Rút ngắn thời hạn cấp giấy phép lao động cho chuyên gia KH&CN nước ngoài
Từ 1/10/2015, thời hạn cấp giấy phép lao động cho người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam được rút xuống còn ba ngày làm việc, thay vì 10 ngày như hiện nay.
Khoản 6 Điều 14 của Nghị định 87 quy định rõ, Khoản 6 Điều 14 của Nghị định 87, Bộ LĐ-TBXH có trách nhiệm triển khai cấp giấy phép lao động theo trình tự và thủ tục rút gọn cho người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.
Đối tượng áp dụng Thông tư 24 là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam (gọi chung là chuyên gia KH&CN); các cơ quan, tổ chức nơi chuyên gia KH&CN làm việc.Trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam nhập cảnh bằng hộ chiếu Việt Nam không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.
Cụ thể, về trình tự cấp giấy phép lao động, Thông tư mới quy định, trước thời hạn ít nhất 10 ngày làm việc (quy định hiện nay là 15 ngày – PV) kể từ ngày chuyên gia KH&CN dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam thì cơ quan, tổ chức phải nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động hoặc gửi qua đường bưu điện hay gửi thư điện tử qua website http://www.vieclamvietnam.gov.vn đến Cục Việc làm thuộc Bộ LĐ-TBXH.
Thời hạn để Cục Việc làm cấp giấy phép lao động cho chuyên gia KH&CN là trong 3 ngày làm việc (quy định hiện nay là 10 ngày – PV) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động. Trường hợp không cấp giấy phép lao động, Cục Việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bên cạnh đó, Thông tư này cũng quy định cụ thể về Giấy phép lao động; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động; Thời hạn của giấy phép lao động; Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động; Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động; Trình tự cấp lại giấy phép lao động; . Nhận giấy phép lao động được cấp, cấp lại.