Nạn phá rừng Amazon đã giảm ở Brazil

Tính tới năm 2008, hơn 17% diện tích rừng Amazon đã bị phá để lấy đất trồng nông nghiệp và phục vụ phát triển. Nhưng tại Brazil, tốc độ phá rừng đã giảm đáng kể trong những năm gần đây (từ năm 2004 tới 2009, tốc độ phá rừng đã giảm gần 75%), kết quả của nhiều chính sách phù hợp có thể được coi là mô hình để học tập cho các quốc gia khác.

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra vài nguyên nhân chính gây ra nạn phá rừng trên toàn Thế giới, theo báo cáo từ Ruth S. DeFries, nhà địa lý học tại Đại học Columbia, ngày 9 tháng 8, trong cuộc Họp các nước Châu Mỹ. Trong thời kỳ từ 2000 tới 2005, hai nguyên nhân chính là tình trạng gia tăng dân số tại các đô thị và sự mở rộng canh tác nông nghiệp quy mô lớn. Điều nghịch lý là, bà lưu ý, tình hình tăng dân số ở các vùng nông thôn và miền núi, nơi có phần lớn rừng trên Thế giới, là tương đối ổn định và ít góp phần gây ra nạn phá rừng. 

Tuy nạn phá rừng xảy ra ở nhiều khu vực, đa số các khu rừng lớn trên Thế giới hiện nay vẫn được duy trì, DeFries nhận định. Và điều may mắn là, bà nói, một nửa diện tích rừng nguyên sinh hiện đang ở những quốc gia như Peru, Suriname, hay CHDC Congo, nơi sức ép canh tác nông nghiệp là tương đối thấp.

Các chính sách tương tự như những chính sách được thi hành ở Brazil trong các năm gần đây có thể giúp bảo tồn những cánh rừng này, DeFries khuyến nghị. Bên cạnh việc thắt chặt thi hành những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ rừng trong nước, Brazil cũng đã giảm lượng vốn cho vay tới các chủ sản xuất nông nghiệp lớn, qua đó giảm động cơ gia tăng diện tích canh tác. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của công chúng về nạn phá rừng cũng được chú trọng. Kết quả là: diện tích đất rừng bị mất giảm từ mức 28.000 km2 xuống còn 7.500 km2 trong năm 2009, tức là giảm được gần 74%.

Mục tiêu tham vọng của Brazil là giảm tốc độ phá rừng trong năm 2015 xuống 80% so với mức năm 2005, DeFries cho biết.

Việc giảm nạn phá rừng là tin thực sự đáng mừng, nhận định từ Paulo Artaxo, giáo sư vật lý môi trường tại Đại học Sao Paulo. “Với tốc độ phá rừng như trước đây, tới 40% diện tích rừng Amazon sẽ mất đi vào năm 2050”.

(Sid Perkins, Science News)

 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)