Đời sống đô thị ảnh hưởng tới não người

Bằng cách chụp ảnh các vùng chức năng của não, các nhà nghiên cứu  ở Đức đã chứng minh rằng một số cấu trúc cụ thể ở não người sống ở đô thị và nông thôn phản ứng khác nhau trước những căng thẳng mang tính xã hội, yếu tổ cơ bản dẫn tới những rối loạn tâm thần.

Từ vài thập kỷ trước, các chuyên gia bệnh dịch học đã chứng minh rằng những người lớn lên ở các đô thị dễ bị rối loạn tâm thần hơn những người lớn lên ở nông thôn. Nhưng các chuyên gia thần kinh vẫn lảng tránh nghiên cứu về mối quan hệ nói trên, cho rằng những rối loạn do môi trường xã hội là thuộc về lĩnh vực của các nhà khoa học xã hội. Nhưng một bài công bố khoa học trên số ra gần đây của tạp chí Nature đã vượt qua ranh giới nghiên cứu mặc định này.

Bằng cách chụp ảnh các vùng chức năng của não, nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Andreas Meyer-Lindenberg của Viện Trung tâm Sức khỏe Tâm thần, thuộc Đại học Heidelberg ở Mannheim, Đức, đã chứng minh rằng một số cấu trúc cụ thể ở não người sống ở đô thị và nông thôn phản ứng khác nhau trước những sự căng thẳng mang tính xã hội. Sự căng thẳng là yếu tổ cơ bản dẫn tới những rối loạn tâm thần, ví dụ như bệnh tâm thần phân liệt.

Nghiên cứu mới là bước đi đầu tiên hướng tới xác định rõ đời sống đô thị ảnh hưởng tới tâm sinh học của não theo cách như thế nào, tạo tác động tiềm tàng tới xã hội ra sao – cứ trong một trăm người thì có một người chịu những tác động của  bị bệnh tâm thần phân liệt. Nghiên cứu mới cũng có thể mở ra cánh cửa hợp tác tốt hơn giữa các chuyên gia thần kinh và các nhà khoa học xã hội. “Từ lâu đã có sự bất đồng giữa hai phía, cụ thể là trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh tâm thần”, nhật xét từ nhà xã hội học Craig Morgan của Viện Tâm thần học tại London. “Nhưng loại nghiên cứu này có thể chứng tỏ cho 2 phía rằng họ cơ sở để cùng học hỏi lẫn nhau”.

Meyer-Lindenberg nghiên cứu về các cơ chế gây rủi ro lâm bệnh tâm thần phân liệt, và trước đây tập trung vào vai trò của gene. Nhưng dù đã có khoảng một tá gene được cho là liên quan tới rối loạn tâm thần này, “khả năng tác động mạnh nhất của những gene này cũng chỉ là tăng 20% rủi ro”, ông nói. Trong khi bệnh tâm thần phân liệt ở những người sinh ra và lớn lên ở đô thị phổ biến gấp 2 lần so với ở nông thôn, và đô thị càng lớn thì nguy cơ lại càng cao.

Vì vậy Meyer-Lindenberg đã quyết định nghiên cứu bằng cách nào đời sống đô thị có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn tâm thần. Nhóm nghiên cứu đã chụp não của 32 sinh viên tình nguyện trong khi họ làm những bài kiểm tra số học. Trong khi họ làm bài, các sinh viên nhận được những lời nhắc nhở tiêu cực qua tai nghe. “Chúng tôi nói với các cá nhân rằng họ bài làm của họ đang ở dưới mức trung bình, và thúc giục họ phải khẩn trương hơn, khiến họ cảm thấy như đang thi rớt”, ông giải thích.

“Sự căng thẳng mang tính xã hội” này kích hoạt nhiều khu vực của bộ não, trong đó có 2 khu vực là liên quan mật thiết với những người sống ở đô thị. Hạch hạnh nhân, một cơ quan tạo ra tình cảm, chỉ được kích hoạt ở những người đang sống tại đô thị. Vỏ não vành đai, nơi vận hành hạch hạnh nhân và tạo ra những tình cảm tiêu cực, phản ứng mạnh mẽ hơn ở những người lớn lên từ thành phố, so với những người lớn lên ở thị trấn nhỏ hoặc khu vực nông thôn.

Những thí nghiệm ban đầu đã chỉ ra những mối quan hệ rõ ràng, tới mức Meyer-Lindenberg không nghĩ mọi người sẽ tin vào chung. Vì vậy ông tiến hành những thí nghiệm tương tự ở 23 đối tượng khác, lần này bổ sung cả những tương tác thị giác, cho phép người tham gia thí nghiệm thấy những nét nghiêm nghị của của người khảo thí. Kết quả thí nghiệm sau cho thấy mối quy luật rõ ràng tương tự thí nghiệm trước đó.

Giờ thì ông lên kế hoạch sẽ lặp lại thí nghiệm nghiên cứu trên một diện đối tượng thí điểm rộng hơn, nơi những khác biệt giữa nông thôn và thành thị sẽ sâu sắc hơn là giữa các sinh viên với nhau. Ông cũng lên kế hoạch sẽ nghiên cứu những yếu tố gây nguy cơ khác mà các nhà khoa học xã hội đã chỉ ra – ví dụ như tình trạng đang là người nhập cư – ảnh hưởng thế nào tới sự tạo ra cảm giác căng thẳng. “Chúng tôi sẽ dùng những công cụ của các nhà khoa học xã hội để lượng hóa những yếu tố, chẳng hạn như nhận thức bị phân biệt đối xử, hay cảm giác được xã hội hỗ trợ”, ông nói.

Nhưng khó khăn là làm sao thuyết phục được các nhà khoa học xã hội tham gia vào dự án. Sự xa cách giữa hai lĩnh vực là điều phổ biến, nhận xét từ Ernst Fehr, một nhà kinh tế của Đại học Zurich, Thụy Sĩ, và là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế thần kinh học, là lĩnh vực nghiên cứu các cơ sở thần kinh cơ bản đằng sau các quyết định kinh tế. “Nhưng các vấn đề xã hội tự thân đã gây ra các ảnh hưởng thần kinh, và những ảnh hưởng này, ngược lại, càng làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội,” ông nói.

Các ngành khoa học xã hội sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi liên kết với các ngành khoa học y sinh, Morgan nói. “Các nhà khoa học xã hội và các nhà bệnh dịch học có thể cùng xác lập ra những quy luật trên lý thuyết nghe có vẻ hợp lý – ví dụ như luận điểm cho rằng người nhập cư dễ bị yếu về tâm thần hơn người thường, do bị cô lập xã hội – nhưng những luận điểm này chỉ được chứng thực khi các nhà thần kinh học chỉ ra được một cơ chế sinh học chắc chắn.

Để phục vụ những cuộc điều tra trong tương lai, Meyer-Lindenberg dự kiến sẽ tìm gặp các nhà quy hoạch đô thị để giúp ông tách lập ra được ảnh hưởng từ những yếu tố như không gian cây xanh và mật độ dân cư, tác động thế nào về mặt thần kinh tới đới sống ở đô thị. Hans Wirz, chuyên viên văn phòng quy hoạch đô thị ở Basel, Thụy Sĩ, khẳng định rằng người ta đã phải mất vài thập kỷ để kết nối các tri thức về những ảnh hưởng y sinh của không gian đô thị tới công việc chức trách mà ông đang làm. “Thế nhưng khi bàn về sức khỏe tinh thần, chúng ta vẫn hầu như chưa có một hiểu biết gì.”

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)