“Sóng thần amiăng” ở châu Á?

Tiến sĩ Ken Takahashi, trưởng nhóm sức khỏe nghề nghiệp của WHO, cảnh báo Châu Á cần chuẩn bị đón nhận một “sóng thần amiăng” (asbetos tsunami) khi số ca tử vong liên quan tới amiăng có khả năng sẽ tăng cao ở châu lục này trong những thập kỷ tới.

Theo một nghiên cứu đăng trên Respirology, một tạp chí của hội Hô hấp học Châu Á Thái Bình Dương, Châu Á hiện chiếm 64% amiăng sử dụng trên toàn Thế giới, nhưng theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca tử vong liên quan chỉ chiếm 13%.

Thông thường sau thời gian từ 30 – 50 năm phơi nhiễm với amiăng, con người sẽ bị bụi phổi asbetosis, u trung biểu mô, hoặc một chứng ung thư liên quan.

Amiăng là một loại khoáng chất dùng để chống cháy trong vật liệu xây dựng, đôi khi được sử dụng cả cho xe hơi và tàu thủy. Ở Mỹ và Châu Âu, việc sử dụng vật liệu này đã bị cấm, và khi tiếp xúc các công nhân buộc phải đeo mặt nạ để không hít phải những sợi 1.000 lần mỏng hơn sợi tóc.

Ở Châu Á, amiăng được dùng cho nhiều chức năng, từ lợp mái nhà, làm xi măng, hoặc dùng trong các nhà máy điện.

Ấn Độ, Trung Quốc và một số quốc gia lớn khác ở Châu Á không có số liệu liên quan tới amiăng, vì vậy số lượng người chết vì amiăng trên giấy tờ là thấp hơn thực tế, nghiên cứu kết luận.

Một vài nước, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc, đã cấm sử dụng vật liệu này sau khi nhận thấy số ca tử vong liên quan gia tăng. 

Tiến sĩ Ken Takahashi, tác giả chính của nghiên cứu, đồng thời là trưởng nhóm sức khỏe nghề nghiệp của WHO, cảnh báo rằng các chính phủ Châu Á cần chuẩn bị đón nhận một đợt “sóng thần amiăng” (asbetos tsunami).

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)