Đau đầu xung đột giữa bác sỹ và bệnh nhân ở Trung quốc

Thành phố Thẩm Dương hiện chưa thể nào đáp ứng được dư luận từ công chúng đòi hỏi một đội ngũ bác sĩ có đạo đức nghề nghiệp và năng lực cao hơn. Thay vào đó, trước mắt điều mà 27 bệnh viện của thành phố này cần ngay lập tức, như thành phố lãnh đạo đã ra nghị quyết hồi tháng 7, là các sĩ quan cảnh sát. Không chỉ ở lối ra vào, ma cũng như ở các trụ sở chính. Khẩu hiệu: kiềm chế sự tức giận ở bệnh nhân để tránh việc người thân của họ tấn công vào bác sỹ.

Người ta thậm chí còn đưa ra quyết định rằng không chỉ bố trí cảnh sát ở các cổng ra vào mà còn giao phó cho một số sỹ quan quyền hành chính như một phó giám đốc bệnh viện. Mục tiêu là làm sao ngăn chặn không để những bệnh nhân tức giận và người thân của họ tấn công các bác sĩ.

Nhưng quyết định này nhanh chóng bị bác bỏ bởi các chuyên gia y tế Trung Quốc, những người cho rằng cảnh sát là công chức nhà nước chứ không phải là các vệ sĩ riêng của bác sĩ.

Nhưng những viên chức ở vùng trung tâm công nghiệp phía Đông Bắc với gần tám triệu dân này có lý của họ. Bệnh viện Trung Quốc là nơi làm việc nguy hiểm. Năm 2006 là năm gần đây nhất Bộ Y tế công bố số liệu thống kê về các vụ bạo lực ở bệnh viện, trong đó các bệnh nhân hoặc người thân của họ đã tấn công làm bị thương hơn 5,500 nhân viên y tế.

“Tôi nghĩ cơ quan cảnh sát nên có một cơ quan thường trực ở đây”, một bác sĩ giải phẫu thần kinh ở bệnh viện Shengjing nói. “Tôi luôn cảm thấy mình đang bị đe dọa”.
Riêng trong tháng 6, con trai của một bệnh nhân tử vong vì căn bệnh ung thư gan đã đâm chết một bác sĩ ở tỉnh Sơn Đông. Ở tỉnh Sơn Tây, ba bác sĩ bị bỏng nặng khi một bệnh nhân đốt văn phòng bệnh viện. Một trường hợp khác là một bác sĩ nhi khoa ở tỉnh Phúc Kiến cũng bị thương sau khi nhảy qua cửa sổ tầng năm để thoát khỏi cơn thịnh nộ từnhững người thân của đứa bé mới sinh bị chết mà anh ta là người chăm sóc.

Trong năm qua, các gia đình có người thân qua đời buộc các bác sỹ phải mặc đồ tang để chuộc lỗi chăm sóc không chu đáo, và tổ chức những cuộc tụ tập phản ở các lối vào của bệnh viện. Bốn năm trước, có 2,000 người gây rối loạn ở bệnh viện sau khi có tin một bé trai 3 tuổi bị chết sau khi bệnh viện từ chối chữa trị vì ông của nó không thể trả trước 82 USD viện phí.

Những vụ việc trên theo giác độ nào đó có thể được coi là tình trạng chung ở Trung Quốc nơi mà nhiều bất ổn trong xã hội đang gia tăng.

Các bác sĩ và y tá cho biết mối quan hệ căng thẳng giữa họ và họ hàng của bệnh nhân là do các gia đình nghèo mong đợi quá nhiều vào phép màu y học, sau khi phải đưa bệnh nhân đến từ những địa phương xa xôi và dồn tất cả tiền tiết kiệm của gia đình cho viện phí.

Nhưng tình trạng bạo lực cũng phản ánh những bất mãn sâu rộng hơn trong hệ thống chăm sóc y tế công ở Trung Quốc. Mặc dù chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đã từng bao cấp để người dân được hưởng dịch vụ y tế cơ bản với giá thấp, nhưng đã ngừng việc này từ năm 1990, khiến các bệnh viện chủ yếu là tự phải nuôi sống mình trong nền kinh tế thị trường.

Năm 2000, tổ chức Y tế thế giới đã xếp hệ thống Y tế của Trung Quốc vào một trong số bất bình đẳng nhất trên Thế giới, đứng thứ 188 trong 191 quốc gia. Khoảng gần 2 trong số 5 người bị bệnh mà không được chữa trị và chỉ có 1 người trong 10 người là có bảo hiểm y tế.

Trong bảy năm qua, nhà nước can thiệp và đã có những kết quả nổi bật. Các chuyên gia y tế cho rằng Trung Quốc đã giảm thiểu nếu không nói là đã xoá bỏ khoảng cách trong mức chi tiêu cho y tế cộng đồng so với các quốc gia đang phát triển có mức thu nhập đầu người tương tự, đổ hàng chục tỉ đôla vào kế hoạch bảo hiểm của chính phủ và xây dựng các bệnh viên.

Ngân hàng Thế giới ước tính hiện nay có hơn 3/4 người dân Trung Quốc là có bảo hiểm y tế, tuy nhiên thường là chỉ ở mức bảo hiểm cơ bản. Và ngày càng có nhiều người được  được chăm sóc: Ngân hàng Thế giới cho biết trong 5 năm gần đây, số người được nhập viện đã tăng gấp đôi.

“Đây là mức tăng đáng kể” Jack Langenbrunner, điều phối viên Phát triển Con người tại văn phòng tại Bắc Kinh của Ngân hàng Thế giới cho biết: ” Chúng tôi chưa từng gặp điều tương tự ở bất cứ một quốc gia nào trước đây “.

Tuy vậy phần lớn chất lượng chăm sóc y tế ở Trung Quốc vẫn còn thấp, theo tổ chức Hiệp hội Hợp tác và Phát triển Kinh tế thì gần nửa số bác sỹ của quốc gia chỉ có băng tốt nghiệp trung học, nhiều thầy lang ở vùng thôn quê cũng không được đào tạo qua trường trung học phổ thông.

Những dịch vụ y tế cơ bản ở Trung Quốc quá hiếm hoi khiến bệnh nhân ở các thành phố luôn phải tìm đến những bệnh viện công ngay cả với những vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng, bất chấp viện phí của những nơi này có tiếng là đắt đỏ. Một khảo sát ước tính rằng khoảng 1/5 các bệnh nhân tới bệnh viên là để điều trị cảm cúm. Các chuyên gia y tế Trung quốc đã ước tính ba phần tư bệnh nhân nhập viện một cách không cần thiết. 

Một khi đã nhập viện, các bệnh nhân sẽ gặp nguy cơ bị phẫu thuật một cách không cần thiết: ví dụ, khoảng ½ trẻ sơ sinh Trung Quốc ra đời bằng mổ đẻ, một tỷ cao gấp ba lần mức khuyến nghị của các chuyên gia y tế.

Tình hình hiện nay cũng khiến bệnh nhân dễ nhận phải những đơn thuốc không mấy hữu dụng. Bán thuốc là nguồn doanh thu lớn thứ hai của bệnh viện, và có những động cơ riêng  khiến các bác sỹ kê đơn quá tay, thu nhập của bác sỹ được ăn theo giá trị của đơn thuốc hoặc chi phí xét nghiệm đắt đỏ. Các bác sỹ và chuyên gia y tế cho rằng một số công ty dược phẩm vẫn thường hối lộ để tác động tới việc kê đơn của các bác sỹ.

Một bài báo hồi tháng 11 trên tờ Quảng Châu Nhật Báo, miền Đông Nam Trung Quốc, đưa ra một dẫn chứng điển hình cho hiện tượng điều trị quá mức cần thiết như sau: Một bệnh nhân phải trả 95 đô la cho việc kiểm tra sức khoẻ, bị tiêm vài lần, và được kê một tá các loại thuốc khác nhau, trong đó bao gồm cả thuốc chữa gan. Tất cả chỉ để điều trị một cơn cảm lạnh.

Trong một thập kỷ, bộ Y tế đã 23 lần yêu cầu các bệnh viện giảm giá một số loại thuốc cụ thể, nhưng Ngân hàng Thế giới cho biết các bệnh viện đã đáp lại phần nào bằng cách đặt hàng những loại thuốc tương tự nhưng có giá cao hơn.

Một số chuyên gia lo ngại rằng giải pháp được đưa ra gần đây về tiền bảo hiểm của Chính phủ sẽ thúc đẩy gia tăng, thay vì giảm đi rủi ro tài chính khi lâm bệnh của đa số người Trung Quốc. Thật vậy, một nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ trọng chi tiêu của hộ gia đình dành cho việc chăm sóc y tế chỉ giảm đi rất ít, từ mức 8,7% năm 2003, xuống còn 8,2% năm 2008.
 
“Người bệnh không được thực sự bảo vệ tốt hơn nhờ việc đóng bảo hiểm”, nhận xét từ Langenbruner. “Điều này quả là đáng sợ”.
Các bác sỹ dường như cũng bất mãn không kém so với các bệnh nhân. Họ than phiền rằng bị trả lương thấp, bị đánh giá thấp và không được tin tưởng. Theo kết luận của cuộc điều tra từ Đại học Bắc kinh tháng 10 thì một phần tư các bác sỹ bị trầm cảm chỉ dưới 2 phần 3 trong số họ cho rằng mình được bệnh nhân tôn trọng. 

Vào tháng 6, hơn 100  bác sỹ và y tá ở tỉnh Fujian đã biểu tình khi bệnh viện trả 31,000 USD cho gia đình một bệnh nhân qua đời sau khi điều trị. Các bác sỹ rất bất bình với việc bị người thân của bệnh nhân bắt làm con tin sau khi bệnh nhân mất, sau đó ném chai lọ làm bị thương 5 nhân viên.

Cũng như ở một vài thành phố khác, tỉnh Quảng Châu cũng đang tìm cách phòng ngừa xung đột, bao gồm việc thiết lập trung tâm hoà giải trong bệnh viện. Tuy vậy, theo một báo cáo của thành phố trong năm ngoái thì có tới 152 cuộc xung đột nghiêm trọng giữa những bệnh nhân và bác sỹ.

Ở bệnh viên số 5, những ký ức về vụ tấn công hồi tháng Giêng vẫn còn nóng hổi. Sauk hi một bác sỹ khuyên bệnh nhân sang điều trị cơn sốt ở một trạm xá, điều vẫn thường thấy ở Trung Quốc, họ hàng của bệnh nhân đã nổi giận đánh vị bác sỹ và vài y tá bằng gậy gộc và cán chổi. 

Bây giờ một biểu ngữ được căng trên khắp sảnh chính của bệnh viện, kêu gọi “Tất cả mọi người đều tham gia thực hiện tuân thủ theo pháp luật và trật tự”

(Sharon LaFraniere, New York Times)

 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)