Minh bạch nhằm vào chu trình tham nhũng (Bài 3)
Chu trình tham nhũng trải qua hai công đoạn chính: 1- Nhận hối lộ, biển thủ, chiếm đoạt tài sản chung. 2- Cất giữ và sử dụng nó bằng hình thức hợp pháp, nếu không tài sản tham nhũng sẽ trở thành vô nghĩa. Chế tài minh bạch hoá thu nhập thêm đối với nghị sỹ Đức nhằm vào công đoạn 1, áp dụng cho đối tượng đó và khoản đó. Tới lượt mọi cơ cấu bộ máy công quyền của Đức đều bị luật chế tài như vậy.
Văn bản luật chỉ mới là tiền đề, hiệu lực của nó còn phục thuộc vào thiết chế bộ máy nhà nước có bảo đảm luật pháp được thực thi tự động hay không. Chỉ khi đó mới ngăn chặn, phát hiện được mọi khả năng tham nhũng. |
Văn bản luật chỉ mới là tiền đề, hiệu lực của nó còn phục thuộc vào thiết chế bộ máy nhà nước có bảo đảm luật pháp được thực thi tự động hay không. Chỉ khi đó mới ngăn chặn, phát hiện được mọi khả năng tham nhũng. Kế qủa, ở Đức, Lothar Spảth nguyên Thống đốc bang Baden-Württemberg buộc phải từ chức năm 1991, chỉ vì mấy chuyến du lịch không mất tiền do giới doanh nhân chiêu đãi bị đưa ra công luận. Günther Krause phải từ chức Bộ trưởng Giao thông Liên bang năm 1993, sau khi nhờ lực lượng công vụ chuyển nhà riêng lấn vào thời gian làm việc công, bị nhân viên tố giác. Gehard Glogowski, nguyên Thống đốc bang Nidersachsen xin từ chức năm 1993, do nhận tiền quà mừng đám cưới từ các doanh nghiệp, không khai vào thu nhập tính thuế, bị phát hiện qua kiểm toán doanh nghiệp. Kurt Biedenforf, nguyên Thủ hiến tiểu bang Sachsen, xin từ chức năm 2002, do ở nhà công vụ với tiền thuê nhà rẻ thậm vô lý và sắm đồ gỗ của hãng Ikea giảm giá riêng bất bình thường, bị nghị sỹ đối lập phát hiện. Rudolf Scharping nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Đức mất chức năm 2002 chỉ vì mấy bộ comle đắt tiền ông mặc do một doanh nghiệp tặng, bị đưa lên mặt báo. Gysi Chủ tịch đảng cộng sản Đức, Bộ trưởng kinh tế Berlin từ chức chỉ đơn giản sử dụng vé máy bay giá rẻ dành cho quan chức đi công vụ vào việc tư. Vụ Ernst Welteke Thống đốc Ngân hàng Liên bang Đức từ chức năm 2004 thật bi hài: Ông là đồng cha đẻ tiền Euro, lương 350.000 Euro/năm. Trong buổi lễ phát hành đồng Euro vào dịp giao thừa 2001/2002, ông cùng vợ lưu lại 4 ngày tại khách sạn 5 sao Adlon Berlin, do ngân hàng Dresdner Bank thanh toán tổng cộng 7661,20 Euro, không đáng là bao so lương ông. Năm 2004 vụ việc vỡ lỡ, buộc Viện Kiểm sát mở cuộc điều tra, chính phủ lập tức lên tiếng khuyên ông từ chức, để bảo vệ uy tín trong sạch cho cơ quan công quyền; Hội đồng quản trị Ngân hàng Liên bang phải họp khẩn dài 7 tiếng để ra quyết định, chưa kịp ngã ngũ, ông đã phải tuyên bố từ chức – thể hiện lòng tự trọng của một quan chức, không “cố đấm ăn xôi” của kẻ hạ nhân bất chấp dư luận. Bẽ mặt là vụ 7200 lượt Nghị sỹ Quốc hội EU tới Brüssel dự họp Quốc hội từ năm 2001-2004, được nhận tiền công tác phí 262 Euro/ ngày, mà chỉ đến ghi danh rồi về nước, hoặc cố lùi lại sau 22 giờ để tính thêm một ngày, bị Nghị sỹ Áo Hans-Peter Martin tổng hợp công bố.
Chỉ khi ở cấp cao nhất, tham nhũng chỉ con số “lẻ” thôi cũng bị phát hiện như vậy, thì mới có thể yên tâm cấp dưới họ, cũng tức toàn bộ bộ máy nhà nước, trong sạch. |
Gần đây nhất, đầu năm nay, Tổng thống Đức Christian Wulff buộc phải từ chức, cũng chỉ vì bị cáo buộc mưu lợi chức quyền, vay tiền lãi suất thấp do quan hệ với doanh nhân để mua nhà riêng, đi du lịch bằng tiền chiêu đãi, mua vé máy bay hạng rẻ đi hạng thương gia… Tới cách mấy tháng trước, Bộ trưởng Hợp tác và Phát triển Dirk Niebel bị điều trần “vật vã” trước quốc hội, suýt mất chức, chỉ vì nhờ chở một thấm thảm chừng 4.000 Euro từ Afganistan về Đức bằng máy bay công vụ và không nộp thuế nhập khẩu, bị nhân viên thuộc quyền gửi thư nặc danh tố cáo ra báo giới.
Chỉ khi ở cấp cao nhất, tham nhũng chỉ con số “lẻ” thôi cũng bị phát hiện như vậy, thì mới có thể yên tâm cấp dưới họ, cũng tức toàn bộ bộ máy nhà nước, trong sạch. Điều đó cho thấy, trong bối cảnh tham nhũng ở ta hiện đang theo quy tắc bất thành văn: chia 3, một phần cá nhân trực tiếp tham nhũng giữ lại, một phần chia đều cho mọi đồng cấp liên quan, và một phần cho cấp trên trực tiếp, thì điều kiện tiên quyết để có thể trị tham nhũng là phải nhắm vào quan tham các cấp, với hình phạt nặng nhất, ở ta còn gọi là để “làm gương”.
Kết quả trên ở Đức có được đều bắt nguồn từ tai mắt dân chúng, truyền thông tự do, buộc vấn đề phải đặt lên bàn nghị sỹ; đảng phái, chính trường bắt buộc phải lên tiếng, nếu không họ sẽ bị người dân bất tín nhiệm, đó chính là áp lực cao nhất. Chừng nào tiếng nói của người dân và truyền thông được thiết chế tiếp nhận tới mức đó, chừng đó mới có thể nói đến một nhà nước trong sạch. “Bởi cán bộ thế nào người dân đều biết hết”, nhưng người dân sinh ra không phải chuyên trách hưởng lương chống tham nhũng; một khi họ không được “bảo vệ”, thậm chí còn bị nguy cơ “trù úm cả dân tộc”, sẽ ít ai dám. Quan tham tha hồ tự tung tự tác, ai đụng vào người đó thiệt thân !
Xem tiếp: Chống rửa tiền tham nhũng
Đọc thêm:
* Bài 2: Tham nhũng, ai chống và chống như thế nào?
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=5839
* Bài 1: Tham nhũng, ai chống và chống như thế nào?
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=5834