Cần cải cách về mặt pháp lý

Điều trước hết là văn bản chiến lược phát triển giáo dục lần này phải được cải cách về mặt pháp lý, tuân thủ quy trình làm luật ở các nước tiên tiến, nghĩa là buộc phải qua ít nhất 2 “rào cản”, Chính phủ và Quốc hội, tại mỗi “rào cản” lại được các ủy ban chuyên môn liên quan thẩm định, đệ trình ý kiến đề xuất. Chỉ với quy trình làm luật đó, chiến lược phát triển giáo dục lần này mới có thể hy vọng tránh được số phận bất khả thi như các chiến lược trước nó.

Khởi đầu cách đây 9 năm, năm 2000, tổ chức hơn 30 nước công nghiệp OECD hiện đang tiến hành một chương trình khảo cứu quốc tế mang tên PISA đánh giá xếp hạng chất lượng giáo dục phổ thông trung học năm cuối của họ, bằng phương pháp thực nghiệm, cho điểm, trải qua 3 giai đoạn, từ năm 2000 đánh giá khả năng đọc, từ năm 2003 đánh giá khả năng toán, và từ năm 2006 đánh giá trình độ các môn học tự nhiên, được phân bổ cho hơn 60 nước tham gia (gồm cả những nước đối tác của OECD), thực hiện tại nước mình, với ít nhất 5000 học sinh thử nghiệm. Cho dù  bản thân PISA luôn được tranh cãi phản biện, nhưng ít nhất các quốc gia OECD, sau từng giai đoạn, cũng biết được thứ hạng chất lượng giáo dục phổ thông nước mình trên bình diện quốc tế – cơ sở cho việc ban hành chính sách cải cách giáo dục của họ.
Trong khi đó, văn bản chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam dài 23 trang, bắt đầu bằng nêu những thành tích, tiếp đến là các yếu kém, được coi là cơ sở thực tế cho 11 giải pháp chiến lược đề xuất. Về mặt khoa học, các cơ sở thực tế nêu ra chỉ mang định tính kiểu “thiếu thực tiễn, không phù hợp… Thiếu cân đối, chưa chú trọng… Chưa đáp ứng được nhiệm vụ… Nghèo nàn lạc hậu…”,  hoặc xảy ra đâu đó, như “muốn mở trường họ khai bịa có nhiều tiến sĩ, thực ra chỉ có một…”, mà không được đo lường bằng những con số toàn cục, nên khó có thể khẳng định được bản chất vấn đề như trong trường hợp định lượng được bảo đảm bằng thuật toán thống kê. Một khi cơ sở thực tế đưa ra đã không thể khẳng định được bản chất vấn đề thì 11 giải pháp dựa trên đó cũng không thể dám chắc thay đổi được toàn bộ vấn đề. Và đây chính là rủi ro của văn bản phát triển giáo dục Việt Nam đã đề xuất.
Giáo sư Hoàng Tụy đã đúng khi cho rằng, bàn đến giáo dục đào tạo trước hết phải đề cập đến cốt lõi của nó, tư tưởng, triết lý, mà rốt cuộc phản ảnh ở mục tiêu đào tạo giáo dục. Chắc các chuyên gia ngành giáo dục không lạ với mô phỏng phổ biến, vẽ một vòng tròn trong đó có 2 mũi tên qua lại giữa thầy và trò, nằm trong khung hình vuông biểu tượng “nhà trường”, trên một nền được ghi “môi trường kinh tế xã hội”. Nghĩa là khởi nguồn và đích nhắm, mục tiêu của giáo dục đào tạo chính là nền tảng kinh tế xã hội. Ở ta, trước “đổi mới”, đó là mô hình kinh tế quản lý tập trung cùng cơ chế hành chính bao cấp; đời sống kinh tế xã hội mọi mặt đều tuân theo kế hoạch do Nhà nước quản lý từ trên xuống. Nền đào tạo giáo dục, với người thầy dạy gì, ở đâu, dạy như thế nào, lương bao nhiêu, với người trò học gì, trường nào, vào ngành nghề gì, ra trường làm ở đâu, trường lớp sách vở đồ dùng dạy học… đều do Nhà nước quyết định; lớp được coi là đơn vị học và quản lý hành chính có cơ cấu lãnh đạo cùng các tổ chức xã hội như cơ quan Nhà nước, xuyên suốt phổ thông, học nghề, đại học; tất cả nhằm phục vụ cho yêu cầu của nền kinh tế xã hội lúc đó. Chính mục tiêu khái quát đào tạo học sinh vừa hồng vừa chuyên đưa ra thời đó được diễn giải nhằm vào những nội dung trên.

Với chính sách „đổi mới“, nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền; trong khi đó tư tưởng, triết lý, mục tiêu đào tạo giáo dục cũ, cùng cơ cấu thực hiện nó vẫn hầu như giữ nguyên cơ bản cộng với hành lang pháp lý cho một nền kinh tế xã hội mới còn bất cập, đã đặt ngành giáo dục đào tạo trước nhiều căn bệnh và nguy cơ tụt hậu lâu dài.

Với chính sách “đổi mới”, nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền; trong khi đó tư tưởng, triết lý, mục tiêu đào tạo giáo dục cũ, cùng cơ cấu thực hiện nó vẫn hầu như giữ nguyên cơ bản cộng với hành lang pháp lý cho một nền kinh tế xã hội mới còn bất cập, đã đặt ngành giáo dục đào tạo trước nhiều căn bệnh và nguy cơ tụt hậu lâu dài. “Chỉ tiêu học sinh khá giỏi, lên lớp, tốt nghiệp”, từng được xem là mục tiêu phấn đấu của người thầy, hô hào cổ vũ một thời, do không còn thích hợp, nên trở thành chứng “bệnh”. Học thêm, dạy thêm các nước tiên tiến vẫn khuyến khích, đến ta trở thành quốc nạn, dạng “làm tiền” học sinh, chỉ vì chính sách trả lương người thầy vẫn là cung cách của xưa kia, cộng với khối lượng kiến thức tối thiểu cần trang bị cho học sinh đã không được pháp định. Kiến thức ra trường của sinh viên đại học 4 năm nước ta sẽ không bao giờ bằng các nước tiên tiến, nếu vẫn tiếp tục như xưa nay đầu tư cho mục tiêu “vừa hồng” một quỹ thời gian chính khoá lên tới 2 học kỳ, bao gồm các môn chính trị, quốc phòng, thể chất… mà ở các nước tiên tiến quỹ đó họ dành cho chuyên ngành. Nghĩa là mình thua họ 1/4 kiến thức chuyên môn (điều nghịch lý là kiến thức “vừa hồng”, ta học trong trường nhiều hơn nhưng vẫn kém xa họ, vì các môn đó họ bổ túc, tự học, ôn luyện, qua tham gia câu lạc bộ, diễn đàn, phong trào, vững hơn ta nhiều). Đặc biệt sinh viên ta ra trường hầu hết rất thụ động, hậu quả của học và bị quản lý trong đơn vị lớp, không thể chủ động như sinh viên các nước tiên tiến nhờ ở đại học hoàn toàn tự do tổ chức lấy cuộc sống, chương trình học, thực tập và làm thêm, như một người tự hành nghề trong xã hội.
Nhìn dưới góc độ pháp lý, có thể hình dung được tương lai của văn bản chiến lược phát triển giáo dục lần này sẽ kết thúc thế nào, nếu không thay đổi được phương thức ban hành xưa nay.

Văn bản chiến lược giáo dục không chỉ đủ điều kiện “cần” về tài và lực để thực thi mà còn được bảo đảm bằng điều kiện “đủ” bởi chế tài do hệ thống tư pháp, toà án, viện kiểm sát đảm nhận.

Thực trạng nền giáo dục đào tạo nước ta bây giờ chính là kết quả của những chiến lược giáo dục trước đó được thực hiện dưới dạng chủ trương, theo cơ chế hành chính xin cho, dựa chủ yếu vào chỉ thị từ trên, phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan ở dưới. Không có chế tài nào buộc người ta phải thực hiện, không cá nhân có thẩm quyền nào chịu trách nhiệm về số phận của nó. Vì vậy, điều trước hết là văn bản chiến lược phát triển giáo dục lần này phải được cải cách về mặt pháp lý, tuân thủ quy trình làm luật ở các nước tiên tiến. Ở họ chính sách chỉ được phép thực thi khi trở thành văn bản lập pháp, nghĩa là buộc phải qua ít nhất 2 “rào cản”, Chính phủ và Quốc hội, tại mỗi “rào cản” lại được các ủy ban chuyên môn liên quan thẩm định, đệ trình ý kiến đề xuất. Trong văn bản lập pháp đó, bao giờ cũng có mục quan trọng là nhân sự và tài chính dành cho cơ quan hành pháp thực thi và mức tài chính đầu tư cho các hạng mục được nêu trong chính sách. Văn bản luật như vậy không chỉ đủ điều kiện “cần” về tài và lực để thực thi mà còn được bảo đảm bằng điều kiện “đủ” bởi chế tài do hệ thống tư pháp, toà án, viện kiểm sát đảm nhận. Chỉ với quy trình làm luật đó, chiến lược phát triển giáo dục lần này mới có thể hy vọng tránh được số phận các văn bản trước nó, chí ít những giải pháp chiến lược đề xuất bị hoài nghi bất khả thi, bức xúc dư luận chắc chắn sẽ được kết luận, tỷ như xây dựng 4 trường đại học Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế vào năm 2015, hoặc đến năm 2020 sẽ đào tạo 2 vạn tiến sĩ, mà không nêu được tổng kinh phí đầu tư là bao nhiêu? Lấy ở đâu ra? Nhân sự nào cho 4 trường đẳng cấp quốc tế? 2 vạn tiến sỹ đào tạo ra tìm việc làm chỗ nào? Và cha đẻ của nó sẽ được luật pháp thừa nhận không ai khác ngoài Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm với đứa con của mình!
———–
* Tiến sĩ – Cộng hòa LB Đức

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)