Đọc “Cộng hòa” của Plato

Tại sao mọi người tuân thủ pháp luật? Trong cuốn Cộng hòa của Plato đã đưa ra một câu trả lời rất khó chịu. Mọi người tuân thủ pháp luật khi họ nghĩ có ai đó đang quan sát mình. Nếu họ có một chiếc nhẫn thần cho phép họ làm điều họ muốn mà không bị bất cứ ai nhòm ngó, thì họ sẽ cư xử khác hoàn toàn, tệ hơn rất rất nhiều.

Plato không phải là người duy nhất có những mối nghi ngờ kiểu này. Bất cứ ai đã quan sát một người thay đổi hành xử của mình khi xuất hiện với vai trò của một ông chủ… đều biết sự thật mà Plato đang nói tới (tuy vậy chúng ta lại không có khuynh hướng chú ý đến sự thay đổi của chính mình trong hành xử). Tuy nhiên, Plato không chỉ dừng ở đó. Điều đó không đủ cho ông chỉ ra rằng mọi người đều không chân thành và mâu thuẫn một cách điển hình theo cách thức mà chúng ta định nghĩa về công lý. Đúng hơn, ông nói rằng chúng ta không thể nói về bất cứ điều gì theo cách đó: pháp luật, hình phạt, hiến pháp không kèm với việc nói về bản thân công lý. Rằng khẳng định căn cốt của Cộng hòa: trừ khi chúng ta quan tâm đầy đủ tới việc suy nghĩ về công lý thực sự nghĩa là gì, chúng ta sẽ không bao giờ có thể tạo ra một kiểu nhà nước mà mọi người thật sự cần thiết.

Tác phẩm cổ điển này có liên quan gì tới thế kỷ XXI? Khởi đầu, thật là hữu dụng khi lắng nghe những cách thức mà những người khác tổ chức xã hội và chính phủ của mình, đặc biệt là nếu họ là những thiên tài như Plato. Bằng việc so sánh các ý tưởng được thực thi bởi những người khác nhau, chúng ta có thể hiểu được vấn đề nào mà mọi người cho là khẩn thiết nhất, nguy hiểm nhất, và cần kíp nhất. Trên thực tế, đó chính là phương pháp của Plato. Ông miêu tả một nhà nước lý tưởng vì vậy mà mọi người có thể nhận ra được hoàn cảnh hiện tại không thỏa đáng đến mức nào.

Một vài nhận xét về hoàn cảnh của chính Plato khiến cho ý nghĩa của ông đối với tình trạng hiện nay của chúng ta còn sáng tỏ hơn. Plato là một nhà quý tộc ở Athens, mà vào năm ông ra đời (năm 429 TCN) hùng mạnh nhất trong tất cả các thành bang của Hy Lạp. Không giống như ngày nay là chỉ có một đất nước Hy Lạp duy nhất. Thay vào đó, mỗi thành phố lớn (mà Hy Lạp có rất nhiều) thành lập một chính phủ, và đấu tranh với các thành bang khác. Vì vậy, Plato dễ dàng cho rằng thế giới là không an toàn và không bền vững là điều hiển nhiên. Luôn luôn có các phe nhóm trong chính thành bang muốn giành được quyền lực cho mục đích riêng của mình, và cũng luôn luôn có những nhà nước khác âm mưu hỗ trợ cho phe nhóm này hoặc phe nhóm khác, chỉ để thống trị các nước láng giềng của mình.

Điểm chung mà Plato có với chúng ta chính là ý tưởng về tranh chấp đang diễn ra và sự uổng phí mục đích là không thể chấp nhận được, chẳng chóng thì chầy cuộc chiến cũng đi đến hồi kết, và mọi người sẽ tranh đấu chỉ để giành chiến thắng mà không có bất cứ ý thức gì về việc tại sao họ lại đánh nhau, hay họ sẽ làm gì với quyền lực khi mà họ nắm được nó.

Thực vậy, Plato đã trải qua cuộc chiến kiểu này trong suốt cuộc đời mình. Thành bang Athens mà Plato vô cùng tự hào đã sa vào một cuộc nội chiến đồng minh Hy Lạp với đối thủ chính của nó là Sparta. Cuộc chiến này được gọi là Cuộc chiến Peloponnesian (434-404 TCN), là một trong những cuộc chiến nổi tiếng nhất trong lịch sử phương Tây, chính xác là vì tính chất vô cùng hủy diệt của nó. Giống hệt những cuộc chiến sau này giữa các siêu cường quốc xâm chiếm các quốc gia nhỏ hơn bao quanh họ, cũng hủy diệt như vậy, cuộc chiến mà Plato trải qua đã lôi kéo tất cả các thành bang lân cận cho tới khi sự hủy diệt lan rộng ra một cách toàn bộ. Cuối cùng, Sparta đánh bại hoàn toàn Athens, nhưng kiệt sức đến mức tự sụp đổ chẳng lâu sau chiến thắng của mình.

Đến đây chúng ta đã tới điểm mấu chốt. Plato đã trải qua cả cuộc đời mình để nhận thức trọn vẹn được về những thiệt hại mà cuộc chiến đó có thể gây ra. Điều ý nghĩa nhất đối với ông chính là thực tế rằng những người đồng bào của ông quá giận dữ sau thất bại của họ đến mức họ đã thử thách và xử tử nhà triết học Socrates (469-399 TCN). Đối với Plato, đó chính là điều sai lầm, vì ông nghĩ cách duy nhất mà một nhà triết học như Socrates có thể giúp đỡ đồng bào của ông suy nghĩ thẳng thắn về kiểu xã hội mà họ nên có. Vì lòng kính trọng với Socrates mà Plato đã biến Socrate thành một anh hùng trong Cộng hòa, cho dù những quan điểm cụ thể mà Plato biến Socrates như vậy thể hiện chắc chắn là của chính Plato.

Vậy thì vị anh hùng của Plato, Socrates muốn chúng ta làm điều gì với vấn đề của chính phủ? Câu trả lời quá phong phú và thú vị để tóm tắt lại một cách ngắn gọn. Nếu các bạn quan tâm, các bạn hãy đọc Cộng hòa và tự tìm câu trả lời cho bản thân mình. Nhưng chúng tôi có thể nói rằng: Plato nghĩ con đường duy nhất chúng ta có thể kiên định trong hành xử về mặt chính trị của chúng ta là chúng ta hăng hái nỗ lực để nhận thức được các lý tưởng cao đẹp nhất của mình. Và những lý tưởng này, ông cho rằng, không phải đưa vào thực tiễn từng phần từng phần một. Đúng hơn, chúng ta cần phải được chỉ dẫn bởi một nhà triết học (có thể đoán chính là ông) cho tới chừng nào chúng ta thấy một viễn cảnh về xã hội không tưởng mà con người có thể tạo ra. Khi chúng ta nắm được bản chất của xã hội không tưởng đó, chúng ta mới khao khát đưa nó vào thực tiễn.



* Trường ưu tú Barrett, thuộc Đại học Bang Arizona

Đọc thêm:

Nhân sự kiện xuất bản sách của Plato và Aristotle ở Việt Nam
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&News=6279&CategoryID=42

Tác giả

(Visited 6 times, 1 visits today)