Picasso nói: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ”.
4. Trẻ Lê Đạt, như vậy, là một đóng góp độc đáo và có chiều sâu của nhà thơ về khái niệm trẻ. Và chúng ta cũng dễ hiểu hơn tại sao Lê Đạt càng già càng trẻ. Những người chết trẻ thì sẽ sống mãi. Nhân đây, xin nhắc lại một bài thơ nổi tiếng thuở còn chưa trẻ của ông nói về già:
Những người sống lâu trăm tuổi
Ỳ như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng tồi càng bé lại.
Đỗ Lai Thúy
(Visited 10 times, 3 visits today)