Cần một nhạc trưởng với nhiều kịch bản
Khi đói, chúng ta thường nói: “Làm sao cho đủ ăn”. Nhưng làm sao để giàu quả là cực khó. Là nước nông nghiệp, đôi khi ta lúng túng đi hỏi nông dân “trồng cây gì, nuôi con gì?” để có “cánh đồng 50 triệu, 100 triệu trên một hécta?”… Rồi cái tuồng “đốn” rồi “trồng”, “đào” và “lấp”… diễn ra như “điệp khúc” bởi kế hoạch KT-XH 5 năm hay hàng năm của đất nước đều chỉ có một hướng duy nhất là phát triển. “Làm cho nhanh, làm cho tốt, làm cho nhiều”, đó là phương châm hành động từ nào.
Chúng ta chưa quen xây dựng “kịch bản” cho những lúc “thoái trào” và cả lúc “cao trào”. Đó là thực tế những gì đã và đang diễn ra hàng chục năm nay, ngày càng dồn dập và ác liệt. Năm, mười năm nay chúng ta là nước đứng đầu hoặc tốp đầu vài ba nước xuất khẩu gạo, cà phê, cao su, nhân hạt điều, hồ tiêu và thủy sản nước ngọt… nhưng chưa phải là nền sản xuất lớn, nông dân chưa giàu và vì vậy “sản xuất phát triển thiếu bền vững”, “khoảng cách giàu nghèo doãng ra” như TW và Chính phủ từng nhận định. Điều đó nói lên tính “bất trị” của thị trường mà chỉ có những kịch bản được xây dựng hoàn hảo và đạo diễn thuộc tầm lão luyện thì mới khống chế được con ngựa bất kham – khủng hoảng. Mà yêu cầu cũng rất khiêm tốn là hạn chế chớ không phải ngăn không cho nó xảy ra.
Từ một tháng nay, qua VTV1 hằng đêm chúng ta thấy cảnh con cá tra ứ đọng và giải pháp cứ bị động: “Nay ăn cơm nguội, cơm nóng để mai… ăn cơm nguội”; tin vui về con tôm thẻ chân trắng, rồi cảnh nông dân triệt hạ vườn cây ăn trái, rừng tràm… để trồng lúa… mà tâm trạng lẫn lộn: buồn thì buồn không biết bao lâu, còn vui rồi thì nhất định sẽ buồn, mà hình như cái buồn dự báo cũng không xa. Mới đây thôi, quí I và nửa quí II-2008 giá gạo thế giới cũng lên cơn bão, nhưng nông dân bán lúa giá 7.000đ/kg không được mấy ngày và chỉ có mấy người, rồi sụt dần, sụt dần và nhất định sẽ có ngày bị ế như đã từng nhiều năm bị ế. Nhưng cầu mong cho nó đừng ế trong cuối năm nay và năm 2009 để nông dân ta bớt khốn khó hơn bởi giá đầu vào của cây lúa (và cả con cá) tăng lên từng ngày! Tình hình trên đã từng xảy ra và cũng có người đã từng nói: “Kinh tế thị trường, tự do kinh tế thì phải vậy chớ sao”. Nói thế thì hết nói! Cũng như bọn làm và bán phân giả cho nông dân bị phạt có 2 triệu đồng là “đúng luật” thì cũng hết bàn! Hôm dự hội thảo do Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT cùng Tạp chí Tia Sáng tổ chức tại thành phố HCM, Giáo sư Tương Lai có đưa ra cảnh báo phải “đề phòng những kịch bản xấu” về kinh tế-xã hội, môi sinh cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Chỉ nhìn vào cây lúa, con cá mà tôi thấm ý với những “kịch bản” mà giáo sư đưa ra. Người viết xin mạo muội “chế” thêm kịch bản cho hai sản phẩm chiến lược này của vùng sông nước Cửu Long. Kịch bản thứ nhất là phân chia lợi nhuận – siêu lợi nhuận lúc con cá lên ngôi và khi hạt gạo trở thành hạt ngọc. Đây là lúc ai cũng có lãi cao, nhưng nhất định không phải là nông dân, vì “thói quen” bán lúa tại ruộng, nên khi giá cao mấy ai còn lúa mà bán, và cá đến lứa phải cất ao, nông dân đâu có nhà máy, kho lạnh mà trữ nên cũng không nhiều người bán được giá cao – vì đỉnh giá ở trong nước chỉ có mấy tuần lễ mà thôi. Vậy nên cần có kịch bản điều tiết lợi nhuận, lập quỹ dự phòng mà trong đó doanh nghiệp và nông dân phải đóng góp. Còn tình hình xấu thì cũng phải có nhiều kịch bản gánh vác trách nhiệm: Khi thị trường mất cân đối cung cầu, những bất trắc bất khả kháng của thị trường và đặc biệt là dịch bệnh, thiên tai, thảm họa… Kịch bản xấu thì trách nhiệm đóng góp không chỉ có doanh nghiệp, nông dân mà còn phải có thêm Nhà nước, nghĩa là cả ba vai diễn. Nhưng tất cả những kịch bản nhỏ đều nằm trong đại kịch bản là qui hoạch và điều hành nền sản xuất phải tuân theo qui luật của thị trường và một guồng máy tổ chức khoa học năng động tương ứng, trong đó nổi rõ vai trò của nhạc trưởng không chỉ tài hoa về nghệ thuật mà còn có năng lực kỷ trị mới đủ sức lèo lái đúng theo “kịch bản” đã vạch ra.
Kinh nghiệm chỉ ra rằng, nền kinh tế còn mang nặng tính tiểu nông và tính tự phát thì mỗi khi cây con nào lên ngôi, bao nhiêu người phất lên thì điều chắc chắn là có ngày không xa những cây con ấy phải xuống và hơn ngần ấy số người phất lên là số người phá sản, mà chỉ có người ít vốn, ít đất bị phá sản mới ngặt, vì họ là số đông. Hy vọng hạt gạo từ nay đến năm 2009 và rồi những cây con khác, đặc biệt là con tôm thẻ chân trắng vừa tập bò “lên ngôi” sẽ không gặp phải “kịch bản xấu” là nhờ ở tài năng của nhạc trưởng!.
———–
* Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
Từ một tháng nay, qua VTV1 hằng đêm chúng ta thấy cảnh con cá tra ứ đọng và giải pháp cứ bị động: “Nay ăn cơm nguội, cơm nóng để mai… ăn cơm nguội”; tin vui về con tôm thẻ chân trắng, rồi cảnh nông dân triệt hạ vườn cây ăn trái, rừng tràm… để trồng lúa… mà tâm trạng lẫn lộn: buồn thì buồn không biết bao lâu, còn vui rồi thì nhất định sẽ buồn, mà hình như cái buồn dự báo cũng không xa. Mới đây thôi, quí I và nửa quí II-2008 giá gạo thế giới cũng lên cơn bão, nhưng nông dân bán lúa giá 7.000đ/kg không được mấy ngày và chỉ có mấy người, rồi sụt dần, sụt dần và nhất định sẽ có ngày bị ế như đã từng nhiều năm bị ế. Nhưng cầu mong cho nó đừng ế trong cuối năm nay và năm 2009 để nông dân ta bớt khốn khó hơn bởi giá đầu vào của cây lúa (và cả con cá) tăng lên từng ngày! Tình hình trên đã từng xảy ra và cũng có người đã từng nói: “Kinh tế thị trường, tự do kinh tế thì phải vậy chớ sao”. Nói thế thì hết nói! Cũng như bọn làm và bán phân giả cho nông dân bị phạt có 2 triệu đồng là “đúng luật” thì cũng hết bàn! Hôm dự hội thảo do Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT cùng Tạp chí Tia Sáng tổ chức tại thành phố HCM, Giáo sư Tương Lai có đưa ra cảnh báo phải “đề phòng những kịch bản xấu” về kinh tế-xã hội, môi sinh cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Chỉ nhìn vào cây lúa, con cá mà tôi thấm ý với những “kịch bản” mà giáo sư đưa ra. Người viết xin mạo muội “chế” thêm kịch bản cho hai sản phẩm chiến lược này của vùng sông nước Cửu Long. Kịch bản thứ nhất là phân chia lợi nhuận – siêu lợi nhuận lúc con cá lên ngôi và khi hạt gạo trở thành hạt ngọc. Đây là lúc ai cũng có lãi cao, nhưng nhất định không phải là nông dân, vì “thói quen” bán lúa tại ruộng, nên khi giá cao mấy ai còn lúa mà bán, và cá đến lứa phải cất ao, nông dân đâu có nhà máy, kho lạnh mà trữ nên cũng không nhiều người bán được giá cao – vì đỉnh giá ở trong nước chỉ có mấy tuần lễ mà thôi. Vậy nên cần có kịch bản điều tiết lợi nhuận, lập quỹ dự phòng mà trong đó doanh nghiệp và nông dân phải đóng góp. Còn tình hình xấu thì cũng phải có nhiều kịch bản gánh vác trách nhiệm: Khi thị trường mất cân đối cung cầu, những bất trắc bất khả kháng của thị trường và đặc biệt là dịch bệnh, thiên tai, thảm họa… Kịch bản xấu thì trách nhiệm đóng góp không chỉ có doanh nghiệp, nông dân mà còn phải có thêm Nhà nước, nghĩa là cả ba vai diễn. Nhưng tất cả những kịch bản nhỏ đều nằm trong đại kịch bản là qui hoạch và điều hành nền sản xuất phải tuân theo qui luật của thị trường và một guồng máy tổ chức khoa học năng động tương ứng, trong đó nổi rõ vai trò của nhạc trưởng không chỉ tài hoa về nghệ thuật mà còn có năng lực kỷ trị mới đủ sức lèo lái đúng theo “kịch bản” đã vạch ra.
Kinh nghiệm chỉ ra rằng, nền kinh tế còn mang nặng tính tiểu nông và tính tự phát thì mỗi khi cây con nào lên ngôi, bao nhiêu người phất lên thì điều chắc chắn là có ngày không xa những cây con ấy phải xuống và hơn ngần ấy số người phất lên là số người phá sản, mà chỉ có người ít vốn, ít đất bị phá sản mới ngặt, vì họ là số đông. Hy vọng hạt gạo từ nay đến năm 2009 và rồi những cây con khác, đặc biệt là con tôm thẻ chân trắng vừa tập bò “lên ngôi” sẽ không gặp phải “kịch bản xấu” là nhờ ở tài năng của nhạc trưởng!.
———–
* Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
Nguyễn Minh Nhị*
(Visited 1 times, 1 visits today)