
Văn học Việt về cyborg (người-máy): Hoa cúc xanh trên đầm lầy
Những dấu vết đầu tiên của văn học viễn tưởng về đề tài người – máy (cyborg) trong văn học Việt Nam có thể được tìm thấy từ khoảng năm 1988 với vở kịch Hoa cúc xanh trên đầm lầy của Lưu Quang Vũ. Trong vở kịch này, sự tự tin tuyệt đối vào tri thức và trí tuệ như một độc quyền của riêng con người được đẩy lên ở mức cao nhất. Tuy nhiên, niềm tin truyền thống về việc chế tạo và sử dụng công nghệ nhằm chinh phục tự nhiên và cải thiện đời sống nhân loại cũng bị đặt câu hỏi.

Trong một dòng ý thức
Có đôi điều dường như một số người đọc Nguyễn Thúy Hằng thường bỏ qua, là tính chất giản dị thuần khiết của ngôn từ và giọng điệu kể chuyện rõ nét.

Những bài học thuộc lòng một thuở
Dân miền Nam, ở lứa tuổi xấp xỉ hàng sáu như chúng tôi, cứ mỗi lần bạn bè tụ họp trà dư tửu hậu thì thường trao đổi với nhau về đủ thứ chuyện trên đời. Nếu có ôn lại quãng đời đi học xa xưa, thì lại thường hay…

KTS Võ Trọng Nghĩa đoạt giải Nhà thiết kế tiên phong
Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa là một trong 10 gương mặt được tạp chí chuyên về kiến trúc Architectural Record (Mỹ) trao giải Nhà thiết kế tiên phong 2012.

Hiện thực, đơn thể, đa thể, phức thể
Thành phố Montréal đa văn hóa tựa như một không gian phủ nhiều lớp gương, nhiều loại gương, nó tạo cơ hội cho mình vượt ra khỏi chính mình, tự thấy ra được “cái chính mình” từ bao nhiêu những góc cạnh khác nhau, từ bé nhỏ đến lớn lao.

“Người kể chuyện”
Việc Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn 2012 đã gây ra nhiều ý kiến phản đối ở phương Tây và trong giới bất đồng chính kiến người Hoa, chủ yếu xoay quanh thái độ chính trị của Mạc Ngôn. Trong bối cảnh…

Cần thay đổi cái nhìn về thời kỳ thuộc địa
Đầu năm tới, phim tài liệu Công Binh – đêm đen dài của Đông Dương (Cong Binh, la longue nuit Indochinoise) do đạo diễn gốc Việt – Lâm Lê thực hiện dựa trên cuốn sách của nhà báo Pháp Pierre Daum sẽ ra mắt khán giả. Nhân dịp này, nhà…

Siêu gọn
Bây giờ (và sau này) người càng lúc càng đông đúc, nguyên liệu đang cạn kiệt, một người sử dụng bất cứ cái gì quá mức vừa phải (bất kể khả năng tài chánh thế nào) là bị những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường coi là vô…

“mật thư”
Nguyễn Thế Hoàng Linh tự giới thiệu mật thư, tập thơ lục bát mới nhất của anh, trong đó có những bài “chỉn chu” và cả những bài “thể nghiệm”.

Một phát hiện mới của âm nhạc
Daniil Trifonov [1991] là một phát hiện mới của âm nhạc. Ở tuổi 21, anh đã chiến thắng tại Cuộc thi Piano Quốc tế Tchaikovsky ở Moscow [giải nhất, giải đặc biệt, giải do khán giả bình chọn, và giải Nghệ sĩ trình diễn concerto của Mozart xuất  sắc  nhất]…

Như sinh cùng với đất
Châm ngôn chất chứa tinh thần của câu chuyện về những người nông dân làng Lipce trong cuốn tiểu thuyết đồ sộ này là: Tất cả mọi việc của chúng ta ngày lại ngày vẫn thế… một câu hát dân gian mà sốt ruột quá bà già bỗng cất lên…