Lời giải cho bài toán phát huy vốn xã hội
1/ Khái niệm về vốn xã hội Ngày nay khi nói đến sự phát triển vươn lên của một đất nước, một gia đình hay một cá nhân người ta đều nói đến yếu tố đầu tiên là cần phải có vốn. Vốn với ý nghĩa thông thường có thể là sức khỏe, lao động, đất đai (tài nguyên thiên nhiên), của cải vật chất, hay tay nghề, kinh nghiệm, kiến thức, khoa học kỹ thuật, trí tuệ, mối quan hệ xã hội...
Thật ra khái niệm về vốn thay đổi theo từng thời kỳ, từng nền chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau. Từ thời phong kiến xa xưa khi đất đai của một quốc gia đều là của vua, và vua chỉ ban phát cho các vương công quí tộc. Thì đất đai, một yếu tố tối quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, cũng không trở thành vốn cho người nông dân dựa vào đó để phát triển cuộc sống. Điển hình gần đây nhất, thời kỳ còn bao cấp của nước ta, khi người dân chưa có quyền sử dụng đất thì đất đai cũng không trở thành vốn để đưa nó vào nền kinh tế như một yếu tố vốn đầu tư.
Như vậy, nói đến vốn còn phải nói đến một môi trường xã hội mà trong môi trường đó những cái hữu hình cũng như vô hình tồn tại trong xã hội đều có thể trở thành một lực lượng để đưa vào phát triển kinh tế xã hội. Hay ngược lại, môi trường xã hội không tốt, nó làm cản trở cho sự phát triển kinh tế xã hội như một thứ chi phí xã hội.
Đi sâu hơn về vốn vô hình, chúng ta có thể xem xét một chiều dài lịch sử của sự hưng suy của nhiều nước. Ta thấy, mỗi quốc gia đều có một lịch sử và một nền văn hóa của quá khứ để lại và một thể chế chính trị đang vận hành, hai yếu tố trên tạo nên môi trường luật pháp chính trị kinh tế xã hội của quốc gia đó. Nếu hai yếu tố đó gắn bó nhau một cách hòa hợp hữu cơ thì nó tạo nên một nội lực vô hình, làm cho từng người dân thông qua thể chế đó gắn kết lại với nhau. Nội lực vô hình đó thể hiện bằng niềm tin giữa người và người, giữa người và bộ máy nhà nước, giữa người dân và các cấp lãnh đạo. Từ đó mà mọi nguồn lực hữu hình, vô hình trong xã hội đều được phát huy, tạo nên một lực cộng hưởng vô cùng to lớn đưa đất nước đó tiến lên theo xu thế của thời đại, với tốc độ một ngày bằng một tháng, một năm tiến lên bằng mười năm, bằng trăm năm… Chính nhờ vào những thời kỳ như thế này mà có những nước trong lịch sử bị tụt hậu, có khả năng vươn lên vượt qua các nước hùng mạnh trước đây một cách thần kỳ. Nhưng nếu hai yếu tố trên nó mâu thuẫn nhau, thì nội lực sẽ bị yếu đi, ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia, nghiêm trọng hơn thậm chí còn làm cho nội lực tan rã đưa đến sự diệt vong. Đây mới là cái cốt lõi của cái mà ta gọi là “vốn xã hội” được bàn ở đây.
Như vậy ta có thể hiểu vốn xã hội ở ba cung bậc khác nhau gồm:
l Trình độ dân trí, tinh thần lao động, ý thức kỷ luật, trình độ kiến thức khoa học kỹ thuật, tâm lý xã hội… được phản ảnh trong một xã hội.
l Môi trường chính trị, hệ thống luật lệ, kinh tế, văn hóa, xã hội… trong đó yếu tố chính trị, văn hóa giữ vai trò quan trọng nhất.
l Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố trên ở các mức độ khác nhau, qua sự kế thừa quá khứ, thể hiện trong hiện tại, và gắn kết hiện tại với xu thế phát triển trong tương lai của môi trường chung quanh. Xem mức độ kết hợp đó có tạo nên một niềm tin cho mọi người trong tương lai ở mức độ nào. Từ đó nhận dạng ra vốn xã hội của xã hội đó.
Đã nói đến vốn xã hội thì không thể không nói đến chi phí xã hội. Chi phí xã hội (social cost) là một thuật ngữ kinh tế để diễn tả cái chi phí, cái giá phải trả của xã hội cho một hành vi kinh tế, văn hóa của một người, một tổ chức hoặc một chính sách kinh tế xã hội của một chính phủ. Với cái nhìn vĩ mô, nó là thước đo, là cơ sở đánh giá tính hiệu quả về mặt kinh tế của mọi hành vi hoạt động trong xã hội. Từ đó, cho ta một sự so sánh chọn lựa cái gì nên làm và cái gì không nên làm, nhìn trên bình diện lợi ích chung.
Ngày nay nền kinh tế ta có một bước phát triển to lớn so với thời kỳ kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp. Nhưng sự phát triển vẫn chưa ngang tầm, vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng. Chúng ta vẫn còn thấy những trì trệ lãng phí, những chủ trương chính sách chồng chéo nhau, khi áp dụng gây nên nhiều khó khăn cho người dân. Vướng mắc nhất hiện nay là cơ chế quản lý và thủ tục hành chính.
Chúng ta thử xem xét lại hằng ngày có bao nhiêu người dân đến các cơ quan nhà nước, để xin phép làm những việc mà họ hoàn toàn được phép làm. Cơ quan nhà nước đã đòi hỏi họ bao nhiêu loại giấy tờ phải đính kèm theo, như hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, giấy nhà giấy đất, giấy nộp thuế, giấy đã nộp nghĩa vụ lao động… Trong số giấy tờ liên quan đó cơ quan nhà nước đều có lưu sẵn trong các ngăn kéo, kho dữ liệu lưu trữ… nhưng nhân viên phụ trách không muốn tốn công phải lật ra xem hay liên hệ với các cơ quan liên quan trong bộ máy nhà nước để có những thông tin cần thiết, mà tất tất đều buộc người dân phải làm đi làm lại, đã làm tốn biết bao thời gian của dân. Chi phí xã hội cho những yêu cầu trên nếu tính ra bằng tiền, chắc rằng là con số khổng lồ, nhưng chỉ để đổi lại cho sự tiện lợi, thậm chí sự vô trách nhiệm của các viên chức nhà nước. Và chính từ đó tạo ra môi trường, nhũng nhiễu dân, làm phát sinh trạng thái tiêu cực để các quan chức nhà nước trục lợi. Như vậy, chi phí xã hội không những làm lãng phí các nguồn lực xã hội mà còn làm cho vốn xã hội bị xói mòn và đi đến tan rã.
Từ khái niệm về vốn xã hội và chi phí xã hội như được phân tích ở trên có thể cho ta một cái nhìn toàn diện về tiềm năng của đất nước chúng ta hiện nay và vốn xã hội của ta có phát huy đến đâu. Chúng ta đã sử dụng vốn xã hội ở cung bậc nào, và ở mức độ nào.
2/ Vốn xã hội ở Việt Nam
Nước ta là nước có nền văn hiến khá lâu, thuộc loại trên ngàn năm tuổi, kết cấu văn hóa xã hội của cộng đồng đã trưởng thành. Tính đồng nhất trong văn hóa, trong tư duy của cộng đồng rất cao so với các nước trên thế giới. Đây là cơ sở vật chất tạo nên niềm tin và sự gắn bó giữa con người Việt Nam với nhau để hình thành ra nước Việt Nam. Niềm tin này đã qua thử thách trong quá trình xây dựng, gìn giữ và phát triển đất nước suốt chiều dài của lịch sử cho đến ngày nay. Từ niềm tin gắn bó ruột thịt ấy, theo tiến trình phát triển của cộng đồng, những thể chế xã hội phù hợp cho từng giai đoạn phát triển đã được hình thành, để từ đó mà những con người bé nhỏ riêng biệt đã dựa vào nhau, thông qua các cơ chế xã hội đó không những đã tồn tại được trong quá trình đấu tranh sinh tồn của con người với thiên nhiên, đấu tranh giữa con người với con người và giữa các cộng đồng người khác nhau. Niềm tin đó đã được nâng lên theo chiều dài lịch sử, đã được thể hiện qua sự gắn bó, đoàn kết dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân trên đất nước Việt Nam, thể hiện rõ nét nhất là trong quá trình bảo vệ Tổ quốc. Đây là vốn xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất tạo nên sức mạnh cho Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai.
Ngoài ra, trong quá trình dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã tích lũy được kinh nghiệm thực tế, tìm ra những phương thức tồn tại và phát triển, đồng thời còn thu hút được nhiều tư tưởng văn hóa tiến bộ của các nền văn hóa khác của nhân loại để nâng cao trình độ khả năng tổ chức xã hội cho cộng đồng. Khả năng tiếp thu các nguồn lực từ bên ngoài để bổ sung vào như một nguồn sinh khí mới, làm cho sức sống của cộng đồng luôn được phát triển là một yếu tố cơ bản không thể thiếu được của một dân tộc còn tồn tại và phát triển trên thế giới hiện nay. Đó là khả năng “tiếp nhận, thích nghi và cải tạo”, biến mọi cái du nhập từ bên ngoài ở mọi hình thức trở thành công cụ phục vụ lại cho cộng đồng mình. Về phương diện này, ông cha ta đã có những kinh nghiệm quí báu, đã chủ động và khôn ngoan nên ta từng sáng tạo chữ Nôm trước đây hay chữ quốc ngữ theo cách viết phiên âm latin như ngày hôm nay. Và về mặt văn hóa xã hội ta dung nạp được cả tư tưởng văn hóa, đạo đức Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Chủ nghĩa Mác-Lênin… bất chấp mọi rào cản. Khả năng “tiếp nhận, thích nghi và cải tạo” đó có trong mọi người, có trong toàn xã hội, đó là một trong những vốn quí của xã hội chúng ta.
Với truyền thống lao động cần cù, siêng năng, hiếu học, mọi người Việt Nam luôn có ý thức vươn lên. Do đó chỉ cần có môi trường thuận lợi, có được cơ hội là nhanh chóng lao về phía trước, từ đó có được những thành tích không kém gì những thành viên trong cộng đồng cùng sống trong môi trường đó. Điều này chúng ta đã thấy thế hệ thứ hai của những Việt kiều sống trong các nước tiên tiến đã đạt được những thành tích trong học tập, và trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật cao như sinh học, hàng không vũ trụ đều có con em người gốc Việt tham gia. Đây cũng là một loại vốn quí của đất nước Việt Nam. Và truyền thống lao động cần cù siêng năng hiếu học đó cũng là một loại vốn xã hội mà cả một thời kỳ dài lịch sử của ông cha ta tích lũy truyền lại.
Những nguồn vốn xã hội truyền thống đã được tích lũy trước đây do ông cha ta để lại phải được gìn giữ trong một môi trường chính trị, luật pháp phù hợp thì mới phát huy được, nếu không có môi trường phù hợp nó có thể bị thui chột đi.
3/ Làm gì để phát huy vốn xã hội trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam?
Công cuộc đổi mới trong 20 năm qua, đã chỉ cho chúng ta thấy rõ đâu là lực đẩy, đâu là lực cản sự vươn lên của đất nước chúng ta tiến lên xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, Nước mạnh”, một xã hội Việt Nam “Tự do, dân chủ, công bằng và văn minh”. Do đó, công cuộc đổi mới còn phải tiếp tục đẩy mạnh sâu rộng hơn. Nhất là nhằm vào mục tiêu tìm một vị trí, một thế đứng thích hợp nhất, có lợi nhất cho đất nước trước trào lưu toàn cầu hóa về mọi phương diện của thế giới. Như vậy, bài toán được đặt ra là phải phát huy tối đa vốn xã hội (nội lực) để có thể vận dụng thời cơ: “trào lưu toàn cầu hóa” (ngoại lực) đang làm thay đổi cấu trúc kinh tế, chính trị xã hội của thế giới hiện đại. Sự thay đổi này có thể cho ta những cơ hội vươn lên
Từ những phân tích trên, để phát huy vốn xã hội trong nền kinh tế Việt Nam chúng ta hiện nay có thể nhằm vào các vấn đề sau:
a/ Trong lĩnh vực văn hóa truyền thống.
– Đạo đức và luân lý gia đình của ta là nền tảng tạo nên nền văn hóa truyền thống hằng ngàn năm của dân ta. Trong đó có phần nguồn gốc tinh hoa bất biến như đạo hiếu với cha mẹ, thương yêu đùm bọc anh em, bạn bè, tôn sư trọng đạo, lá lành dùm lá rách… và những đạo lý thuộc sản phẩm của một nền kinh tế nông nghiệp và một thể chế quân chủ tạo ra như sự cứng nhắc trong tôn ti trật tự xã hội phong kiến làm cho vai trò người phụ nữ không được phát huy, tư tưởng trung quân (trung với vua)… đã lạc hậu. Chúng cần phải gạt bỏ phần lạc hậu, nhưng phải phát huy phần tinh hoa, phần giá trị đạo đức truyền thống, để tạo được sự ổn định xã hội trong quá trình tiếp thu và sáng tạo ra cái mới thúc đẩy xã hội phát triển đi lên.
– Đạo đức xã hội tạo nên niềm tin giữa người và người trong cộng đồng xã hội, mọi người tự nguyện tôn trọng như một sự ràng buộc thiêng liêng. Do đó nó làm cho chi phí xã hội được giảm đi, và sự vận hành trong kinh tế được thông thoáng và nhanh chóng. Điển hình nhất là trong kinh doanh, chữ “Tín” là nguồn vốn mà mọi doanh nhân đều cần phải có, và ngay cả ở cấp nhà nước thì chữ “Tín” càng có giá trị lớn hơn, nếu thiếu chữ Tín thì mọi luật lệ quốc gia đều trở thành trò chơi rượt đuổi, đánh đố nhau mà thôi.
– Đạo đức truyền thống không được kế thừa và phát huy thì nền giáo dục chỉ còn lại cái máy vô hồn, nó chỉ cung cấp công cụ khả năng cho con người kiếm sống bằng mọi phương tiện mà không đào tạo nên con người văn minh sống có trách nhiệm với mọi người kể cả cha mẹ anh em, quốc gia dân tộc. Như vậy, ý nghĩa của cuộc sống sẽ mất đi, sự giả dối, tham lam, tàn ác sẽ sinh ra, mầm nguy hại sẽ xuất hiện ở mọi nơi mà con người đó hiện diện. Dù cho luật pháp có đầy đủ đến đâu thì xã hội đó cũng chỉ là những xã hội đen tối u mê, được trang bị những ánh đèn màu chói lọi, như những mê cung đánh đố con người mà thôi (luật lệ làm sáng tỏ cái đạo đức con người, và buộc kẻ vô đạo đức phải tôn trọng. Luật lệ không thay được đạo đức). Ngày nay chúng ta thấy có đầy rẫy những sự kiện tham ô lãng phí của cải xã hội trong guồng máy nhà nước ở mọi ngành mọi cấp. Nguyên nhân cơ bản nhất, ngoài việc do cơ chế nhà nước khập khễnh tạo ra, căn bản hơn vẫn là sự suy đồi của đạo đức con người.
b/ Về cơ chế quản lý nhà nước (kinh tế, xã hội…)
– Tách quản lý kinh tế ra khỏi đơn vị hành chính lãnh thổ. Không thể hô hào hội nhập kinh tế toàn cầu mà trong nước lại phân mảng nền kinh tế quốc gia ra thành các mảng tỉnh thành (như những tiểu bang, hay tiểu quốc tự trị) như hiện nay. Sự vận hành của nền kinh tế cần một môi trường không gian và thời gian rộng và thông thoáng. Nếu bị giới hạn bởi ranh giới lãnh thổ hành chính và theo từng nhiệm kỳ lãnh đạo hiện nay (4-5 năm) như hiện nay thì không những chi phí xã hội sẽ gia tăng, hiệu quả kinh tế xã hội kém mà còn làm cho tư duy của lãnh đạo bị bó hẹp theo xu hướng cục bộ địa phương. Từ đó sinh ra các chương trình đầu tư ăn xổi ở thì, chỉ cốt sao cho địa phương mình, cho cái nhiệm kỳ mình phụ trách, mà không màng đến lợi ích chung nhất của toàn dân. Hệ quả là nó làm tan nát vốn xã hội của chúng ta.
– Về xã hội, phải tạo được cơ hội đồng đều cho mọi tầng lớp cùng tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất là phải xóa bỏ định kiến nguồn gốc nhân thân gia đình. Qui luật của xã hội xưa nay đã chứng minh rằng nơi nào có sự ưu tiên về quyền lợi hay quyền lực, thì nơi đó không những trở thành mục tiêu của kẻ cơ hội chui vào, mà những người tốt đưa vào đó cũng bị suy yếu đi ý chí phấn đấu, và tệ hại hơn còn bị thối hóa (giống như cây xương rồng hằng ngày được tưới nước như tưới rau tươi thì nó bị thối đầu rồi chết).
c/ Nền tảng tư tưởng của thiết chế xã hội phải được định vị rõ ràng
– Chúng ta phải khẳng định “nhân chi sơ, tính bản thiện”. Nhân dân ta bản chất là lương thiện, là yêu nước không phải chứng minh trước luật pháp và được luật pháp bảo vệ. Luật pháp không được xây dựng trên cơ sở hoài nghi nhân dân. Nếu như thế bộ máy nhà nước sẽ vô cùng to lớn và lãng phí, hơn nữa nó trở thành bộ máy kìm kẹp dân.
– Do đó Luật pháp là một hành lang bảo vệ; là đường dẫn thông thoáng cho mọi hoạt động kinh tế văn hóa xã hội cho toàn dân. Những gì luật không cấm thì người dân được làm. Nên thủ tục hành chính không được phép bắt người dân phải xin phép với cơ quan quản lý nhà nước những gì mà quyền công dân được làm. Do đó người dân chỉ đăng ký, và được cung cấp thông tin, hướng dẫn các điều cần thiết nhằm tiết kiệm thời giờ và công sức của dân. Cán bộ nhà nước không được đòi hỏi người dân phải xuất trình những giấy tờ gì mà những thông tin đó đã có lưu trữ trong các cơ quan nhà nước, trừ chứng minh nhân dân và một chứng thư liên quan về hành vi của người đó đang hành xử công việc của họ (như bằng lái xe khi lái xe). Như thế mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước sẽ được gắn bó tốt.
d/ Sự hài hòa của hệ thống quyền lực với yêu cầu phát triển của xã hội
Phải đánh giá một cách nghiêm túc khách quan về hệ thống quyền lực đang lãnh đạo và quản lý đất nước ta có những gì không ổn, những gì thoát ly khỏi nền tảng văn hóa truyền thống và những gì lạc hậu, không theo kịp thời đại. Cơ chế vận hành hiện tại có kết hợp hài hòa với mọi nguồn lực quốc gia hay không. Đây mới là điều kiện căn bản nhất để phát huy nội lực và là tiền đề cho sự hội nhập với thế giới, nhằm thu hút nguồn lực tiên tiến bên ngoài phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa đất nước chúng ta. Từ đó tạo dựng lại niềm tin cho mọi người dân đối với nhà nước, và đối với chính mình và với mọi người trong tương lai. Nguồn vốn xã hội sẽ được phát huy từ đấy.
Như vậy, nói đến vốn còn phải nói đến một môi trường xã hội mà trong môi trường đó những cái hữu hình cũng như vô hình tồn tại trong xã hội đều có thể trở thành một lực lượng để đưa vào phát triển kinh tế xã hội. Hay ngược lại, môi trường xã hội không tốt, nó làm cản trở cho sự phát triển kinh tế xã hội như một thứ chi phí xã hội.
Đi sâu hơn về vốn vô hình, chúng ta có thể xem xét một chiều dài lịch sử của sự hưng suy của nhiều nước. Ta thấy, mỗi quốc gia đều có một lịch sử và một nền văn hóa của quá khứ để lại và một thể chế chính trị đang vận hành, hai yếu tố trên tạo nên môi trường luật pháp chính trị kinh tế xã hội của quốc gia đó. Nếu hai yếu tố đó gắn bó nhau một cách hòa hợp hữu cơ thì nó tạo nên một nội lực vô hình, làm cho từng người dân thông qua thể chế đó gắn kết lại với nhau. Nội lực vô hình đó thể hiện bằng niềm tin giữa người và người, giữa người và bộ máy nhà nước, giữa người dân và các cấp lãnh đạo. Từ đó mà mọi nguồn lực hữu hình, vô hình trong xã hội đều được phát huy, tạo nên một lực cộng hưởng vô cùng to lớn đưa đất nước đó tiến lên theo xu thế của thời đại, với tốc độ một ngày bằng một tháng, một năm tiến lên bằng mười năm, bằng trăm năm… Chính nhờ vào những thời kỳ như thế này mà có những nước trong lịch sử bị tụt hậu, có khả năng vươn lên vượt qua các nước hùng mạnh trước đây một cách thần kỳ. Nhưng nếu hai yếu tố trên nó mâu thuẫn nhau, thì nội lực sẽ bị yếu đi, ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia, nghiêm trọng hơn thậm chí còn làm cho nội lực tan rã đưa đến sự diệt vong. Đây mới là cái cốt lõi của cái mà ta gọi là “vốn xã hội” được bàn ở đây.
Như vậy ta có thể hiểu vốn xã hội ở ba cung bậc khác nhau gồm:
l Trình độ dân trí, tinh thần lao động, ý thức kỷ luật, trình độ kiến thức khoa học kỹ thuật, tâm lý xã hội… được phản ảnh trong một xã hội.
l Môi trường chính trị, hệ thống luật lệ, kinh tế, văn hóa, xã hội… trong đó yếu tố chính trị, văn hóa giữ vai trò quan trọng nhất.
l Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố trên ở các mức độ khác nhau, qua sự kế thừa quá khứ, thể hiện trong hiện tại, và gắn kết hiện tại với xu thế phát triển trong tương lai của môi trường chung quanh. Xem mức độ kết hợp đó có tạo nên một niềm tin cho mọi người trong tương lai ở mức độ nào. Từ đó nhận dạng ra vốn xã hội của xã hội đó.
Đã nói đến vốn xã hội thì không thể không nói đến chi phí xã hội. Chi phí xã hội (social cost) là một thuật ngữ kinh tế để diễn tả cái chi phí, cái giá phải trả của xã hội cho một hành vi kinh tế, văn hóa của một người, một tổ chức hoặc một chính sách kinh tế xã hội của một chính phủ. Với cái nhìn vĩ mô, nó là thước đo, là cơ sở đánh giá tính hiệu quả về mặt kinh tế của mọi hành vi hoạt động trong xã hội. Từ đó, cho ta một sự so sánh chọn lựa cái gì nên làm và cái gì không nên làm, nhìn trên bình diện lợi ích chung.
Ngày nay nền kinh tế ta có một bước phát triển to lớn so với thời kỳ kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp. Nhưng sự phát triển vẫn chưa ngang tầm, vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng. Chúng ta vẫn còn thấy những trì trệ lãng phí, những chủ trương chính sách chồng chéo nhau, khi áp dụng gây nên nhiều khó khăn cho người dân. Vướng mắc nhất hiện nay là cơ chế quản lý và thủ tục hành chính.
Chúng ta thử xem xét lại hằng ngày có bao nhiêu người dân đến các cơ quan nhà nước, để xin phép làm những việc mà họ hoàn toàn được phép làm. Cơ quan nhà nước đã đòi hỏi họ bao nhiêu loại giấy tờ phải đính kèm theo, như hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, giấy nhà giấy đất, giấy nộp thuế, giấy đã nộp nghĩa vụ lao động… Trong số giấy tờ liên quan đó cơ quan nhà nước đều có lưu sẵn trong các ngăn kéo, kho dữ liệu lưu trữ… nhưng nhân viên phụ trách không muốn tốn công phải lật ra xem hay liên hệ với các cơ quan liên quan trong bộ máy nhà nước để có những thông tin cần thiết, mà tất tất đều buộc người dân phải làm đi làm lại, đã làm tốn biết bao thời gian của dân. Chi phí xã hội cho những yêu cầu trên nếu tính ra bằng tiền, chắc rằng là con số khổng lồ, nhưng chỉ để đổi lại cho sự tiện lợi, thậm chí sự vô trách nhiệm của các viên chức nhà nước. Và chính từ đó tạo ra môi trường, nhũng nhiễu dân, làm phát sinh trạng thái tiêu cực để các quan chức nhà nước trục lợi. Như vậy, chi phí xã hội không những làm lãng phí các nguồn lực xã hội mà còn làm cho vốn xã hội bị xói mòn và đi đến tan rã.
Từ khái niệm về vốn xã hội và chi phí xã hội như được phân tích ở trên có thể cho ta một cái nhìn toàn diện về tiềm năng của đất nước chúng ta hiện nay và vốn xã hội của ta có phát huy đến đâu. Chúng ta đã sử dụng vốn xã hội ở cung bậc nào, và ở mức độ nào.
2/ Vốn xã hội ở Việt Nam
Nước ta là nước có nền văn hiến khá lâu, thuộc loại trên ngàn năm tuổi, kết cấu văn hóa xã hội của cộng đồng đã trưởng thành. Tính đồng nhất trong văn hóa, trong tư duy của cộng đồng rất cao so với các nước trên thế giới. Đây là cơ sở vật chất tạo nên niềm tin và sự gắn bó giữa con người Việt Nam với nhau để hình thành ra nước Việt Nam. Niềm tin này đã qua thử thách trong quá trình xây dựng, gìn giữ và phát triển đất nước suốt chiều dài của lịch sử cho đến ngày nay. Từ niềm tin gắn bó ruột thịt ấy, theo tiến trình phát triển của cộng đồng, những thể chế xã hội phù hợp cho từng giai đoạn phát triển đã được hình thành, để từ đó mà những con người bé nhỏ riêng biệt đã dựa vào nhau, thông qua các cơ chế xã hội đó không những đã tồn tại được trong quá trình đấu tranh sinh tồn của con người với thiên nhiên, đấu tranh giữa con người với con người và giữa các cộng đồng người khác nhau. Niềm tin đó đã được nâng lên theo chiều dài lịch sử, đã được thể hiện qua sự gắn bó, đoàn kết dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân trên đất nước Việt Nam, thể hiện rõ nét nhất là trong quá trình bảo vệ Tổ quốc. Đây là vốn xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất tạo nên sức mạnh cho Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai.
Ngoài ra, trong quá trình dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã tích lũy được kinh nghiệm thực tế, tìm ra những phương thức tồn tại và phát triển, đồng thời còn thu hút được nhiều tư tưởng văn hóa tiến bộ của các nền văn hóa khác của nhân loại để nâng cao trình độ khả năng tổ chức xã hội cho cộng đồng. Khả năng tiếp thu các nguồn lực từ bên ngoài để bổ sung vào như một nguồn sinh khí mới, làm cho sức sống của cộng đồng luôn được phát triển là một yếu tố cơ bản không thể thiếu được của một dân tộc còn tồn tại và phát triển trên thế giới hiện nay. Đó là khả năng “tiếp nhận, thích nghi và cải tạo”, biến mọi cái du nhập từ bên ngoài ở mọi hình thức trở thành công cụ phục vụ lại cho cộng đồng mình. Về phương diện này, ông cha ta đã có những kinh nghiệm quí báu, đã chủ động và khôn ngoan nên ta từng sáng tạo chữ Nôm trước đây hay chữ quốc ngữ theo cách viết phiên âm latin như ngày hôm nay. Và về mặt văn hóa xã hội ta dung nạp được cả tư tưởng văn hóa, đạo đức Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Chủ nghĩa Mác-Lênin… bất chấp mọi rào cản. Khả năng “tiếp nhận, thích nghi và cải tạo” đó có trong mọi người, có trong toàn xã hội, đó là một trong những vốn quí của xã hội chúng ta.
Với truyền thống lao động cần cù, siêng năng, hiếu học, mọi người Việt Nam luôn có ý thức vươn lên. Do đó chỉ cần có môi trường thuận lợi, có được cơ hội là nhanh chóng lao về phía trước, từ đó có được những thành tích không kém gì những thành viên trong cộng đồng cùng sống trong môi trường đó. Điều này chúng ta đã thấy thế hệ thứ hai của những Việt kiều sống trong các nước tiên tiến đã đạt được những thành tích trong học tập, và trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật cao như sinh học, hàng không vũ trụ đều có con em người gốc Việt tham gia. Đây cũng là một loại vốn quí của đất nước Việt Nam. Và truyền thống lao động cần cù siêng năng hiếu học đó cũng là một loại vốn xã hội mà cả một thời kỳ dài lịch sử của ông cha ta tích lũy truyền lại.
Những nguồn vốn xã hội truyền thống đã được tích lũy trước đây do ông cha ta để lại phải được gìn giữ trong một môi trường chính trị, luật pháp phù hợp thì mới phát huy được, nếu không có môi trường phù hợp nó có thể bị thui chột đi.
3/ Làm gì để phát huy vốn xã hội trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam?
Công cuộc đổi mới trong 20 năm qua, đã chỉ cho chúng ta thấy rõ đâu là lực đẩy, đâu là lực cản sự vươn lên của đất nước chúng ta tiến lên xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, Nước mạnh”, một xã hội Việt Nam “Tự do, dân chủ, công bằng và văn minh”. Do đó, công cuộc đổi mới còn phải tiếp tục đẩy mạnh sâu rộng hơn. Nhất là nhằm vào mục tiêu tìm một vị trí, một thế đứng thích hợp nhất, có lợi nhất cho đất nước trước trào lưu toàn cầu hóa về mọi phương diện của thế giới. Như vậy, bài toán được đặt ra là phải phát huy tối đa vốn xã hội (nội lực) để có thể vận dụng thời cơ: “trào lưu toàn cầu hóa” (ngoại lực) đang làm thay đổi cấu trúc kinh tế, chính trị xã hội của thế giới hiện đại. Sự thay đổi này có thể cho ta những cơ hội vươn lên
Từ những phân tích trên, để phát huy vốn xã hội trong nền kinh tế Việt Nam chúng ta hiện nay có thể nhằm vào các vấn đề sau:
a/ Trong lĩnh vực văn hóa truyền thống.
– Đạo đức và luân lý gia đình của ta là nền tảng tạo nên nền văn hóa truyền thống hằng ngàn năm của dân ta. Trong đó có phần nguồn gốc tinh hoa bất biến như đạo hiếu với cha mẹ, thương yêu đùm bọc anh em, bạn bè, tôn sư trọng đạo, lá lành dùm lá rách… và những đạo lý thuộc sản phẩm của một nền kinh tế nông nghiệp và một thể chế quân chủ tạo ra như sự cứng nhắc trong tôn ti trật tự xã hội phong kiến làm cho vai trò người phụ nữ không được phát huy, tư tưởng trung quân (trung với vua)… đã lạc hậu. Chúng cần phải gạt bỏ phần lạc hậu, nhưng phải phát huy phần tinh hoa, phần giá trị đạo đức truyền thống, để tạo được sự ổn định xã hội trong quá trình tiếp thu và sáng tạo ra cái mới thúc đẩy xã hội phát triển đi lên.
– Đạo đức xã hội tạo nên niềm tin giữa người và người trong cộng đồng xã hội, mọi người tự nguyện tôn trọng như một sự ràng buộc thiêng liêng. Do đó nó làm cho chi phí xã hội được giảm đi, và sự vận hành trong kinh tế được thông thoáng và nhanh chóng. Điển hình nhất là trong kinh doanh, chữ “Tín” là nguồn vốn mà mọi doanh nhân đều cần phải có, và ngay cả ở cấp nhà nước thì chữ “Tín” càng có giá trị lớn hơn, nếu thiếu chữ Tín thì mọi luật lệ quốc gia đều trở thành trò chơi rượt đuổi, đánh đố nhau mà thôi.
– Đạo đức truyền thống không được kế thừa và phát huy thì nền giáo dục chỉ còn lại cái máy vô hồn, nó chỉ cung cấp công cụ khả năng cho con người kiếm sống bằng mọi phương tiện mà không đào tạo nên con người văn minh sống có trách nhiệm với mọi người kể cả cha mẹ anh em, quốc gia dân tộc. Như vậy, ý nghĩa của cuộc sống sẽ mất đi, sự giả dối, tham lam, tàn ác sẽ sinh ra, mầm nguy hại sẽ xuất hiện ở mọi nơi mà con người đó hiện diện. Dù cho luật pháp có đầy đủ đến đâu thì xã hội đó cũng chỉ là những xã hội đen tối u mê, được trang bị những ánh đèn màu chói lọi, như những mê cung đánh đố con người mà thôi (luật lệ làm sáng tỏ cái đạo đức con người, và buộc kẻ vô đạo đức phải tôn trọng. Luật lệ không thay được đạo đức). Ngày nay chúng ta thấy có đầy rẫy những sự kiện tham ô lãng phí của cải xã hội trong guồng máy nhà nước ở mọi ngành mọi cấp. Nguyên nhân cơ bản nhất, ngoài việc do cơ chế nhà nước khập khễnh tạo ra, căn bản hơn vẫn là sự suy đồi của đạo đức con người.
b/ Về cơ chế quản lý nhà nước (kinh tế, xã hội…)
– Tách quản lý kinh tế ra khỏi đơn vị hành chính lãnh thổ. Không thể hô hào hội nhập kinh tế toàn cầu mà trong nước lại phân mảng nền kinh tế quốc gia ra thành các mảng tỉnh thành (như những tiểu bang, hay tiểu quốc tự trị) như hiện nay. Sự vận hành của nền kinh tế cần một môi trường không gian và thời gian rộng và thông thoáng. Nếu bị giới hạn bởi ranh giới lãnh thổ hành chính và theo từng nhiệm kỳ lãnh đạo hiện nay (4-5 năm) như hiện nay thì không những chi phí xã hội sẽ gia tăng, hiệu quả kinh tế xã hội kém mà còn làm cho tư duy của lãnh đạo bị bó hẹp theo xu hướng cục bộ địa phương. Từ đó sinh ra các chương trình đầu tư ăn xổi ở thì, chỉ cốt sao cho địa phương mình, cho cái nhiệm kỳ mình phụ trách, mà không màng đến lợi ích chung nhất của toàn dân. Hệ quả là nó làm tan nát vốn xã hội của chúng ta.
– Về xã hội, phải tạo được cơ hội đồng đều cho mọi tầng lớp cùng tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất là phải xóa bỏ định kiến nguồn gốc nhân thân gia đình. Qui luật của xã hội xưa nay đã chứng minh rằng nơi nào có sự ưu tiên về quyền lợi hay quyền lực, thì nơi đó không những trở thành mục tiêu của kẻ cơ hội chui vào, mà những người tốt đưa vào đó cũng bị suy yếu đi ý chí phấn đấu, và tệ hại hơn còn bị thối hóa (giống như cây xương rồng hằng ngày được tưới nước như tưới rau tươi thì nó bị thối đầu rồi chết).
c/ Nền tảng tư tưởng của thiết chế xã hội phải được định vị rõ ràng
– Chúng ta phải khẳng định “nhân chi sơ, tính bản thiện”. Nhân dân ta bản chất là lương thiện, là yêu nước không phải chứng minh trước luật pháp và được luật pháp bảo vệ. Luật pháp không được xây dựng trên cơ sở hoài nghi nhân dân. Nếu như thế bộ máy nhà nước sẽ vô cùng to lớn và lãng phí, hơn nữa nó trở thành bộ máy kìm kẹp dân.
– Do đó Luật pháp là một hành lang bảo vệ; là đường dẫn thông thoáng cho mọi hoạt động kinh tế văn hóa xã hội cho toàn dân. Những gì luật không cấm thì người dân được làm. Nên thủ tục hành chính không được phép bắt người dân phải xin phép với cơ quan quản lý nhà nước những gì mà quyền công dân được làm. Do đó người dân chỉ đăng ký, và được cung cấp thông tin, hướng dẫn các điều cần thiết nhằm tiết kiệm thời giờ và công sức của dân. Cán bộ nhà nước không được đòi hỏi người dân phải xuất trình những giấy tờ gì mà những thông tin đó đã có lưu trữ trong các cơ quan nhà nước, trừ chứng minh nhân dân và một chứng thư liên quan về hành vi của người đó đang hành xử công việc của họ (như bằng lái xe khi lái xe). Như thế mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước sẽ được gắn bó tốt.
d/ Sự hài hòa của hệ thống quyền lực với yêu cầu phát triển của xã hội
Phải đánh giá một cách nghiêm túc khách quan về hệ thống quyền lực đang lãnh đạo và quản lý đất nước ta có những gì không ổn, những gì thoát ly khỏi nền tảng văn hóa truyền thống và những gì lạc hậu, không theo kịp thời đại. Cơ chế vận hành hiện tại có kết hợp hài hòa với mọi nguồn lực quốc gia hay không. Đây mới là điều kiện căn bản nhất để phát huy nội lực và là tiền đề cho sự hội nhập với thế giới, nhằm thu hút nguồn lực tiên tiến bên ngoài phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa đất nước chúng ta. Từ đó tạo dựng lại niềm tin cho mọi người dân đối với nhà nước, và đối với chính mình và với mọi người trong tương lai. Nguồn vốn xã hội sẽ được phát huy từ đấy.
Phan Chánh Dưỡng
(Visited 1 times, 1 visits today)