Lao động trẻ cần những gì?

Sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới, chúng ta kỳ vọng vào một lực lượng lao động trẻ có kỹ năng lao động tốt hơn, năng suất lao động cao hơn hẳn. Chúng ta đã kịp chuẩn bị những gì cho lao động trẻ?


Trong nghiên cứu này, các nhà tuyển dụng cũng cho biết sẽ cắt giảm lao động ở các khâu lặp lại để thay thế bằng robot. Nguồn ảnh minh họa: Dangcongsan.vn

Vấn đề đáng lo ngại đầu tiên là tỷ lệ thất nghiệp cao ở nhóm lao động trẻ 15-24 tuổi lên tới gần 7%, so với 1.5% ở nhóm 25-49 và gần 1% ở nhóm 50+, theo thông tin từ báo cáo “Đánh giá về tình trạng thiếu hụt kỹ năng nghề nghiệp và thực hành tốt của doanh nghiệp để nâng cao tay nghề cho thanh thiếu niên yếu thế và dễ bị tổn thương” do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong (MDRI) thực hiện. 

Tỉ lệ thất nghiệp cao nhất

Vấn đề đáng lo ngại đầu tiên là tỷ lệ thất nghiệp cao ở nhóm lao động trẻ 15-24 tuổi lên tới gần 7%, so với 1.5% ở nhóm 25-49 và gần 1% ở nhóm 50+, theo thông tin từ báo cáo “Đánh giá về tình trạng thiếu hụt kỹ năng nghề nghiệp và thực hành tốt của doanh nghiệp để nâng cao tay nghề cho thanh thiếu niên yếu thế và dễ bị tổn thương” do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong (MDRI) thực hiện. Điều này cho thấy, các em thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm so với các nhóm tuổi lớn hơn. Trong đó, hai khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ cao nhất, đều gần 9% khiến nơi đây là hai vùng kinh tế có người lao động di cư và làm các công việc tay chân phi chính thức trong các đô thị nhiều nhất hiện nay, trong tổng số 6 vùng kinh tế. 

Lý giải về điều này, TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng MDRI, trưởng nhóm thực hiện báo cáo cho rằng một phần là do nhóm lao động trẻ chỉ vừa mới gia nhập lực lượng lao động và phải rất chật vật để cạnh tranh với những người lao động lớn tuổi và dày dặn kinh nghiệm hơn. Mặt khác dù nhóm lao động trẻ có trình độ ngày càng cao (từ năm 2000 đến 2016, – tỷ lệ thanh thiếu niên đi học cao đẳng/ đại học tăng lên gấp ba lần, từ 9% lên gần 30%) nhưng mất cân bằng giữa kiến thức và kỹ năng mà các em được đào tạo so với nhu cầu thực tế của nhà tuyển dụng. 

Nhóm lao động trẻ cũng phải đứng trong một nghịch lý khác, là họ có khả năng sử dụng công nghệ, hấp thụ các kỹ năng việc làm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhiều nhất so với các nhóm tuổi khác nhưng đến nay vẫn chủ yếu làm các công việc phi chính thức (lên tới 60%) – bấp bênh, không có hợp đồng lao động ổn định, mức độ an toàn thấp. Nếu làm trong khu vực phi chính thức thì việc của nhóm này cũng thường là việc giản đơn, rất dễ bị tự động hóa và máy móc thay thế. Theo dữ liệu từ Liên đoàn Robot Quốc tế (IFR), trong giai đoạn 2019-2021, mức độ tăng trưởng hằng năm của các lô hàng robot công nghiệp tại Việt Nam có thể vượt quá 40%, gần gấp đôi tỷ lệ này ở Thái Lan và Trung Quốc. 

Cuộc khảo sát cũng cho thấy về kỹ năng cứng, các doanh nghiệp khá hài lòng với các kỹ năng đọc hiểu văn bản hướng dẫn, tính toán cơ bản, công nghệ thông tin (CNTT) cơ bản/ tin học văn phòng. Nhưng các kỹ năng về ngoại ngữ và tin học nâng cao của người lao động trẻ bị đánh giá là yếu nhất. Về các kỹ năng mềm, các kỹ năng “ứng xử với khách hàng”, “làm việc nhóm”, quản lý cảm xúc và kỹ năng sáng tạo là nhóm kỹ năng được các nhà tuyển dụng kỳ vọng thì được đánh giá ở mức trung bình trong nhóm lao động được hiện tại. Nhưng đáng ngại nhất là ba kỹ năng về (1) hướng dẫn, giảng dạy, đào tạo con người, (2) bán hàng, và (3) thuyết trình của lao động trẻ chỉ được các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá là kém hoặc dưới trung bình.

Nhu cầu lao động giản đơn ngày càng giảm

Khảo sát này cũng cho thấy trong bối cảnh đang hướng tới nền kinh tế số thì các doanh nghiệp sẽ có nhiều thay đổi về nhu cầu nhân sự trong khoảng 1/3 doanh nghiệp cho biết sẽ giữ nguyên đội ngũ nhân viên hiện tại và có thêm các hoạt động đào tạo nội bộ nhưng cũng có tới 20-30% doanh nghiệp lên kế hoạch tuyển dụng thêm lao động với kiến thức/kỹ năng chuyên biệt. Tiêu biểu, ngành Dệt may sẽ có xu hướng cần nhiều lao động có tay nghề ở mức trung bình hoặc cao hơn, tiếp tục giảm tỉ lệ lao động giản đơn. Ngành này sẽ cần thêm lao động cho các vị trí mới như: vẽ và tạo mẫu 3D, thiết kế và in ấn 3D, lập trình robot dệt, đánh giá và phân tích mẫu trong môi trường ảo VR, gửi và nhận mẫu sản phẩm hoặc thiết kế đến máy cắt vải qua công nghệ đám mây, dự đoán lịch bảo trì, quản lý chuỗi cung ứng điện tử, trang thương mại điện tử…. “Các doanh nghiệp sẽ tận dụng lợi thế của mình cũng như điều kiện áp dụng các thiết bị máy móc hiện đại để thay thế lao động giản đơn, những người còn ở lại làm việc, còn được sử dụng làm việc thì đương nhiên phải có chất lượng cao hơn, có những kỹ năng cao hơn, những kỹ năng khác biệt hơn. Những công việc còn kiểu lặp đi lặp lại hiện nay chắc chắn sẽ bị thay thế”, ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết. 

Bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng và đại dịch COVID-19 càng gây ra nhiều áp lực và thách thức với thanh niên vì tỉ lệ thất nghiệp hoặc mất việc phải rơi từ khu vực chính thức sang phi chính thức ngày càng nhiều. Cơ hội trong các khu vực kinh tế chính thức ngày càng ít đi, giới trẻ ngày càng khó dịch chuyển từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức.

Làm gì để vượt qua? 

Do đó, TS. Phùng Đức Tùng khuyến nghị “Chính phủ nên xây dựng và phát triển nền tảng dịch vụ việc làm tự động, miễn phí và dễ tiếp cận với thông tin về thị trường việc làm được cập nhật liên tục; cùng với đó là đưa ra các ưu đãi hấp dẫn hơn về thuế và các gói hỗ trợ tài chính để khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng chính sách tuyển dụng bao trùm dành cho nhóm lao động yếu thế và dễ bị tổn thương. Các cơ sở giáo dục nên thiết kế chương trình giảng dạy sáng tạo và tự chủ để đáp ứng yêu cầu của thị trường việc làm. Ngoài ra, nội dung định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo sở thích thích cũng cần được lồng ghép một cách có ý nghĩa vào chương trình học ngay từ cấp tiểu học để các em học sinh trau dồi năng lực khám phá bản thân và nuôi dưỡng tài năng, giúp các em chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển tiếp trong tương lai”.

Mặt khác, các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo nghề cần tăng cường hợp tác với doanh nghiệp để tích hợp đào tạo kỹ năng mềm, hướng nghiệp vào chương trình giảng dạy chính thức. Chẳng hạn, các doanh nghiệp có thể tham gia thiết kế hoặc cung cấp giáo trình cho các cơ sở đào tạo, thông qua tích hợp hoặc phát triển các chương trình hoặc khóa học, các chương trình thực tập và trao đổi thực tập sinh, các chương trình đào tạo cho sinh viên và nhân viên, làm giảng viên khách mời, thiết kế các chương trình học cụ thể hoặc các khóa học chuyên môn để đáp ứng nhu cầu của ngành…

Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ cần trao đổi với các bên liên quan trong việc đưa ra các đánh giá, phản hồi về các chính sách, dịch vụ hỗ trợ cũng như thực hiện nghiên cứu thị trường để tư vấn chính sách cho chính phủ nhằm nhân rộng thực hành tốt sau thí điểm ở cấp độ quốc gia. Riêng đối với nhóm lao động trẻ yếu thế như những người khuyết tật, người thiểu số, TS. Phùng Đức Tùng cho biết, Chính phủ nên đưa ra các ưu đãi về thuế và các gói hỗ trợ tài chính để khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương. Ngân sách nhà nước cũng nên chi trả một phần tiền lương thử việc, học nghề của người lao động khuyết tật. Chính phủ nên nghiên cứu, xem xét quy định một tỷ lệ cụ thể về vị trí công việc dành riêng cho lao động yếu thế và dễ bị tổn thương trong doanh nghiệp.

Tác giả

(Visited 11 times, 1 visits today)