Những chân dung song hành
Vừa qua NXB Thanh niên có phát hành cuốn sách của Nguyễn Huy Thắng viết về một số chân dung bè bạn của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Dưới đây là lời nói đầu cuốn sách của tác giả.
Không biết ở các nhà văn lớn khác thì thế nào, riêng với cha tôi- nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, có một điều ai nấy đều nhận thấy là ông rất nhiều bạn. Thân thiết đến đâu thì còn tùy cách nhìn nhận của mỗi người, những chữ “bạn” ở đây, tôi dám nói, được hiểu theo nghĩa cao cả của ngôn từ. Những người bạn thuộc các giới khác nhau – nhà văn như Nguyên Hồng, nhạc sĩ như Văn Cao, họa sĩ như Dương Bích Liên… Những người bạn thuộc các lứa tuổi khác nhau- cùng trang lứa như ông Nguyễn Hữu Đang, hơn tuổi như cụ Ngô Tất Tố, kém tuổi như nhà văn quân đội Siêu Hải… Những người bạn thuộc các tính cách khác nhau – “đức độ” như Nam Cao, “khiêm tốn” như Nguyễn Xuân Khoát, “nóng nảy” như Nguyễn Sáng (những chữ trong ngoặc chính là của cha tôi trong nhật ký khi nói về những người bạn này của ông)… Với tất cả, ông đều có tiếng nói chung là sự tôn trọng, tin yêu, đùm bọc. Ngược lại, tất cả cũng đến với ông bằng sự tin cậy ở tài năng và nhân cách.
Cuốn sách này không nhằm dựng chân dung riêng về những tên tuổi kể trên, điều mà nhiều tác giả đã, đang và sẽ làm, hứa hẹn nhiều tìm tòi, phát hiện. Do có quá trình tìm hiểu khá cặn kẽ về cha mình, người từng có nhiều mối quan hệ đặc biệt trong suốt cuộc đời hoạt động văn học và cách mạng của ông, chúng tôi chỉ mong sao thông qua những mối quan hệ đó, tái hiện được những chân dung kép, hay “chân dung song hành” giữa ông với người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Trong một số trường hợp, đó có thể là những chân dung đồng điệu, có cùng cung bậc. Nhưng cũng có khi, ở họ lại tạo thành sự đối âm trong một phức điệu lạ tai. Đó có thể là cảm nhận chủ quan của người viết, nhưng luôn luôn trong sự ý thức về tính chân thực khách quan học được từ cha mình. Tất cả là nhằm trả lời cho câu hỏi, có thể cũng đang là mối quan tâm chung của nhiều bạn đọc: Cái thời xưa chưa xa ấy, người ta sống với nhau như thế nào? Hay, cụ thể hơn, người ta đối xử với nhau như thế nào?
Trong số các gương mặt được giới thiệu trong tập sách này, có sự hiện diện không thể thiếu của ba người thân có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc đời cha tôi, thời kỳ ông tìm đường đến với văn học. Đó là thân mẫu ông, bà nội của chúng tôi, cụ Đỗ Thị Điều mà ông luôn tâm niệm mình là Điều tử; đó là nhà ngoại giao Lưu Văn Lợi, người bạn thân thiết nhất của ông suốt từ thời đèn sách cho đến khi tham gia cách mạng, kháng chiến rồi về lại hòa bình; đó là nhà học giả Vũ Tuân Sán, người bạn sớm thành đạt luôn là tấm gương kích thích ông phấn đấu. Cũng có trường hợp, mối quan hệ trực tiếp giữa đôi bên là không nhiều như với nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh, hoặc không hề, như với nhà phê bình văn học Phong Lê. Tuy nhiên, bạn đọc có thể tìm thấy qua những câu chuyện về họ mà người biên soạn cuốn sách này đã có may mắn được dự phần, một mối liên hệ gián tiếp nhưng vẫn rất gần gũi với cuộc đời và sự nghiệp của cha tôi.
Ngược lại, có những tên tuổi từng gắn bó mật thiết với ông trong suốt thời gian dài, đã không có sự hiện diện trong tập sách này. Lý do trước hết thuộc về người biên soạn. Có khi là do thiếu tư liệu, có khi là do người viết tự lượng thấy chưa đủ khả năng…
Cuối cùng, xin được nói đôi điều về tên cuốn sách. Có thể bạn đã nhận thấy, nó được phỏng theo tên một cuốn sách nổi tiếng thời cổ đại (Những cuộc đời song hành). Ở đây, chúng tôi không có tham vọng viết về cuộc đời của bất cứ ai, kể cả cha mình. Ngay với chữ “chân dung”, chúng tôi e rằng cũng đã là quá lạm dụng. Thực chất đây chỉ là những nét phác họa về người này người kia, luôn luôn trong sự quy chiếu với người cha mà người biên soạn chủ yếu chỉ được biết qua tác phẩm, và nhiều hơn, qua nhật ký. Vậy nên, nếu như trong lúc viết, chúng tôi có viện đến nhật ký của cha mình, âu cũng là điều dễ hiểu. Rất mong được sự cảm thông của bạn đọc. Hi vọng sau này, khi có điều kiện tái bản, cuốn sách sẽ có được sự bổ sung và chỉnh lý cần thiết/
Cuốn sách này không nhằm dựng chân dung riêng về những tên tuổi kể trên, điều mà nhiều tác giả đã, đang và sẽ làm, hứa hẹn nhiều tìm tòi, phát hiện. Do có quá trình tìm hiểu khá cặn kẽ về cha mình, người từng có nhiều mối quan hệ đặc biệt trong suốt cuộc đời hoạt động văn học và cách mạng của ông, chúng tôi chỉ mong sao thông qua những mối quan hệ đó, tái hiện được những chân dung kép, hay “chân dung song hành” giữa ông với người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Trong một số trường hợp, đó có thể là những chân dung đồng điệu, có cùng cung bậc. Nhưng cũng có khi, ở họ lại tạo thành sự đối âm trong một phức điệu lạ tai. Đó có thể là cảm nhận chủ quan của người viết, nhưng luôn luôn trong sự ý thức về tính chân thực khách quan học được từ cha mình. Tất cả là nhằm trả lời cho câu hỏi, có thể cũng đang là mối quan tâm chung của nhiều bạn đọc: Cái thời xưa chưa xa ấy, người ta sống với nhau như thế nào? Hay, cụ thể hơn, người ta đối xử với nhau như thế nào?
Trong số các gương mặt được giới thiệu trong tập sách này, có sự hiện diện không thể thiếu của ba người thân có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc đời cha tôi, thời kỳ ông tìm đường đến với văn học. Đó là thân mẫu ông, bà nội của chúng tôi, cụ Đỗ Thị Điều mà ông luôn tâm niệm mình là Điều tử; đó là nhà ngoại giao Lưu Văn Lợi, người bạn thân thiết nhất của ông suốt từ thời đèn sách cho đến khi tham gia cách mạng, kháng chiến rồi về lại hòa bình; đó là nhà học giả Vũ Tuân Sán, người bạn sớm thành đạt luôn là tấm gương kích thích ông phấn đấu. Cũng có trường hợp, mối quan hệ trực tiếp giữa đôi bên là không nhiều như với nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh, hoặc không hề, như với nhà phê bình văn học Phong Lê. Tuy nhiên, bạn đọc có thể tìm thấy qua những câu chuyện về họ mà người biên soạn cuốn sách này đã có may mắn được dự phần, một mối liên hệ gián tiếp nhưng vẫn rất gần gũi với cuộc đời và sự nghiệp của cha tôi.
Ngược lại, có những tên tuổi từng gắn bó mật thiết với ông trong suốt thời gian dài, đã không có sự hiện diện trong tập sách này. Lý do trước hết thuộc về người biên soạn. Có khi là do thiếu tư liệu, có khi là do người viết tự lượng thấy chưa đủ khả năng…
Cuối cùng, xin được nói đôi điều về tên cuốn sách. Có thể bạn đã nhận thấy, nó được phỏng theo tên một cuốn sách nổi tiếng thời cổ đại (Những cuộc đời song hành). Ở đây, chúng tôi không có tham vọng viết về cuộc đời của bất cứ ai, kể cả cha mình. Ngay với chữ “chân dung”, chúng tôi e rằng cũng đã là quá lạm dụng. Thực chất đây chỉ là những nét phác họa về người này người kia, luôn luôn trong sự quy chiếu với người cha mà người biên soạn chủ yếu chỉ được biết qua tác phẩm, và nhiều hơn, qua nhật ký. Vậy nên, nếu như trong lúc viết, chúng tôi có viện đến nhật ký của cha mình, âu cũng là điều dễ hiểu. Rất mong được sự cảm thông của bạn đọc. Hi vọng sau này, khi có điều kiện tái bản, cuốn sách sẽ có được sự bổ sung và chỉnh lý cần thiết/
Nguyễn Huy Thắng
(Visited 2 times, 1 visits today)