Bỏ biên chế – Thiên sinh ngã tài… tất hữu dụng!
Anh Ng., được đào tạo bài bản về cơ khí, và mặc dù đầy ‘hoài bão’ nhưng sau mấy chục năm vẫn chẳng làm được việc gì đáng kể như ý nguyện. Về hưu được vài tháng anh trách tôi: Về hưu sướng thế mà bác không bảo em sớm! Anh mê sưu tầm và là chuyên gia được trọng vọng của các bảo tàng, làm việc dễ dàng “chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng!”.
Một nhà thơ, tổng biên tập một báo trung ương đau đầu về cái ngân quỹ không đủ nuôi “báo cô” 40 nhân sự “con cháu-gửi gắm” không sao đào tạo lại hay sa thải nổi. Bực mình anh gủi bưu điện 4 đơn từ chức. Một năm sau khi về “trí sĩ” anh in một tiểu thuyết, dịch ba tập thơ, đi vòng quanh mấy tỉnh đánh bóng bàn nghiệp dư “khỏe người, ít bệnh!”. Anh A. tiến sĩ khoa học ở Nga về, trước dạy đại học thấy cảnh học chả ra học, dạy chả ra dạy bỏ đi làm tư vấn cho mấy “đại gia”. Xông xênh uống rượu với C.T.Th., nguyên một Giám đốc bảo tàng tỉnh giỏi có tiếng về văn hóa Nam Bộ và Hán Nôm. Ông này từ khi “thôi quản lý” cho ra hàng loạt đầu sách, chủ biên mấy bộ sách đồ sộ mà nếu làm giám đốc cả đời ông cũng không làm nổi. Anh K… một KTS ra trường làm 2 năm Nhà nước, chỉ pha trà, với họp. Chán quá đi luyện tiếng Anh làm công ty nước ngoài, sau 5 năm lương “kịch trần” thì lại bỏ ra ngoài làm “tự do”.
Ngược lại ta thấy có các “bảng giá” từ vài ngàn tới vài chục ngàn USD xin vào biên chế các ngành “dễ ăn” các chỗ làm “thơm” như hải quan, thuế, hàng không, dầu khí, quản lý đất đai, xét duyệt dự án … Chạy chức quan to thì cả vài trăm triệu VNĐ như báo chí đã khui ra. Ngược xuôi hai chiều vào ra biên chế cũng đều vì hai chuyện: Kiếm cơm và dụng cái tài của mình. Hai thứ đó thuận hợp với nhau thì cá nhân hạnh phúc, cộng đồng thịnh vượng. Nghịch nhau, vênh nhau thì cá nhân bất hạnh, đất nước thiệt hại. Xem phim Khổng Tử tôi nhớ đoạn ông đứng nhìn mặt trời lặn, buồn vì đi du thuyết khắp thiên hạ mà chả vua nào dùng (ông và học thuyết của ông). Một anh bạn cùng làng hỏi: Đứng làm gì?Nhìn mặt trời lặn. Bạn nói: Trời sinh ra người tài không phải để đứng nhìn trời. Không ai dùng thì mở trường dạy học. Khổng Tử không tìm cách “vào biên chế” nữa mà mở trường tư để làm nên một phần văn minh Trung Hoa. Lý Bạch có lần nhớ Đỗ Phủ hỏi đùa: Cái “cậu Đỗ” ấy giờ còn khổ vì làm thơ nữa không. Đỗ Phủ cũng “ra khỏi biên chế” khi viết bài có câu mà Bác Hồ đã trích trong Di chúc của Người: “Khỏi bệ vua ra, cố (cầm cố) áo hoài/Bến sông say khướt, tối lần mai./Nợ tiền nợ rượu ai chẳng thế./Sống bảy mươi năm đã mấy người!”(lời dịch của Tú Xương?). Cao hơn nữa là khái quát của Lý Bạch: “Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng”. Ta tự dùng một cách đầy trách nhiệm và bản lĩnh để vì mọi người một cách hữu hiệu nhất. Nếu hai ông này làm quan thì lâu đài thi ca Trung Hoa đã sạt mất một góc lộng lẫy nhất. Có nhà nghiên cứu cho rằng kinh tế Mỹ có thời làm bá chủ là bởi vì các nhà khoa học, phát minh Mỹ chỉ coi công việc của mình là xong khi đã có sản phẩm được thương mại hóa – được nhân dân dùng cụ thể. W. Goethe (Gớt) thì nói: 9/10 tài năng là để tạo ra được điều kiện cho 1/10 kia phát triển. Đáp:
Đất nước, chính quyền làm được cho họ điều đó thì thịnh vượng. Xưa nay vẫn vậy. Tề Hoàn Công hỏi Quản Trọng: Ta có đủ các tật xấu: ham săn bắn, ham rượu, ham gái, ham ăn ngon…có làm bá được không? Quản Trọng bảo: Được! Chỉ cần biết dùng người tài, bỏ bọn xu nịnh. Sau đó, Quản Trọng “tinh giảm biên chế”, đưa ra chính sách “kinh tế thị trường”, phát triển công thương, thu hút người tài. Nước Tề làm bá. Quản Trọng chết. Tề Hoàn Công bị bọn xu nịnh bỏ chết đói trong tháp kín. Nước Tề suy bại.
Gần đây báo chí nói có làn sóng “chảy máu chất xám” của bộ máy hành chính-quốc doanh ở ta. (Tất nhiên ở đây ta không tính đến các vị đã “hạ cánh an toàn” hoặc trở thành các nhà tư bản mới qua cổ phần hóa cũng như những người sau khi tích lũy các lợi thế, các quan hệ trong thời gian làm quan nay lợi dụng các “kinh nghiệm, vốn liếng” đó tách ra “ở riêng”).
Tôi thấy mừng hơn lo vì hiện tượng đó cho ta thấy rõ hơn ba vấn đề: Bộ máy-Viên chức -Người tài.
a. Bộ Nội Vụ thông báo chủ trương tinh giảm biên chế hàng chục năm nay thất bại, bộ máy phình to, cồng kềnh bậc nhất thiên hạ. Ngân sách không gánh nổi quỹ lương. Mặt khác năm 2006-07 cả nước có 16000 viên chức thôi việc, riêng TPHCM hơn 6000 người. Hầu hết đều vì lương không đủ sống (Tuổi trẻ 22/8/08). Nhưng lạ thay bớt đi 16000 người mà mọi viêc hành chính quản trị không vì thế mà trì trệ hơn! Thế thì giảm nữa đi có sao không? Nếu 1 người còn lại làm việc bằng 4-5 người hiện nay tôi chắc cũng xong và lương họ có thể tăng gấp 4-5 lần. Sao không “nhất cử lưỡng tiện” nhân dịp này để viên chức giỏi làm nhiều hơn, hưởng nhiều hơn. Dân cũng sẽ đỡ bị sách nhiễu phiền hà. Song khổ nỗi chỉ người giỏi mới ra, người kém, lười thì lại không cách nào tinh giảm được. Đó là lỗi hệ thống!
Hệ thống pháp luật cần được hòa chỉnh theo hướng Nhà nước pháp quyền, (tam quyền phân lập vẫn là mô hình tối ưu), để ai cũng có quyền, có “không gian pháp lý” mà mưu cầu hạnh phúc cho mình một cách bình đẳng. Pháp lý, công nghệ hành chính cần cải tổ, hiện đại hóa thì chính trị gia giỏi, người tài và viên chức giỏi mới làm được việc. Hoàn thành một dự án ngoài KCN mất 316 thủ tục và 400 ngày (Cũng báo Tuổi trẻ cùng ngày) thì nửa nước làm viên chức cũng không xong! Có cụ già bảo thời phong kiến chỉ thấy có mỗi một lý trưởng, một phó lý, một trương tuần cầm một cái gậy tre là xong. Nay sao mà lắm “quan” đến thế!
b. Quản lý là một nghề ngày càng tinh xảo, nhưng cách vận hành công quyền hiện nay không phát huy được tài năng của người có tài quản lý. Rất nhiều vị chỉ khi về hưu mới mạnh bạo phản biện, mới đưa ra nhiều sáng kiến vì khi đương nhiệm họ bị “cơ chế” trói buộc. Sự “tự trói buộc” bằng hệ thống quản trị lạc hậu làm thui chột tài năng quản lý. Sự tùy tiện trong quản trị nuôi dưỡng cái tâm lý đối lập quan với dân, làm căng thẳng quan hệ giữa các nhóm quyền lợi và cơ chế xin cho vẫn tồn tại ở nhiều lĩnh vực trong xã hội. Nó là một cản trở lớn nhất đối với quá trình dân chủ hóa.
Hơn bao giờ hết chúng ta đang cần các nhà chính trị chuyên nghiệp có tài và một đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề làm dịch vụ công. (Bài học Singapore có vẻ hữu ích. Ông Lý Quang Diệu từng khuyên ta: Sang kinh tế thị trường thì quan trọng nhất là phải có một đội ngũ thu thuế giỏi!). Hệ thống hành chính, dịch vụ công, khu vực quốc doanh đang trì trệ nhất.
c. Chuyện người tài có nhiều nhầm lẫn. Việc 60-70% người bảo vệ học vị sau đại học và được phong GS, PGS năm qua là những người đang nắm các cương vị lãnh đạo hành chính là điều không bình thường. Chỉ có hai khả năng: Một đó là bằng cấp giả, tài “dỏm”. Hai nếu bằng thật, tài thật thì là lãng phí tài năng. Chỗ của các nhà khoa học là ở các viện và trường nhưng khổ thay ở đó họ cũng không có điều kiện nghiên cứu và giảng dạy theo “sở trường” và sở thích của mình. Nếu chưa trị được cái bệnh “quan khoa học, quan văn nghệ” thì còn trì trệ về văn hóa và khoa học, công nghệ. Ở đây cũng phải sửa hệ thống, cách vận hành hệ thống. Nhà lãnh đạo quản lý cần không gian pháp lý để trổ tài, đưa ra quyết sách mang dấu ấn cá nhân. Trí thức cần không gian pháp lý để có tiền và tự do tư duy, phát minh hay giảng dạy. Việc các doanh nghiệp săn lùng người tài, kể cả công nhân tay nghề cao, việc nhiều người tài bỏ biên chế (kìm hãm cái tài của họ), tìm tới những nơi khác tốt hơn là dấu hiệu đáng mừng. Tổng thống Hàn Quốc nói: Một người tài (nếu dụng được cái tài của mình) có thể lo cho 1 triệu người cũng không ngoa. Nhưng mặt khác việc các doanh nghiệp, tập đoàn, viện, trường ĐH… kêu không tuyển được nhân sự từ công nhân lành nghề tới cán bô cao cấp – chuyên gia có tài, chứng tỏ số người tài ở ta không nhiều như ta tưởng.
Tôi nghĩ nhân “làn sóng chảy máu chất xám”, và viên chức bỏ việc này mà có sự điều tra, nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, không “sĩ diện” và ngụy biện về các hệ thống hiện hành và cơ cấu nguồn nhân lực hiện có thì chắc sẽ rút ra được nhiều kết luận, giải pháp thiết thực.
Ngược lại ta thấy có các “bảng giá” từ vài ngàn tới vài chục ngàn USD xin vào biên chế các ngành “dễ ăn” các chỗ làm “thơm” như hải quan, thuế, hàng không, dầu khí, quản lý đất đai, xét duyệt dự án … Chạy chức quan to thì cả vài trăm triệu VNĐ như báo chí đã khui ra. Ngược xuôi hai chiều vào ra biên chế cũng đều vì hai chuyện: Kiếm cơm và dụng cái tài của mình. Hai thứ đó thuận hợp với nhau thì cá nhân hạnh phúc, cộng đồng thịnh vượng. Nghịch nhau, vênh nhau thì cá nhân bất hạnh, đất nước thiệt hại. Xem phim Khổng Tử tôi nhớ đoạn ông đứng nhìn mặt trời lặn, buồn vì đi du thuyết khắp thiên hạ mà chả vua nào dùng (ông và học thuyết của ông). Một anh bạn cùng làng hỏi: Đứng làm gì?Nhìn mặt trời lặn. Bạn nói: Trời sinh ra người tài không phải để đứng nhìn trời. Không ai dùng thì mở trường dạy học. Khổng Tử không tìm cách “vào biên chế” nữa mà mở trường tư để làm nên một phần văn minh Trung Hoa. Lý Bạch có lần nhớ Đỗ Phủ hỏi đùa: Cái “cậu Đỗ” ấy giờ còn khổ vì làm thơ nữa không. Đỗ Phủ cũng “ra khỏi biên chế” khi viết bài có câu mà Bác Hồ đã trích trong Di chúc của Người: “Khỏi bệ vua ra, cố (cầm cố) áo hoài/Bến sông say khướt, tối lần mai./Nợ tiền nợ rượu ai chẳng thế./Sống bảy mươi năm đã mấy người!”(lời dịch của Tú Xương?). Cao hơn nữa là khái quát của Lý Bạch: “Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng”. Ta tự dùng một cách đầy trách nhiệm và bản lĩnh để vì mọi người một cách hữu hiệu nhất. Nếu hai ông này làm quan thì lâu đài thi ca Trung Hoa đã sạt mất một góc lộng lẫy nhất. Có nhà nghiên cứu cho rằng kinh tế Mỹ có thời làm bá chủ là bởi vì các nhà khoa học, phát minh Mỹ chỉ coi công việc của mình là xong khi đã có sản phẩm được thương mại hóa – được nhân dân dùng cụ thể. W. Goethe (Gớt) thì nói: 9/10 tài năng là để tạo ra được điều kiện cho 1/10 kia phát triển. Đáp:
Đất nước, chính quyền làm được cho họ điều đó thì thịnh vượng. Xưa nay vẫn vậy. Tề Hoàn Công hỏi Quản Trọng: Ta có đủ các tật xấu: ham săn bắn, ham rượu, ham gái, ham ăn ngon…có làm bá được không? Quản Trọng bảo: Được! Chỉ cần biết dùng người tài, bỏ bọn xu nịnh. Sau đó, Quản Trọng “tinh giảm biên chế”, đưa ra chính sách “kinh tế thị trường”, phát triển công thương, thu hút người tài. Nước Tề làm bá. Quản Trọng chết. Tề Hoàn Công bị bọn xu nịnh bỏ chết đói trong tháp kín. Nước Tề suy bại.
Gần đây báo chí nói có làn sóng “chảy máu chất xám” của bộ máy hành chính-quốc doanh ở ta. (Tất nhiên ở đây ta không tính đến các vị đã “hạ cánh an toàn” hoặc trở thành các nhà tư bản mới qua cổ phần hóa cũng như những người sau khi tích lũy các lợi thế, các quan hệ trong thời gian làm quan nay lợi dụng các “kinh nghiệm, vốn liếng” đó tách ra “ở riêng”).
Tôi thấy mừng hơn lo vì hiện tượng đó cho ta thấy rõ hơn ba vấn đề: Bộ máy-Viên chức -Người tài.
a. Bộ Nội Vụ thông báo chủ trương tinh giảm biên chế hàng chục năm nay thất bại, bộ máy phình to, cồng kềnh bậc nhất thiên hạ. Ngân sách không gánh nổi quỹ lương. Mặt khác năm 2006-07 cả nước có 16000 viên chức thôi việc, riêng TPHCM hơn 6000 người. Hầu hết đều vì lương không đủ sống (Tuổi trẻ 22/8/08). Nhưng lạ thay bớt đi 16000 người mà mọi viêc hành chính quản trị không vì thế mà trì trệ hơn! Thế thì giảm nữa đi có sao không? Nếu 1 người còn lại làm việc bằng 4-5 người hiện nay tôi chắc cũng xong và lương họ có thể tăng gấp 4-5 lần. Sao không “nhất cử lưỡng tiện” nhân dịp này để viên chức giỏi làm nhiều hơn, hưởng nhiều hơn. Dân cũng sẽ đỡ bị sách nhiễu phiền hà. Song khổ nỗi chỉ người giỏi mới ra, người kém, lười thì lại không cách nào tinh giảm được. Đó là lỗi hệ thống!
Hệ thống pháp luật cần được hòa chỉnh theo hướng Nhà nước pháp quyền, (tam quyền phân lập vẫn là mô hình tối ưu), để ai cũng có quyền, có “không gian pháp lý” mà mưu cầu hạnh phúc cho mình một cách bình đẳng. Pháp lý, công nghệ hành chính cần cải tổ, hiện đại hóa thì chính trị gia giỏi, người tài và viên chức giỏi mới làm được việc. Hoàn thành một dự án ngoài KCN mất 316 thủ tục và 400 ngày (Cũng báo Tuổi trẻ cùng ngày) thì nửa nước làm viên chức cũng không xong! Có cụ già bảo thời phong kiến chỉ thấy có mỗi một lý trưởng, một phó lý, một trương tuần cầm một cái gậy tre là xong. Nay sao mà lắm “quan” đến thế!
b. Quản lý là một nghề ngày càng tinh xảo, nhưng cách vận hành công quyền hiện nay không phát huy được tài năng của người có tài quản lý. Rất nhiều vị chỉ khi về hưu mới mạnh bạo phản biện, mới đưa ra nhiều sáng kiến vì khi đương nhiệm họ bị “cơ chế” trói buộc. Sự “tự trói buộc” bằng hệ thống quản trị lạc hậu làm thui chột tài năng quản lý. Sự tùy tiện trong quản trị nuôi dưỡng cái tâm lý đối lập quan với dân, làm căng thẳng quan hệ giữa các nhóm quyền lợi và cơ chế xin cho vẫn tồn tại ở nhiều lĩnh vực trong xã hội. Nó là một cản trở lớn nhất đối với quá trình dân chủ hóa.
Hơn bao giờ hết chúng ta đang cần các nhà chính trị chuyên nghiệp có tài và một đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề làm dịch vụ công. (Bài học Singapore có vẻ hữu ích. Ông Lý Quang Diệu từng khuyên ta: Sang kinh tế thị trường thì quan trọng nhất là phải có một đội ngũ thu thuế giỏi!). Hệ thống hành chính, dịch vụ công, khu vực quốc doanh đang trì trệ nhất.
c. Chuyện người tài có nhiều nhầm lẫn. Việc 60-70% người bảo vệ học vị sau đại học và được phong GS, PGS năm qua là những người đang nắm các cương vị lãnh đạo hành chính là điều không bình thường. Chỉ có hai khả năng: Một đó là bằng cấp giả, tài “dỏm”. Hai nếu bằng thật, tài thật thì là lãng phí tài năng. Chỗ của các nhà khoa học là ở các viện và trường nhưng khổ thay ở đó họ cũng không có điều kiện nghiên cứu và giảng dạy theo “sở trường” và sở thích của mình. Nếu chưa trị được cái bệnh “quan khoa học, quan văn nghệ” thì còn trì trệ về văn hóa và khoa học, công nghệ. Ở đây cũng phải sửa hệ thống, cách vận hành hệ thống. Nhà lãnh đạo quản lý cần không gian pháp lý để trổ tài, đưa ra quyết sách mang dấu ấn cá nhân. Trí thức cần không gian pháp lý để có tiền và tự do tư duy, phát minh hay giảng dạy. Việc các doanh nghiệp săn lùng người tài, kể cả công nhân tay nghề cao, việc nhiều người tài bỏ biên chế (kìm hãm cái tài của họ), tìm tới những nơi khác tốt hơn là dấu hiệu đáng mừng. Tổng thống Hàn Quốc nói: Một người tài (nếu dụng được cái tài của mình) có thể lo cho 1 triệu người cũng không ngoa. Nhưng mặt khác việc các doanh nghiệp, tập đoàn, viện, trường ĐH… kêu không tuyển được nhân sự từ công nhân lành nghề tới cán bô cao cấp – chuyên gia có tài, chứng tỏ số người tài ở ta không nhiều như ta tưởng.
Tôi nghĩ nhân “làn sóng chảy máu chất xám”, và viên chức bỏ việc này mà có sự điều tra, nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, không “sĩ diện” và ngụy biện về các hệ thống hiện hành và cơ cấu nguồn nhân lực hiện có thì chắc sẽ rút ra được nhiều kết luận, giải pháp thiết thực.
Nguyễn Bỉnh Quân
(Visited 15 times, 1 visits today)