Phần 4: Tương lai của ngoại giao công chúng của Hoa Kỳ

Người Mỹ đã tái khám phá nhu cầu về ngoại giao công chúng sau ngày 11/09, nhưng chúng ta vẫn chưa tự thích ứng với việc vận dụng sức mạnh mềm trong thời đại thông tin toàn cầu.

Một số người hiện nay cho rằng việc giải tán USIA là một sai lầm, tuy vậy họ vẫn chưa thống nhất được với nhau có nên tái lập tổ chức này vì bất đồng trong việc tái tổ chức các cơ quan chức năng của nó, vốn nằm rải rác trong Bộ Ngoại giao.(62)  Ban phát sóng thuộc hành pháp (Broadcasting Board of Governors) trông coi VOA cùng với một số các trạm phát sóng đặc thù tập trung vào các quốc gia riêng biệt. Một số bước đắc dụng đã được tiến hành, ví dụ như việc thiết lập Radio Sawa và Radio Farda, chuyên trách Iran. Văn phòng Thông Tin Toàn Cầu (Office of Global Communication) đã được thiết lập tại Tòa Bạch Ốc. Tuy nhiên công việc cần làm vẫn còn nhiều.

Có lẽ ấn tượng nhất là mối quan tâm có ưu tiên thấp và sự thiếu vắng những nguồn lực toàn tâm toàn ý phục vụ cho sức mạnh mềm. Chi phí tổng hợp của các chương trình ngoại giao công chúng của Bộ Ngoại giao và của các nhà đài quốc tế thuộc Mỹ chỉ nhỉnh hơn 1 tỷ đô la một tí, khoảng 4% trong tổng số ngân sách quốc tế vận của nước Mỹ, chỉ bằng 3% ngân sách dành cho các hoạt động truy tìm thông tin, và chỉ bằng 0,29% so với ngân sách dành cho quốc phòng. Nếu chúng ta chi 1% ngân sách quốc phòng cho hoạt động ngoại giao công chúng- hay như Newton Minow, cựu chủ tịch FCC đã đánh giá, “mỗi một đô la để thúc đẩy ý tưởng trong số 100 đô la chúng ta đầu tư cho chế tạo bom”- thì chúng ta đã chi gần 4 lần ngân sách hiện hữu.(63)  Nước Mỹ vẫn đang đầu tư kém xa các quốc gia chủ yếu khác về mặt sức mạnh mềm như bảng 4.1 theo sau đây

Bảng 4.1 Các mức đầu tư so sánh giữa sức mạnh mềm và sức mạnh cứng

Quốc gia Ngoại giao
công chúng
Quốc Phòng Năm
Hoa Kỳ $1,12 tỷ
$347,9 tỷ
2002
Pháp $1,05 tỷ
$33,6 tỷ 2001
Anh  $1,00 tỷ
$347,9 tỷ 2002
Đức $218 triệu $27,5 tỷ 2001
Nhật $210 triệu $40,3 tỷ 2001

                          
Cũng quan trọng không kém là việc thiết lập một kết nối mạch lạc hơn về chính sách trong các phương diện ngoại giao công chúng và kết nối chúng với các đề tài khác. Ví dụ, dù đang xuống dốc trong thị phần các sinh viên quốc tế đến Mỹ du học, “chính phủ Mỹ có vẻ như thiếu nhạy bén chiến lược tổng thể về việc tại sao các trao đổi giáo dục lại quan trọng như vậy… Một khi đã thiếu vắng tinh thần chiến lược này, thật khó mà đối phó với các trở lực hàng ngày mà sinh viên các nước gặp phải khi đến Mỹ du học.” (64) Có rất ít phối hợp giữa chính sách trao đổi giáo dục đào tạo và chính sách cấp visa. Sau ngày 11/09, người Mỹ trở nên lo ngại hơn. Như một người quan sát phát biểu, “Khi các hoạt động cảnh giác rộng khắp hiển nhiên là cần thiết, mẻ lưới rộng lớn này đã bắt mọi người, không chừa một ai kể cả họ không nguy hiểm gì cả.” (65) Việc làm nản lòng quá đáng đó đối với những người nước ngoài muốn đến Hoa Kỳ để có thể đóng góp quý giá cho hiểu biết quốc tế, sẽ phá hỏng các nỗ lực của sức mạnh mềm Hoa Kỳ.

Ngoại giao công chúng cần chính phủ Mỹ hỗ trợ nhiều hơn nữa. Một nhóm công tác chuyên biệt về ngoại giao công chúng thuộc Hội đồng Đối ngoại đã thúc đẩy thành lập một Cơ cấu Điều phối về Đối ngoại công chúng thuộc Tòa Bạch Ốc và được lãnh đạo bởi một nhân vật do Tổng thống chỉ định. Ngoài ra, các cơ quan mới này sẽ phải đảm nhận việc vận động khu vực tư nhân cùng tham gia. Có thể công việc này sẽ hoàn tất thông qua việc thiết lập một Tổng cục Ngoại giao Công chúng để trông coi các nỗ lực thuộc thành phần tư nhân.(66)  Một chiến lược thành công cần tập trung không chỉ vào phát sóng các thông điệp của Mỹ mà còn phải nhận được các thông tin hai chiều liên quan nhiều hơn đến các giới ngoài chính phủ trong xã hội.

Tuy nhiên, quan trọng hơn hết, người Mỹ cần phải biết đến các khác biệt về văn hóa nhiều hơn nữa. Để hiệu quả hơn, chúng ta cần giảm các cách nhìn thiển cận và cần nhạy cảm hơn với các nhận xét của cộng đồng các nước ngoài. Những bình luận của Tổng thống Bush tại cuộc họp báo vào 11/10/2001 đã chỉ ra bản chất vấn đề chúng ta đang mắc phải: ”Tôi ngỡ ngàng vì đã có một sự hiểu lầm về việc đất nước chúng ta đã làm sao để mà bị oán hận như vậy… Giống như bao người Mỹ khác, tôi không thể nào hiểu nổi. Bởi tôi luôn tin là chúng ta lương thiện, và hiện nay chúng ta phải làm việc nhiều hơn để giải quyết trường hợp này.” Mà bước đầu tiên để giải quyết trường hợp này là sự thấu hiểu sâu rộng hơn cách nhìn nhận của người ngoài đối với các chính sách của chúng ta và các lăng kính văn hóa đã ảnh hưởng đến việc họ nhận các thông điệp của chúng ta.

Truyền thông Hoa Kỳ bao phủ những khu vực khác của thế giới đã giảm xuống đáng kể từ sau Chiến tranh lạnh. Việc giảng dạy các thứ tiếng nước ngoài cũng dậm chân tại chỗ. Khi chúng ta bất bình với chính sách của Pháp trước sự kiện Iraq, các Nghị sĩ của chúng ta đã đổi tên món “French fries” thành món “freedom fries.” Có ít học giả tham gia các khóa đàm luận thỉnh giảng Fulbright. Một nhà sử học đã phát biểu: “Những nhà sử học Hoa Kỳ như chúng ta, lệch quá xa so với thời kỳ trước đây-khi mà chúng ta hăng hái tìm kiếm vươn ra ngoài thế giới thế giới, vươn ra ngoài nền học thuật và đất nước Hoa Kỳ-khi mà chúng ta có thể giao tiếp với công chúng thế giới về các vấn đề quốc nội và quốc tế; những vấn đề ấy đang ảnh hưởng thiết thân đến chúng ta.” (67) Để hoạt động hiệu quả hơn nữa trong công việc ngoại giao công chúng trong thời đại thông tin toàn cầu, chúng ta cần thay đổi thái độ kể cả trong nước và ngoài nước. Nói một cách thẳng thắn, để truyền đạt có hiệu năng hơn, người Mỹ phải biết lắng nghe. Vận dụng sức mạnh mềm cần ít đơn phương đơn lẻ hơn thực thi sức mạnh cứng, và chúng ta vẫn phải học mãi bài học này.

                                                    Lê Vĩnh Trương (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông) dịch

(62) Stephen Johnson and Helle Dale,”Cách thức tái khởi động ngoại giao công chúng của Hoa Kỳ

(63) Newton Minow, “Lời thì thầm Hoa Kỳ”, Báo cáo quốc hội 147, số 43 (17/04/2002)

(64) NAFSA: Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế, Quan tâm của Hoa Kỳ: thu hút du học sinh nước ngoài, báo cáo báo cáo của Ban công tác chiến lược về tiếp cận quốc tế, có thể xem tại:
http://nafsa.org/content/publicpolic/stf/inamericainterestwelcomingInternationalstudents.pdf, trg 8

(65) Victor Johnson, Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế, dẫn trong bài của Diana Jean Schemo, “Hệ thống tìm kiếm điện tử quản trị du học sinh nước ngoài”, New York Times, 17/02/2003, trg Aii

(66) Hội đồng Đối ngoại, “Chính sách ngoại giao công chúng:Chiến lược cải cách”, báo cáo của Ban nghiên cứu độc lập về ngoại giao công chúng, do Hội đồng Đối ngoại tài trợ (New York: Hội đồng Đối ngoại, tháng 09/2002) có thể xem tại http://cfr.org/pubs/tas-force_final2-19.pdf.

(67) Richard Pells, “Các nhà sử học Hoa Kỳ phải nỗ lực bước ra khỏi đất nước”, Tạp chí Cao Học, 20/06/2003, trg B9

Bảng 4.1 các số liệu chi tiêu cho ngoại giao công chúng từ các báo cáo của BNG Hoa Kỳ: “Vắn tắt ngân sách năm tài chính 2004” và “Quốc tế vụ- Đề nghị ngân sách năm tài chính 2004 (Function 150)” (http://www.state.gov/m/rm/).

Pháp và Nhật: Magaret Wyszomirski, Chreistopher Burgess, và Catherine Peila,”Quan hệ văn hóa quốc tế; đối chiếu đa quốc gia” (http://www.culturalpolicy.org/issuepages/arts&minds.cfm).

Anh Quốc: Wyszomirski (trích dẫn) và BBC World Service Báo cáo và các số liệu tài chính thường niên 2002-2003.” Đức: Viện Goeth, “Về chúng tôi” (http://goeth-institut.de/uun/enindex.htm). Các số liệu chi tiêu quốc phòng từ Viện quốc tế Nghiên cứu Chiến lược, Cân bằng quân sự 202-2003 (London:Ban Tu thư Đại học Oxford, 2002) trg 243-244, 252-255, 299.

Tác giả

(Visited 3 times, 1 visits today)