Phát hiện một loại vi khuẩn cực lớn có thể quan sát bằng mắt thường
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một loại vi khuẩn cực lớn có thể quan sát mà không cần sự trợ giúp của kính hiển vi.
Chúng sinh sống trong rừng ngập mặn Grande-Terre ở Caribe.
Sinh vật đơn bào này dài tới 2cm và có hình dạng giống như một sợi dây mảnh, theo mô tả của nhóm nghiên cứu được công bố trên cơ sở dữ liệu bioRxiv vào tháng 2/2022. Tất cả DNA của nó nằm bên trong một túi màng, không giống như hầu hết các vi khuẩn khác có vật chất di truyền trôi nổi bên trong tế bào. Nó cũng mang một túi lớn thứ hai chứa đầy nước, chiếm hơn 70% tổng thể tích của tế bào.
Trước đây giới khoa học cũng từng tìm thấy một loại vi khuẩn lớn, phân giải lưu huỳnh trong chi Thiomargarita mang cùng một loại túi chứa đầy nước. Dựa trên sự tương đồng này cộng với phân tích di truyền, các nhà nghiên cứu kết luận loài vi khuẩn khổng lồ mới phát hiện có thể thuộc cùng một chi. Nhóm nghiên cứu đặt tên cho nó là T.magnifica.
“Loài vi khuẩn khổng lồ T.magnifica có thể là một mắt xích còn thiếu trong quá trình tiến hóa của các tế bào phức tạp”, Kazuhiro Takemoto, nhà sinh vật học tại Viện Công nghệ Kyushu, cho biết.
Thuyết Xuân
(Visited 2 times, 1 visits today)