Thuốc trừ sâu, mối họa làm thấp IQ ở trẻ

Các nghiên cứu tìm thấy tác hại của những hóa chất một thời được Mỹ cho phép sử dụng ở các sân vườn, và tới nay vẫn được dùng tại các trang trại.

Những trẻ trong thời gian người mẹ mang thai tiếp xúc với một lượng đáng kể thuốc trừ sâu có hại tới thần kinh thì tới thời gian đến trường sẽ có mức IQ thấp hơn so với những đứa trẻ khác. 3 nghiên cứu đã kiểm tra máu và nước tiểu của một số phụ nữ những hợp chất thể hiện sự phơi nhiễm với các thuốc trừ sâu phốt phát hữu cơ như chlorpyrifos, diazinon và malathion.

Những thuốc diệt côn trùng này, có thể xâm nhập vào nhau thai người, có tác hại hạn chế những hợp chất giúp tạo tín hiệu trong não. Tuy việc sử dụng thuốc trừ sâu trong sân vườn đã bị cấm ở Mỹ vào năm 2000, nhưng việc phun trên các cánh đồng tới nay vẫn hợp pháp.

Ba nghiên cứu trên đây bắt đầu từ cuối thập kỷ 1990 và tiếp tục theo dõi những đứa trẻ tới năm chúng lên 7 tuổi. Việc phơi nhiễm với thuốc trừ sâu trong thí nghiệm này xảy ra do việc đồng áng của hơn 300 gia đình thu nhập thấp người Mỹ gốc Mexico ở California, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu từ trường University of California, Berkeley, và các cộng sự của họ. Ở hai cộng đồng này với quy mô tương đương với dân cư thành phố New York, tình trạng phơi nhiễm nhiều khả năng là do phun thuốc diệt côn trùng, hoặc do ăn những thực phẩm có phun thuốc. Trong số các gia đình ở California, mức IQ trung bình của nhóm 20% những đứa trẻ có mức phơi nhiễm cao nhất với phốt phát hữu cơ khi đang được mang thai thấp hơn 7 điểm so với nhóm 20% có mức phơi nhiễm thấp nhất.

Một nghiên cứu khác của trường Columbia University theo dõi trên các gia đình thu nhập thấp người da đen và người gốc Mỹ Latinh. Theo nhóm nghiên cứu này, cứ 4,6 picrogram chlorpyrifos trên 1 gram máu của người phụ nữ khi mang thai thì gây giảm 1,4% điểm IQ và giảm 2,8% điểm đo trí nhớ của đứa trẻ. 

Kết quả nghiên cứu từ một nhóm đa dạng sắc tộc hơn những gia đình của thành phố New York được tuyển chọn bởi trường Mount Sinai School of Medicine đã chỉ ra gene di truyền là nhân tố cơ bản đối với nguy cơ phơi nhiễm thuốc trừ sâu. Những đứa trẻ bị tác động lớn nhất thường có người mẹ mang một biến thể gene làm chậm việc phá vỡ các hữu cơ phốt phát. Biến thể này hiện diện trong khoảng một phần ba dân số Mỹ, theo Stephanie Engel, người đứng đầu nhóm nghiên cứu trường University of North Carolina tại Chapel Hill.

Một kết quả khác từ nghiên cứu của bà này cho thấy: những đứa trẻ thể hiện mức giảm IQ nhiều hơn nếu như chúng xuất xứ từ những gia đình từng sử dụng thuốc trừ sâu phốt phát hữu cơ khi người mẹ đang mang thai – ngay cả khi nước tiểu của người mẹ vào thời điểm kiểm định có thành phần phân rã từ phốt phát hữu cơ tương tự như của những người mẹ khác có con với mức điểm đánh giá nhận thức cao hơn. Các thành phần phân rã từ phốt phát hữu cơ không độc hại, mà chỉ có vai trò giả định là thể hiện mức phơi nhiễm với thuốc trừ sâu của người mẹ, Engel lưu ý. Vì vậy, sự xuất hiện của các thành phần phân rã từ phốt phát hữu cơ ở những người mẹ có đứa trẻ ít bị ảnh hưởng hơn có lẽ là do người mẹ chỉ tiếp xúc với những thành phần phân rã này thay vì bị phơi nhiễm với thuốc trừ sâu phốt phát hữu cơ.

Cả 3 nghiên cứu được công bố online hôm 21 tháng 4 trên tạp chí Environmental Health Perspectives.

“Cả 3 nghiên cứu có những kết quả trùng khớp với mức độ đáng ngạc nhiên”, nhận xét từ Bruce Lanphear, trường Simon Fraser University ở Vancouver. Và điều này đáng lo ngại, ông nói, vì giảm tới 7 điểm IQ là “chuyện nghiêm trọng”. Thực ra thì một nửa của 7 điểm IQ đã là chuyện nghiêm trọng, đặc biệt khi nó xảy ra trên một diện rộng dân cư.”

Mỗi điểm IQ thấp đi làm tăng thêm thiệt hại thu nhập của một cá nhân trong suốt cuộc đời, ông nói – và thậm chí, làm tăng thêm chi phí giáo dục và những chi phí khác để giải quyết các vấn đề về hành vi và thiểu năng xảy ra trong thời niên thiếu của con người.
                   (Janet Raloff, Science News)

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)