Hơn 2.300 tỷ đồng cho chuyển giao KH&CN về nông thôn và miền núi

Từ năm 1998 đến nay, khoảng 2.356 tỷ đồng đã được đầu tư cho Chương trình chuyển giao KH&CN về nông thôn và miền núi, trong đó 1.012 tỷ đồng là từ ngân sách trung ương và số còn lại được huy động từ người dân, doanh nghiệp và ngân sách địa phươn - TS Bùi Mạnh Hải, Nguyên Phó trưởng ban Thông tin thuộc Ban chỉ đạo Chương trình Nông thôn miền núi cho biết tại tọa đàm Tiếp tục đổi mới cơ chế chuyển giao tiến bộ KH&CN về nông thôn, miền núi.

Tọa đàm do Bộ KH&CN phối hợp với Báo Nhân Dân tổ chức sáng 7/11 tại Hà Nội để nghe lãnh đạo các địa phương chia sẻ kinh nghiệm tiếp nhận dự án chuyển giao KH&CN từ góc độ lựa chọn công nghệ và đơn vị chuyển giao, kinh nghiệm huy động các nguồn lực tham gia dự án, và nghe một số đơn vị nghiên cứu khoa học chia sẻ kinh nghiệm phối hợp với địa phương trong chuyển giao KH&CN.

Từ năm 1998, các chương trình chuyển giao KH&CN đã được Chính phủ phê duyệt nhằm giúp địa phương làm chủ công nghệ, tđó có thchuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp, phát triển cây công nghiệp và cây dược liệu, tăng năng suất và chất lượng nuôi trồng thủy sản…

Theo đánh giá của TS Bùi Mạnh Hải, nếu trước năm 1998, công nghệ chuyển giao thường đơn giản, chỉ dừng ở chuyển giao giống cây, con để giúp địa phương xóa đói giảm nghèo và tự túc được lương thực thì từ sau năm 1998, công nghệ chuyển giao đã hướng sang phổ cập các loại giống mới cho năng suất và chất lượng cao, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu, xây dựng cơ sở vật chất cho công tác nhân giống cây trồng sạch bệnh cho các địa phương, công nghệ chế biến bảo quản cũng được ưu tiên phát triển.

TS Hải đặc biệt nhấn mạnh, nếu trước 1998, kinh phí thực hiện các dự án chuyển giao KH&CN về nông thôn và miền núi phần lớn được cấp từ ngân sách nhà nước, kinh phí đối ứng chủ yếu là từ công lao động của các hộ dân tham gia dự án, thì từ sau 1998, các dự án có vốn đối ứng của địa phương của địa phương, hộ nông dân và doanh nghiệp tăng rõ rệt, trong đó có những dự án vốn doanh nghiệp chiếm đến 80-90%, nguồn vốn cũng đa dạng hơn – từ vốn tự có, vốn vay ngân hàng đến vật tư, đất đai, công lao động...

TS Hải cho biết, 15 năm qua, hàng nghìn lượt cán bộ khoa học từ gần 100 tổ chức nghiên cứu đã được huy động về phục vụ tại địa phương, giúp đào tạo hơn 5.000 kỹ thuật viên tại chỗ và tập huấn cho hơn 100 nghìn lượt nông dân. Đã có 1.870 mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được xây dựng.

Tại buổi tọa đàm, lãnh đạo nhiều địa phương đều đánh giá việc chuyển giao KH&CN đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của địa phương, góp phần rõ rệt vào phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời bày tỏ mong muốn các chương trình chuyển giao KH&CN không nên dừng lại vào năm 2015 mà tiếp tục được kéo dài thêm nữa.

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)